Cùng với sự phát triển bùng nổ của công nghệ số, nhu cầu sử dụng dịch vụ trung gian thanh toán của các tổ chức, cá nhân ngày càng gia tăng. Ví dụ: Thanh toán thông qua ứng dụng ngân hàng điện tử, ví điện tử, dịch vu thu hộ, chi hộ … Nhu cầu gia tăng, ngày càng có nhiều đơn vị, tổ chức kinh doanh cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán. Vậy, điều kiện cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán được quy định như thế nào? Các loại dịch vụ trung gian thanh toán phổ biến hiện nay là gì?… Để làm rõ những thắc mắc này, mời bạn đọc cùng tìm hiểu một số nội dung tư vấn của LSX về vấn đề “Điều kiện cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán” thông qua bài viết dưới đây.
Dịch vụ trung gian thanh toán là gì?
Trong thời đại 4.0- thời đại của công nghệ đố, việc tích hợp hình thức trung gian thanh toán vào mô hình kinh doanh đã trở thành xu hướng phát triển kinh doanh hiện nay. Trong những năm gần gần đây, người tiêu dùng không khó để bắt gặp những dịch vụ trung gian thanh toán qua các sàn thương mại điện tử hoặc các website mua sắm. Những hình thức trung gian thanh toán phổ biến như: thanh toán điện tử, thu hộ, chi hộ, ví điện tử, …
Tại Khoản 10 Điều 6 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam định nghĩa dịch vụ trung gian thanh toán như sau: “Dịch vụ trung gian thanh toán là hoạt động làm trung gian kết nối, truyền dẫn và xử lý dữ liệu điện tử các giao dịch thanh toán giữa tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán và người sử dụng dịch vụ thanh toán.”
Điều kiện cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán
Dịch vụ trung gian thanh toán là một trong những loại hình dịch vụ có liên quan đến chính sách tiền tệ quốc gia và được điều chỉnh bởi Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cũng như những văn bản hướng dẫn thi hành. Do đó, để một tổ chức, đơn vị không phải là ngân hàng hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thánh toán phải được Nhà nước kiểm soát chặt chẽ thông qua việc đáp ứng các điều kiện cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán. Điều này có thể hạn chế tình trạng các đối tượng lợi dụng dịch vụ trung gian thanh toán để trục lợi, thực hiện các hành vi vi phạm quy định pháp luật như: rửa tiền, chiếm đoạt tài sản, … đồng thời, bảo đảm tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng dịch vụ.
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 15 Nghị định 101/2012/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 80/2016/NĐ-CP và Nghị định 16/2019/NĐ-CP ) quy định về điều kiện cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán của các tổ chức không phải là ngân hàng như sau:
“a) Có giấy phép thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp;
b) Có Đề án cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán được cấp có thẩm quyền theo quy định tại Điều lệ của tổ chức phê duyệt, trong đó tối thiểu phải có các nội dung:
(i) Quy trình nghiệp vụ kỹ thuật của dịch vụ đề nghị cấp phép, gồm: Tên, phạm vi cung ứng, đối tượng khách hàng, điều kiện sử dụng, sơ đồ và diễn giải các bước thực hiện nghiệp vụ, quy trình dòng tiền từ lúc khởi tạo giao dịch đến lúc quyết toán nghĩa vụ giữa các bên liên quan;
(ii) Cơ chế đảm bảo khả năng thanh toán, gồm: Cơ chế mở và duy trì số dư tài khoản đảm bảo thanh toán, mục đích sử dụng tài khoản đảm bảo thanh toán;
(iii) Quy trình kiểm tra, kiểm soát nội bộ; quản lý rủi ro, đảm bảo an toàn, bảo mật; các nguyên tắc chung và quy định nội bộ về phòng, chống rửa tiền; quy trình và thủ tục giải quyết yêu cầu tra soát, khiếu nại, tranh chấp;
c) Có vốn điều lệ tối thiểu là 50 tỷ đồng;
d) Điều kiện về nhân sự: Người đại diện theo pháp luật, Tổng giám đốc (Giám đốc) của tổ chức đề nghị cấp phép phải có bằng đại học trở lên hoặc có ít nhất 03 năm làm việc trực tiếp tại một trong các lĩnh vực quản trị kinh doanh, kinh tế, tài chính, ngân hàng, luật;
Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc) và các cán bộ chủ chốt thực hiện Đề án cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán (gồm Trưởng phòng (ban) hoặc tương đương và các cán bộ kỹ thuật) có bằng cao đẳng trở lên về một trong các lĩnh vực kinh tế, tài chính, ngân hàng, công nghệ thông tin hoặc lĩnh vực chuyên môn đảm nhiệm;
đ) Điều kiện về kỹ thuật: Có cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật, hệ thống công nghệ thông tin, giải pháp công nghệ phù hợp với yêu cầu của hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán; hệ thống kỹ thuật dự phòng xây dựng độc lập với hệ thống chính đảm bảo cung cấp dịch vụ an toàn và liên tục khi hệ thống chính có sự cố và tuân thủ các quy định khác về đảm bảo an toàn, bảo mật hệ thống công nghệ thông tin trong hoạt động ngân hàng;
e) Đối với dịch vụ chuyển mạch tài chính, dịch vụ bù trừ điện tử, tổ chức cung ứng dịch vụ phải được một tổ chức thực hiện quyết toán kết quả bù trừ giữa các bên liên quan;
g) Đối với dịch vụ hỗ trợ dịch vụ thanh toán cho các khách hàng có tài khoản tại nhiều ngân hàng, tổ chức cung ứng dịch vụ phải kết nối với một tổ chức cung ứng dịch vụ chuyển mạch tài chính và dịch vụ bù trừ điện tử được Ngân hàng Nhà nước cấp phép để thực hiện chuyển mạch và xử lý bù trừ các nghĩa vụ phát sinh trong quá trình cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán của tổ chức;
h) Trong quá trình cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán phải có hệ thống thông tin kế toán quản trị đảm bảo theo dõi riêng được nguồn vốn, tài sản và xác định được kết quả của hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán.”
Các loại dịch vụ trung gian thanh toán phổ biến hiện nay
Hiện nay, có rất nhiều loại hình dịch vụ trung gian thanh toán. Tuy nhiên, pháp luật hiện hành của nước ta chỉ dừng lại ở việc công nhận hai loại dịch vụ trung gian thanh toán cơ bản bao gồm: Dịch vụ cung ứng hạ tầng thanh toán điện tử và Dịch vụ hỗ trợ dịch vụ thanh toán. Tại Điều 2 và Điều 3 Thông tư 39/2014/TT-NHNN liệt kê cụ thể các loại dịch vụ trung gian thanh toán phổ biến hiện nay như sau:
Thứ nhất, dịch vụ cung ứng hạ tầng thanh toán điện tử:
Dịch vụ cung ứng hạ tầng thanh toán điện tử có vai trò quan trọng trong sự phát triển của dịch vụ trung gian thanh toán nói chung và những dịch vụ hỗ trợ thanh toán khác nói riêng. Dịch vụ cung ứng hạ tầng thanh toán là dịch vụ tạo ra cơ sở hạ tầng kết nối để liên kết các chủ thể trong hoạt động thanh toán. Dịch vụ cung ứng hạ tầng thanh toán điện tử bao gồm những loại hình sau đây:
– Dịch vụ chuyển mạch tài chính: là dịch vụ cung ứng hạ tầng kỹ thuật để thực hiện việc kết nối, truyền dẫn và xử lý dữ liệu điện tử để thực hiện các giao dịch thanh toán thông qua ATM, POS, Internet, điện thoại di động và các kênh giao dịch điện tử khác giữa các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán và/hoặc giữa các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán.
– Dịch vụ bù trừ điện tử: là dịch vụ cung ứng hạ tầng kỹ thuật để thực hiện việc tiếp nhận, đối chiếu dữ liệu thanh toán và tính toán kết quả số tiền phải thu, phải trả sau khi bù trừ giữa các thành viên tham gia để thực hiện việc quyết toán cho các bên có liên quan. (Được sửa đổi bởi Khoản 1 Điều 1 Thông tư 23/2019/TT-NHNN).
– Dịch vụ cổng thanh toán điện tử: là dịch vụ cung ứng hạ tầng kỹ thuật để thực hiện việc kết nối giữa các đơn vị chấp nhận thanh toán và ngân hàng nhằm hỗ trợ khách hàng thực hiện thanh toán trong giao dịch thương mại điện tử, thanh toán hóa đơn điện tử và các dịch vụ thanh toán điện tử khác.
Thứ hai, dịch vụ hỗ trợ dịch vụ thanh toán
Song song với dịch vụ cung ứng hạ tầng điện tử, dịch vụ hỗ trợ dịch vụ thanh toán là một trong hai loại hình dịch vụ trung gian thanh toán cơ bản. Đối với loại hình này, đơn vi, tổ chức cung ứng dịch vụ sẽ có những phương tiện hỗ trợ cho dịch vụ thanh toán tại một/ một số khâu nhất định. Ví dụ: giao tiền, chuyển tiền, … Dịch vụ hỗ trợ dịch vụ thanh toán bao gồm 03 loại hình như sau:
– Dịch vụ hỗ trợ thu hộ, chi hộ: là dịch vụ hỗ trợ các ngân hàng thực hiện dịch vụ thu hộ, chi hộ cho khách hàng có tài khoản thanh toán, thẻ ngân hàng tại ngân hàng thông qua việc nhận, xử lý, gửi thông điệp dữ liệu điện tử và tính toán kết quả thu hộ, chi hộ; hủy việc thu hộ, chi hộ để quyết toán cho các bên có liên quan.
– Dịch vụ hỗ trợ chuyển tiền điện tử: là dịch vụ hỗ trợ việc tiếp nhận, truyền dẫn và xử lý dữ liệu trong các giao dịch chuyển tiền điện tử của ngân hàng hoặc được ngân hàng ủy thác.
– Dịch vụ Ví điện tử.
Hồ sơ cấp giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán
Đối với các tổ chức không phải ngân hàng muốn cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán phải xin cấp Giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán trên cơ sở đáp ứng các điều kiện cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán đã được phân tích tại phần 2 nêu trên. Hồ sơ cấp giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán được gửi tới Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Theo quy định tại Khoản 2 Điều 16 Nghị định 101/2012/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 80/2016/NĐ-CP), hồ sơ bao gồm những tài liệu sau đây:
“a) Đơn đề nghị cấp Giấy phép theo mẫu do Ngân hàng Nhà nước quy định;
b) Biên bản hoặc Nghị quyết họp Hội đồng thành viên, Hội đồng Quản trị (hoặc Đại hội cổ đông phù hợp với quy định tại Điều lệ hoạt động của tổ chức) thông qua Đề án cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán;
c) Đề án cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán;
d) Bản thuyết minh giải pháp kỹ thuật và Biên bản nghiệm thu thử nghiệm kỹ thuật với một tổ chức hợp tác;
đ) Hồ sơ về nhân sự: Sơ yếu lý lịch, bản sao được chứng thực hoặc bản sao được cấp từ sổ gốc hoặc bản sao kèm xuất trình bản chính để đối chiếu các văn bằng chứng minh năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của những người đại diện theo pháp luật, Tổng Giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng Giám đốc (Phó Giám đốc) và các cán bộ chủ chốt thực hiện Đề án cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán;
e) Giấy phép thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp, Điều lệ tổ chức và hoạt động của tổ chức (bản sao được chứng thực hoặc bản sao được cấp từ sổ gốc hoặc bản sao kèm xuất trình bản chính để đối chiếu).”
