Sáng chế là một trong những đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ, bao gồm và không giới hạn ở kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu, bí mật kinh doanh, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý và sơ đồ mạch tích hợp bán dẫn. Các sản phẩm được phát minh được pháp luật bảo vệ dưới hình thức bằng độc quyền sáng chế. Để pháp luật bảo hộ đối với sáng chế cần phải đáp ứng một số điều kiện nhất định. Bài viết dưới đây của Luật sư X sẽ đề cập đến quy định về “Điều kiện bảo hộ đối với sáng chế 2023” bạn đọc có thể tham khảo thêm.
Căn cứ pháp lý
Tại sao phải bảo hộ đối với sáng chế?
Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với sáng chế là một việc làm có ý nghĩa rất quan trọng. Nó giúp chủ sở hữu xác lập độc quyền của mình đối với sáng chế đó, ngăn chặn hành vi xâm phạm sáng chế.
- Bằng độc quyền sáng chế là cơ sở để chứng minh quyền sở hữu của chủ sở hữu đối với sáng chế.
Khi chủ sở hữu phát hiện ra có hành vi làm nhái hoặc bắt chước sáng chế nhằm mục đích chuộc lợi hoặc cạnh tranh với thương hiệu của chủ sở hữu thì họ có quyền yêu cầu các cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, điều tra và xử lý hành vi vi phạm.
- Đăng ký sáng chế giúp chủ sở hữu tăng lợi thế cạnh tranh, sức mạnh thị trường và kiếm được nhiều lợi nhuận hơn vì:
Bằng độc quyền sáng chế cho phép chủ sở hữu khẳng định trước các nhà bán sỉ, nhà phân phối rằng không có bất kì chủ thể nào khác trên thị trường được phép sản xuất, buôn bán, sử dụng, phân phối sản phẩm nếu không có sự đồng ý của chủ sở hữu. Điều này có thể giảm bớt sự cạnh tranh, tăng doanh số bán hàng, và nếu tiếp thị đúng cách, chủ sở hữu có thể tính giá sản phẩm cao hơn vì các đối thủ cạnh tranh khác đã bị ngăn cấm cung cấp sản phẩm tương tự.
- Sáng chế tạo thêm nguồn thu nhập mới cho chủ sở hữu bằng cách nhượng quyền sử dụng sáng chế hoặc chuyển nhượng sáng chế.
- Việc được cấp văn bằng bảo hộ sáng chế giúp chủ sở hữu dễ dàng trong việc khai thác giá trị thương mại của sáng chế đó. Khi chủ sở hữu được Nhà nước xác nhận có quyền sở hữu hợp pháp đối với sáng chế thì chủ sở hữu sẽ nhận được sự tin tưởng của bên mua khi chuyển nhượng sáng chế đó.
- Sáng chế giúp chủ sở hữu huy động vốn và thu hút các nhà đầu tư tiềm năng:
Bằng độc quyền sáng chế có thể được mua, bán hoặc chuyển nhượng quyền sử dụng để giúp chủ sở hữu huy động vốn dễ dàng, nhanh chóng, hiệu quả. Bằng độc quyền sáng chế cũng có thể được sử dụng làm tài sản thế chấp để vay vốn ngân hàng.
- Sáng chế cũng có thể được sử dụng như một công cụ để mặc cả về giá trong cuộc thương lượng về cấp phép sử dụng với đối thủ cạnh tranh hoặc khi doanh nghiệp đang bị cáo buộc xâm phạm độc quyền sáng chế của người khác
- Có vai trò quan trọng trong việc bán hàng kết hợp, cụ thể là:
Khi khách hàng đi đến cửa hàng để mua một sản phẩm, người đó thường muốn mua thêm các sản phẩm có liên quan khác. Tương tự, khi một khách hàng bị hấp dẫn bởi sự cải tiến về sản phẩm được bảo hộ độc quyền sáng chế, doanh số bán hàng của các sản phẩm không được bảo hộ sáng chế có thể cũng tăng theo. Điều này xảy ra khi sản phẩm được bảo hộ sáng chế là một bộ phận cấu thành của một sản phẩm phức tạp hơn hoặc sản phẩm được bảo hộ độc quyền sáng chế được bán kèm với các sản phẩm khác.
- Bằng độc quyền sáng chế mở rộng quyền tự do hoạt động của doanh nghiệp trên thị trường, bảo vệ chính mình trước danh mục sáng chế của đối thủ cạnh tranh.
- Chủ sở hữu có thể sử dụng bằng độc quyền sáng chế để truyền tải tín hiệu về năng lực công nghệ cao hơn, khả năng sáng tạo lớn hơn và hiệu suất hoạt động cao hơn trong chiến lược tiếp thị, quảng cáo và thương hiệu.
Điều kiện bảo hộ đối với sáng chế được quy định như thế nào?
Theo Điều 58 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định điều kiện chung đối với sáng chế cụ thể:
“Điều 58 Điều kiện chung đối với sáng chế được bảo hộ
- Sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền sáng chế nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Có tính mới;
b) Có trình độ sáng tạo;
c) Có khả năng áp dụng công nghiệp. - Sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền giải pháp hữu ích nếu không phải là hiểu biết thông thường và đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Có tính mới;
b) Có khả năng áp dụng công nghiệp.”
Các điều kiện bảo hộ đối với sáng chế được quy định chi tiết dưới đây, cụ thể:
Căn cứ theo Điều 60 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 2 Điều 2 Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2019, khoản 19 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022 tính mới của sáng chế là:
- Sáng chế được coi là có tính mới nếu không thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Bị bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn đăng ký sáng chế hoặc trước ngày ưu tiên trong trường hợp đơn đăng ký sáng chế được hưởng quyền ưu tiên;
- Bị bộc lộ trong đơn đăng ký sáng chế khác có ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên sớm hơn nhưng được công bố vào hoặc sau ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên của đơn đăng ký sáng chế đó.
- Sáng chế được coi là chưa bị bộc lộ công khai nếu chỉ có một số người có hạn được biết và có nghĩa vụ giữ bí mật về sáng chế đó.
- Sáng chế không bị coi là mất tính mới nếu được người có quyền đăng ký quy định tại Điều 86 của Luật này hoặc người có được thông tin về sáng chế một cách trực tiếp hoặc gián tiếp từ người đó bộc lộ công khai với điều kiện đơn đăng ký sáng chế được nộp tại Việt Nam trong thời hạn mười hai tháng kể từ ngày bộc lộ.
- Quy định tại khoản 3 Điều này cũng áp dụng đối với sáng chế được bộc lộ trong đơn đăng ký sở hữu công nghiệp hoặc văn bằng bảo hộ sở hữu công nghiệp do cơ quan quản lý nhà nước về sở hữu công nghiệp công bố trong trường hợp việc công bố không phù hợp với quy định của pháp luật hoặc đơn do người không có quyền đăng ký nộp.
Theo Điều 61 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 2 Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2019) quy định về trình độ sáng tạo của sáng chế, như sau:
- Sáng chế được coi là có trình độ sáng tạo nếu căn cứ vào các giải pháp kỹ thuật đã được bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc dưới bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn hoặc trước ngày ưu tiên của đơn đăng ký sáng chế trong trường hợp đơn đăng ký sáng chế được hưởng quyền ưu tiên, sáng chế đó là một bước tiến sáng tạo, không thể được tạo ra một cách dễ dàng đối với người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực kỹ thuật tương ứng.
- Giải pháp kỹ thuật là sáng chế được bộc lộ theo quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 60 của Luật này không được lấy làm cơ sở để đánh giá trình độ sáng tạo của sáng chế đó.
Và tại Điều 62 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định về khả năng áp dụng công nghiệp của sáng chế như sau: Sáng chế được coi là có khả năng áp dụng công nghiệp nếu có thể thực hiện được việc chế tạo, sản xuất hàng loạt sản phẩm hoặc áp dụng lặp đi lặp lại quy trình là nội dung của sáng chế và thu được kết quả ổn định.
Thủ tục đăng ký sáng chế tại Việt Nam năm 2023
Một đơn đăng ký sáng chế sau khi được nộp và tiếp nhận bởi Cục SHTT sẽ trải qua 02 giai đoạn thẩm định:
∗ Thẩm định hình thức: trong thời gian 01 tháng kể từ ngày nộp hồ sơ, Cục SHTT sẽ kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ về hình thức. Nếu hợp lệ, Cục SHTT sẽ ra Thông báo chấp nhận đơn hợp lệ và Công bố đơn đăng ký:
– Trong tháng thứ 19 kể từ ngày ưu tiên hoặc ngày nộp đơn (nếu đơn không có ngày ưu tiên) hoặc trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày chấp nhận đơn hợp lệ, tùy theo ngày nào muộn hơn;
– Trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày Cục Sở hữu trí tuệ nhận được yêu cầu công bố sớm hoặc kể từ ngày chấp nhận đơn hợp lệ, tùy theo ngày nào muộn hơn.
∗ Thẩm định nội dung: Việc thẩm định nội dung sáng chế được Cục Sở hữu trí tuệ thực hiện trong thời hạn 18 tháng, kể từ ngày công bố đơn nếu yêu cầu thẩm định nội dung được nộp trước ngày công bố đơn hoặc kể từ ngày nhận được yêu cầu thẩm định nội dung nếu yêu cầu đó được nộp sau ngày công bố đơn.
Kết thúc giai đoạn này, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra thông báo kết quả thẩm định nội dung đến Người nộp đơn đăng ký, theo đó, nếu sáng chế đáp ứng điều kiện thì được cấp Bằng độc quyền sáng chế. Trường hợp sáng chế không đáp ứng về trình độ sáng tạo nhưng đáp ứng điều kiện về tính mới và có khả năng áp dụng công nghiệp thì Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra thông báo sửa đổi đơn để được xem xét cấp Bằng độc quyền Giải pháp hữu ích. Trường hợp sáng chế không đáp ứng điều kiện về tính mới hoặc không có khả năng áp dụng công nghiệp thì sáng chế sẽ bị từ chối hoàn toàn.
Mời bạn xem thêm
- Giấy phép xây dựng màn hình quảng cáo ngoài trời năm 2023
- Thủ tục cấp lại Bằng Tổ quốc ghi công năm 2023
- Thủ tục mua nhà ở xã hội năm 2023 như thế nào?
- Theo quy định 2023, nhà ở xã hội có được thế chấp không?
Thông tin liên hệ
Luật sư X đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Điều kiện bảo hộ đối với sáng chế”. Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến Đăng ký bảo hộ thương hiệu Bắc Giang. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
Câu hỏi thường gặp
Hồ sơ đăng ký sáng chế sẽ được nộp tới cơ quan đăng ký, hồ sơ đăng ký bao gồm những tài liệu sau:
– Tờ khai (đơn) đăng ký bảo hộ sáng chế theo mẫu chung (02 bản được soạn thảo và ký bởi chủ đơn hoặc người được chủ đơn ủy quyền);
– Bản mô tả sáng chế bao gồm 03 phần (i) phần mô tả (ii) yêu cầu bảo hộ sáng chế (iii) hình vẽ/sơ đồ (nếu có)
(i) Phần mô tả bao gồm các nội dung sau đây:
Tên sáng chế hoặc giải pháp hữu ích đăng ký;
Lĩnh vực sử dụng sáng chế/giải pháp hữu ích;
Tình trạng kỹ thuật của lĩnh vực sử dụng sáng chế/giải pháp hữu ích;
Bản chất kỹ thuật của sáng chế/giải pháp hữu ích;
Mô tả vắn tắt các hình vẽ kèm theo (nếu có);
Mô tả chi tiết các phương án thực hiện sáng chế/giải pháp hữu ích;
Ví dụ thực hiện sáng chế/giải pháp hữu ích;
Những lợi ích (hiệu quả) có thể đạt được].
Bản mô tả sáng chế/giải pháp hữu ích
(ii) Yêu cầu bảo hộ sáng chế: Sau phần mô tả sẽ là yêu cầu bảo hộ, lưu ý yêu cầu bảo hộ cần ngắn ngọn, rõ ràng và phải chứng minh được tính mới của của đối tượng được bảo hộ.
(iii) Hình vẽ hoặc sơ đồ (nếu có) sẽ được tách riêng thành từng phần (theo từng trang)
– Bản tóm tắt sáng chế đăng ký:
– Chứng từ lệ phí khi nộp đơn đăng ký sáng chế
Ngoài tài liệu trên, trường hợp chủ đơn sử dụng dịch vụ đăng ký sáng chế của tổ chức dịch vụ sẽ cần thêm Giấy ủy quyền đăng ký.
+ Địa chỉ nộp đơn đăng ký sáng chế tại Hà Nội
Phòng đăng ký – Cục sở hữu trí tuệ
Địa chỉ: 384-386, đường Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội.
Tổng đài: (04) 3858 3069, (04) 3858 3425, (04) 3858 3793, (04) 3858 5156
+ Địa chỉ nộp đơn đăng ký sáng chế tại Hà Chí Minh
Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Hồ Chí Minh
Địa chỉ: Lầu 7, tòa nhà Hà Phan, 17/19 Tôn Thất Tùng, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh.
+ Địa chỉ nộp đơn đăng ký sáng chế tại thành phố Đã Nẵng
Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Đà Nẵng:
Địa chỉ: Tầng 3, số 135 Minh Mạng, phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng.
Chi phí đăng ký sáng chế là khoản phí chủ đơn đăng ký cần nộp cho Cục sở hữu trí tuệ để làm căn cứ thẩm định đơn đăng ký. Chi phí sẽ được tính như sau:
– Lệ phí nộp đơn: 150.000VNĐ
– Phí thẩm định hình thức: 180.000VNĐ/01 điểm yêu cầu bảo hộ độc lập;
– Phí thẩm định hình thức từ trang thứ 7 bản mô tả trở đi: 8.000VNĐ/01 trang;
– Phí công bố đơn: 120.000VNĐ;
– Phí công bố từ hình thứ 2 trở đi: 60.000VNĐ/hình;
– Phí thẩm định yêu cầu hưởng quyền ưu tiên (nếu có): 600.000VNĐ/01 đơn ưu tiên;
– Phí tra cứu thông tin nhằm phục vụ quá trình thẩm định: 600.000VNĐ/01 điểm yêu cầu bảo hộ độc lập;
– Phí thẩm định nội dung: 720.000VNĐ/01 điểm yêu cầu bảo hộ độc lập;
– Phí thẩm định nội dung từ trang thứ 7 bản mô tả trở đi: 32.000VNĐ/01 trang
Lưu ý: Chi phí đăng ký nêu trên là lệ phí chính thức (phí nhà nước) cho việc đăng ký sáng chế và KHÔNG bao gồm phí dịch vụ đăng ký sáng chế trong trường hợp khách hàng sử dụng dịch vụ đăng ký.