Điều kiện hạn chế chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp là gì?

bởi Hương Giang
Điều kiện hạn chế chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp

Hiện nay, pháp luật nước ta cho phép cá nhân, tổ chức chuyển giao quyền sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp cho những cá nhân, tổ chức khác. Tuy nhiên, việc chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp phải được thực hiện theo đúng nguyên tắc đề ra và tuân thủ các điều kiện pháp luật quy định. Vậy cụ thể, theo quy định hiện hành, Điều kiện hạn chế chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp được quy định như thế nào? Có bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng đối với sáng chế không? Quy định về chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp hiện nay ra sao? Tất cả những câu hỏi này sẽ được Luật sư X giải đáp thông qua bài viết dưới đây, mời quý bạn đọc cùng tham khảo nhé.

Căn cứ pháp lý

Chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp là gì?

Chuyển giao quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp là việc chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp thuộc phạm vi quyền sử dụng của mình.

Chủ sở hữu quyền sở hữu công nghiệp là cá nhân, pháp nhân có quyền chuyển giao quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp cho cá nhân, pháp nhân khác có nhu cầu sử dụng. Theo nguyên tắc, thì chủ thể chuyển giao quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.

Quy định về chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp

Căn cứ chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp

  • Căn cứ chuyển quyền là căn cứ về việc bên chuyển nhượng có quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp cho bên nhận chuyển nhượng. Bao gồm các thông tin về: Tên sáng chế; Số văn bằng; Ngày cấp văn bằng; Chủ sở hữu văn bằng; Cơ quan cấp bằng
  • Các thông tin về căn cứ chuyển nhượng cần dựa trên Văn bằng bảo hộ đã được cấp

Phạm vi chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp

Phạm vi chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp bao gồm gồm giới hạn quyền sử dụng, giới hạn lãnh thổ;

  • Về quyền sử dụng: hai bên thỏa thuận về quyền sử dụng của bên nhận chuyển giao, phạm vi sử dụng của bên nhận chuyển giao, đưa ra các trường hợp hạn chế sử dụng
  • Giới hạn lãnh thổ: là quốc gia nơi bên chuyển giao được sử dụng, có thể một hoặc nhiều quốc gia trong số các quốc gia mà đối tượng bảo hộ được bảo hộ.

Giá chuyển giao quyền sử dụng quyền sở hữu công nghiệp

  • Bao gồm: giá, thời điểm thanh toán, phương thức thanh toán, thông tin thanh toán và thỏa thuận về chậm thanh toán
  • Xử lí trong trường hợp chậm thanh toán do các bên thỏa thuận về thời gian chậm thanh toán, lãi suất trả trong thời gian chậm, phạt hợp đồng.

Điều kiện hạn chế chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp

Điều kiện hạn chế chuyển giao quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp

Quy định về điều kiện hạn chế việc chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp như sau:

  • Quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý, tên thương mại không được chuyển giao.
  • Quyền sử dụng nhãn hiệu tập thể không được chuyển giao cho tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của chủ sở hữu nhãn hiệu tập thể đó.
  • Bên được chuyển quyền không được ký kết hợp đồng thứ cấp với bên thứ ba, trừ trường hợp được bên chuyển quyền cho phép.
  • Bên được chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu có nghĩa vụ ghi chỉ dẫn trên hàng hóa, bao bì hàng hóa về việc hàng hóa đó được sản xuất theo hợp đồng sử dụng nhãn hiệu.
  • Bên được chuyển quyền sử dụng sáng chế theo hợp đồng độc quyền có nghĩa vụ sử dụng sáng chế như chủ sở hữu sáng chế theo quy định tại khoản 1 Điều 136 của Luật này.

Điều kiện hạn chế quyền giao quyền sử dụng sáng chế

Quyền sử dụng sáng chế được chuyển giao theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải phù hợp với các điều kiện sau đây:

  • Quyền sử dụng được chuyển giao thuộc dạng không độc quyền;
  • Quyền sử dụng được chuyển giao chỉ được giới hạn trong phạm vi và thời hạn đủ để đáp ứng mục tiêu chuyển giao và chủ yếu để cung cấp cho thị trường trong nước, trừ trường hợp quy định tại điểm d khoản 1 Điều 145 của Luật này. Đối với sáng chế trong lĩnh vực công nghệ bán dẫn thì việc chuyển giao quyền sử dụng chỉ nhằm mục đích công cộng, phi thương mại hoặc nhằm xử lý hành vi hạn chế cạnh tranh theo quy định của pháp luật về cạnh tranh;
  • Người được chuyển giao quyền sử dụng không được chuyển nhượng quyền đó cho người khác, trừ trường hợp chuyển nhượng cùng với cơ sở kinh doanh của mình và không được chuyển giao quyền sử dụng thứ cấp cho người khác;
  • Người được chuyển giao quyền sử dụng phải trả cho người nắm độc quyền sử dụng sáng chế một khoản tiền đền bù thỏa đáng tùy thuộc vào giá trị kinh tế của quyền sử dụng đó trong từng trường hợp cụ thể phù hợp với khung giá đền bù do Chính phủ quy định.