Phí dịch vụ trung gian thanh toán
Phí dịch vụ trung gian thanh toán là khoản tiền mà tổ chức, cá nhân phải chi trả cho tổ chức cung cấp dịch vụ trung gian thanh toán nhằm bù đắp chi phí và mang tính chất phục vụ khi sử dụng dịch vụ trung gian thanh toán của những tổ chức này. Để đảm bảo nguyên tắc tự do trong kinh doanh, pháp luật hiện hành cho phép các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán tự ấn định mức phí cung ứng dịch vụ nhưng phải niêm yết công khai các mức phí cung ứng dịch vụ đề người dùng nắm rõ các thông tin về phí cũng như để Nhà nước dễ dàng kiểm soát, quản lý.
Ngoài ra, Điều 17 Nghị định 101/2012/NĐ-CP quy định thêm: “Trong trường hợp hoạt động ngân hàng có diễn biến bất thường, để bảo đảm an toàn của hệ thống tổ chức tín dụng, Ngân hàng Nhà nước quy định cơ chế xác định phí dịch vụ thanh toán và phí dịch vụ trung gian thanh toán.”
Mời bạn xem thêm:
- Nguyên tắc lập cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam mới 2023
- Quy trình thanh toán séc diễn ra như thế nào?
- Quy trình thanh toán ủy nhiệm chi diễn ra như thế nào năm 2023
Trên đây là quan điểm của LSX về nội dung “Điều kiện cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán“. Bạn đọc có thể tham kháo để giải đáp thắc mắc của mình. Trong quá trình tìm hiểu nội dung bài viết hoặc các vấn đề pháp lý liên quan, nếu còn vướng mắc, hay liên hệ với chúng tôi để được giải đáp sớm nhất.
Căn cứ Khoản 3 Điều 16 Nghị định 101/2012/NĐ-CP, thời hạn của Giấy phép là 10 năm tính từ ngày tổ chức được Ngân hàng Nhà nước cấp Giấy phép.
Tổ chức được cấp phép sẽ bị thu hồi Giấy phép và phải chấm dứt hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán đối với một trong các trường hợp sau:
– Trong thời hạn 6 tháng kể từ ngày được cấp Giấy phép, tổ chức đó không tiến hành triển khai hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán được cấp phép mà không có lý do chính đáng;
– Trong thời hạn 3 tháng kể từ ngày Ngân hàng Nhà nước có văn bản thông báo cho tổ chức có vi phạm một trong các điều kiện quy định tại khoản 2, Điều 15 Nghị định 101/2012/NĐ-CP và phải thực hiện các biện pháp khắc phục nhưng tổ chức không khắc phục được;
– Tổ chức bị giải thể hoặc phá sản theo quy định của pháp luật liên quan
(Khoản 4 Điều 16 Nghị định 101/2012/NĐ-CP)
– Tổ chức cung ứng dịch vụ hỗ trợ thu hộ, chi hộ phải thỏa thuận với ngân hàng hợp tác về các biện pháp đảm bảo khả năng thanh toán cho việc cung ứng dịch vụ này, bao gồm việc mở tài khoản đảm bảo thanh toán cho dịch vụ hỗ trợ thu hộ, chi hộ hoặc duy trì khoản tiền ký quỹ hoặc các biện pháp đảm bảo khác.
– Tổ chức cung ứng dịch vụ Ví điện tử phải mở tài khoản đảm bảo thanh toán để đảm bảo cho việc cung ứng dịch vụ này. Tài khoản đảm bảo thanh toán cho dịch vụ Ví điện tử không được sử dụng chung với tài khoản đảm bảo thanh toán cho dịch vụ hỗ trợ thu hộ, chi hộ (nếu có) và phải tách bạch với các tài khoản thanh toán khác tại ngân hàng hợp tác.
– Tổ chức cung ứng dịch vụ Ví điện tử có nghĩa vụ duy trì tổng số dư trên tất cả các tài khoản đảm bảo thanh toán cho dịch vụ Ví điện tử mở tại các ngân hàng hợp tác không thấp hơn so với tổng số dư của tất cả các Ví điện tử của các khách hàng tại cùng một thời điểm.