Ngoài các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này, quyền sử dụng sáng chế được chuyển giao trong trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 137 của Luật này còn phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

  • Người nắm độc quyền sử dụng sáng chế cơ bản cũng được chuyển giao quyền sử dụng sáng chế phụ thuộc với những điều kiện hợp lý;
  • Người được chuyển giao quyền sử dụng sáng chế cơ bản không được chuyển nhượng quyền đó, trừ trường hợp chuyển nhượng cùng với toàn bộ quyền đối với sáng chế phụ thuộc.
Điều kiện hạn chế chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp
Điều kiện hạn chế chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp

Nội dung của hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp

Nội dung của hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp phải bao gồm các yếu tố:

  • Tên và địa chỉ đầy đủ của bên chuyển quyền và bên được chuyển quyền
  • Căn cứ chuyển giao quyền sử dụng
  • Dạng hợp đồng
  • Phạm vi chuyển giao, gồm giới hạn quyền sử dụng, giới hạn lãnh thổi
  • Thời hạn hợp đồng
  • Giá chuyển giao quyền sử dụng
  • Quyền và nghĩa vụ của bên chuyển quyền và bên được nhận quyền.

Để việc chuyển quyền sở hữu công nghiệp từ chủ sở hữu cho tổ chức, cá nhân khác có hiệu lực và được cơ quan nhà nước chấp thuận, cần phải nộp hồ sơ chuyển quyền sử dụng quyền sở hữu công nghiệp lên cơ quan có thẩm quyền để giải quyết.

Có bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng đối với sáng chế?

Trong một số trường hợp, việc chuyển giao quyền sử dụng đối với sáng chế là bắt buộc. Cụ thể:

1. Trong các trường hợp sau đây, quyền sử dụng sáng chế được chuyển giao cho tổ chức, cá nhân khác sử dụng theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định tại khoản 1 Điều 147 của Luật này mà không cần được sự đồng ý của người nắm độc quyền sử dụng sáng chế:

a) Việc sử dụng sáng chế nhằm mục đích công cộng, phi thương mại, phục vụ quốc phòng, an ninh, phòng bệnh, chữa bệnh, dinh dưỡng cho Nhân dân hoặc đáp ứng các nhu cầu cấp thiết của xã hội;

b) Người nắm độc quyền sử dụng sáng chế không thực hiện nghĩa vụ sử dụng sáng chế quy định tại khoản 1 Điều 136 và khoản 5 Điều 142 của Luật này sau khi kết thúc bốn năm kể từ ngày nộp đơn đăng ký sáng chế và kết thúc ba năm kể từ ngày cấp Bằng độc quyền sáng chế;

c) Người có nhu cầu sử dụng sáng chế không đạt được thỏa thuận với người nắm độc quyền sử dụng sáng chế về việc ký kết hợp đồng sử dụng sáng chế mặc dù trong một thời gian hợp lý đã cố gắng thương lượng với mức giá và các điều kiện thương mại thỏa đáng;

d) Người nắm độc quyền sử dụng sáng chế bị coi là thực hiện hành vi hạn chế cạnh tranh bị cấm theo quy định của pháp luật về cạnh tranh.

2. Người nắm độc quyền sử dụng sáng chế có quyền yêu cầu chấm dứt quyền sử dụng khi căn cứ chuyển giao quy định tại khoản 1 Điều này không còn tồn tại và không có khả năng tái xuất hiện với điều kiện việc chấm dứt quyền sử dụng đó không gây thiệt hại cho người được chuyển giao quyền sử dụng sáng chế.

Mời bạn xem thêm

Khuyến nghị

Luật sư X là đơn vị pháp lý đáng tin cậy, những năm qua luôn nhận được sự tin tưởng tuyệt đối của quý khách hàng. Với vấn đề Điều kiện hạn chế chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn luật dân sự Công ty Luật sư X luôn hỗ trợ mọi thắc mắc, loại bỏ các rủi ro pháp lý cho quý khách hàng.

Thông tin liên hệ

Luật sư X đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Điều kiện hạn chế chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp”. Ngoài ra, chúng tôi  có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến tư vấn pháp lý về quy định tạm ngừng kinh doanh. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.

Câu hỏi thường gặp

Hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp có hiệu lực bao lâu?

Hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp có hiệu lực theo thoả thuận giữa các bên, nhưng chỉ có giá trị pháp lý đối với bên thứ ba khi đã được đăng ký tại cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp.
Hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp mặc nhiên bị chấm dứt hiệu lực nếu quyền sở hữu công nghiệp của bên giao bị chấm dứt.

Phạm vi chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp được quy định ra sao?

Phạm vi chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp bao gồm gồm giới hạn quyền sử dụng, giới hạn lãnh thổ;
Về quyền sử dụng: hai bên thỏa thuận về quyền sử dụng của bên nhận chuyển giao, phạm vi sử dụng của bên nhận chuyển giao, đưa ra các trường hợp hạn chế sử dụng
Giới hạn lãnh thổ: là quốc gia nơi bên chuyển giao được sử dụng, có thể một hoặc nhiều quốc gia trong số các quốc gia mà đối tượng bảo hộ được bảo hộ.

Hồ sơ chuyển quyền đối với quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp gồm những gì?

Thành phần hồ sơ chuyển quyền đối với quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp bao gồm:
– 02 bản Tờ khai đăng ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp
– 02 bản hợp đồng (bản gốc hoặc bản sao hợp lệ); nếu hợp đồng làm bằng ngôn ngữ khác tiếng Việt thì phải kèm theo bản dịch hợp đồng ra tiếng Việt; hợp đồng có nhiều trang thì từng trang phải có chữ ký xác nhận của các bên hoặc đóng dấu giáp lai;
– Bản gốc văn bằng bảo hộ;
–  Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu về việc chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp, nếu quyền sở hữu công nghiệp tương ứng thuộc sở hữu chung;
–  Giấy ủy quyền (nếu nộp hồ sơ thông qua đại diện);
– Chứng từ nộp lệ phí

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm