Đổ dầu vào nguồn nước sinh hoạt bị phạt tù 7 năm và phạt tiền tới 12 tỷ

bởi

Những ngày vừa qua, người dân trên địa bàn các quận Hà Đông, Thanh Xuân, Hoàng Mai phát hiện nước sinh hoạt của một số hộ gia đình có mùi khét, hôi và có mùi hóa chất. Ngay lập tức các cơ quan chức năng có thẩm quyền đã vào cuộc điều tra và làm rõ sự việc. Hôm nay, UBND đã tổ chức buổi họp báo thông báo kết quả bước đầu của cuộc điều tra. Theo đó, bước đầu xác định nguyên nhân khiến nước sạch ở Hà Nội có mùi lạ là bởi một doanh nghiệp nào đó đổ trộm dầu thải gây ô nhiễm môi trường; làm ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn nước đầu vào của Nhà máy nước sạch sông Đà. Vậy hành vi đó có phải là một hành vi vi phạm pháp luật? Và chế tài xử phạt đối với người thực hiện hành vi đó ra sao? Luật sư X sẽ trả lời các câu hỏi trên trong bài viết sau đây

Cơ sở pháp lý

Nội dung tư vấn

Thế nào là hành vi gây ô nhiễm môi trường?

Môi trường bao gồm tất cả các yếu tố vật chất vô sinh và hữu sinh có tác động, ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới sức khỏe, đời sống của con người. Môi trường chính là thứ cung cấp cho chúng ta không gian và điều kiện sống. Hơn nữa môi trường còn cung cấp cho chúng ta những tư liệu để sản xuất nhưng đồng thời cũng là nơi chứa đựng chất thải mà chúng ta tạo ra. Nội hàm của khái niệm môi trường gồm có đất, nước, không khí, âm thanh, ánh sáng, sinh vật và các hình thái vật chất khác. Trong đó, nước là yếu tố quan trọng hơn cả vì thế giới này 75% là nước và nước giúp con người sinh tồn.

Với vai trò to lớn như vậy, môi trường cần được sự bảo vệ và có trách nhiệm của toàn nhân loại. Các quốc gia trên thế giới đều đang phải đối mặt với vấn đề ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu. Việt Nam cũng không đứng ngoài cuộc trong cuộc chiến “giữ lại một trái đất màu xanh”.

Tại khoản 1 Điều 4 Luật bảo vệ môi trường 2014 quy định rằng:

Bảo vệ môi trường là trách nhiệm và nghĩa vụ của mọi cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân”. Theo đó, pháp luật Việt Nâm quy định mọi thành phần trong xã hội, bất kể mọi cá nhân, tổ chức nào cũng phải có trách nhiệm chung tay bảo vệ môi trường.

Bên cạnh đó, Luật bảo vệ môi trường 2014 cũng nêu lên trách nhiệm của những người gây ô nhiễm môi trường rằng “Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân gây ô nhiễm, sự cố và suy thoái môi trường phải khắc phục, bồi thường thiệt hại và trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.”

Gây ô nhiễm môi trường phạm tội gì?

Hành vi ô nhiễm môi trường là hành vi xâm phạm và để lại tác động tiêu cực đến môi trường sống, làm môi trường trở nên độc hại. Nhằm góp phần bảo vệ môi trường một cách triệt để, có tính dăn đe cho xã hội, Bộ luật Hình sự hiện hành quy định tại Điều 235 về Tội Gây ô nhiễm môi trường. Phân tích các yếu tố cấu thành nên Tội Gây ô nhiễm môi trường cần phải xem xét toàn diện 4 yếu tố sau:

Về chủ thể tội gây ô nhiễm môi trường

Chủ thể của hành vi gây ô nhiễm môi trường không phải là chủ thể đặc biệt. Những người thực hiện hành vi phạm tội được quy định tại Điều 235 Bộ luật hình sự hiện hành thì đều có thể trở thành chủ thể của tội gây ô nhiễm môi trường. Ngoài ra, Bộ luật hình sự 2015 đã quy định pháp nhân thương mại cũng là đối tượng bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Do vậy, có công ty, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh có tư cách pháp nhân cũng có thể bị xử lý hình sự về tội danh này trong trường hợp có những hành vi gây ô nhiễm môi trường.

Về khách thể của tội gây ô nhiễm môi trường

Tội gây ô nhiễm môi trường là tội xâm phạm đến các quy định của Nhà nước về bảo vệ môi trường. Bao gồm tổng hợp tất cả các hành vi xâm phạm đến bầu khí quyển, nguồn đất, nguồn nước.

Về mặt chủ quan của tội gây ô nhiễm môi trường

Xét yếu tố lỗi đối với Tội gây ô nhiễm môi trường là lỗi cố ý. Người thực hiện hành vi phạm tội biết rõ và nhận thức được hành vi của mình gây hậu quả đối với môi trường.

Về mặt khách quan của tội gây ô nhiễm môi trường

Tội gây ô nhiễm môi trường là tội xâm phạm đến các quy định của Nhà nước về bảo vệ môi trường. Bao gồm tổng hợp tất cả các hành vi xâm phạm đến bầu khí quyển, nguồn đất, nguồn nước. Các hành vi như chôn, lấp, đổ, thải ra môi trường cấu thành tội phạm khi kèm theo một trong 3 trường hợp sau:

– Vượt quá quy chuẩn quốc gia về chất thải ở mức độ nghiêm trọng, con số cụ thể được quy định ở từng điều khoản của Điều 235

– Làm môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng

Hậu quả không còn là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm này, nếu hành vi gây ô nhiễm không khí chưa gây hậu quả nghiêm trọng thì người thực hiện hành vi đó vẫn có thể phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm này. Bởi hậu quả từ các hành vi gây ô nhiễm môi trường diễn ra trong một thời gian rất dài, và để lại hậu quả âm ỉ nên khó lòng đánh giá được trực tiếp trong một sớm một chiều.

Như vậy xét thấy hành vi lén lút đổ dầu vào đầu nguồn nước của sông Đà của một doanh nghiệp theo như xác định ban đầu của cơ quan chức năng là một hành vi vi phạm phát luật, gây hậu quả nghiêm trọng đối với môi trường. Do vậy, cá nhân và tổ chức gây ra hành vi nêu này sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Xử phạt hành vi đổ dầu vào nguồn nước

Cá nhân trực tiếp gây ra hành vi và tổ chức hoặc cá nhân chỉ đạo thực hiện hành vi đổ dầu vào nguồn nước sẽ đều phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 235 Bộ Luật hình sự hiện hành quy định như sau:

Điều 235. Tội gây ô nhiễm môi trường

1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:

a) Chôn, lấp, đổ, thải ra môi trường trái pháp luật từ 1.000 kilôgam đến dưới 3.000 kilôgam chất thải nguy hại có thành phần nguy hại đặc biệt vượt ngưỡng chất thải nguy hại theo quy định của pháp luật hoặc có chứa chất phải loại trừ theo Phụ lục A Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy hoặc từ 3.000 kilôgam đến dưới 10.000 kilôgam chất thải nguy hại khác;

b) Chôn, lấp, đổ, thải ra môi trường trái pháp luật từ 500 kilôgam đến dưới 1.000 kilôgam chất thải nguy hại có thành phần nguy hại đặc biệt vượt ngưỡng chất thải nguy hại theo quy định của pháp luật hoặc có chứa chất phải loại trừ theo Phụ lục A Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy hoặc từ 1.500 kilôgam đến dưới 3.000 kilôgam chất thải nguy hại khác nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

c) Xả thải ra môi trường từ 500 mét khối (m3) trên ngày đến dưới 5.000 mét khối (m3) trên ngày nước thải có thông số môi trường nguy hại vượt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường từ 05 lần đến dưới 10 lần hoặc từ 300 mét khối (m3) trên ngày đến dưới 500 mét khối (m3) trên ngày nước thải có thông số môi trường nguy hại vượt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường 10 lần trở lên;

d) Xả thải ra môi trường 500 mét khối (m3) trên ngày trở lên nước thải có thông số môi trường nguy hại vượt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường từ 03 lần đến dưới 05 lần hoặc từ 300 mét khối (m3) trên ngày đến dưới 500 mét khối (m3) trên ngày nước thải có thông số môi trường nguy hại vượt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường từ 05 lần đến dưới 10 lần hoặc từ 100 mét khối (m3) trên ngày đến dưới 300 mét khối (m3) trên ngày nước thải có thông số môi trường nguy hại vượt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường 10 lần trở lên nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

đ) Thải ra môi trường từ 150.000 mét khối (m3) trên giờ đến dưới 300.000 mét khối (m3) trên giờ khí thải có thông số môi trường nguy hại vượt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường từ 05 lần đến dưới 10 lần hoặc từ 100.000 mét khối (m3) trên giờ đến dưới 150.000 mét khối (m3) trên giờ khí thải có thông số môi trường nguy hại vượt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường 10 lần trở lên;

e) Thải ra môi trường 150.000 mét khối (m3) trên giờ trở lên khí thải có thông số môi trường nguy hại vượt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường từ 03 lần đến dưới 05 lần hoặc từ 100.000 mét khối (m3) trên giờ đến dưới 150.000 mét khối (m3) trên giờ khí thải có thông số môi trường nguy hại vượt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường từ 05 lần đến dưới 10 lần hoặc từ 50.000 mét khối (m3) trên giờ đến dưới 100.000 mét khối (m3) trên giờ khí thải có thông số môi trường nguy hại vượt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường 10 lần trở lên nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

g) Chôn, lấp, đổ, thải ra môi trường trái pháp luật chất thải rắn thông thường từ 100.000 kilôgam đến dưới 200.000 kilôgam hoặc từ 70.000 kilôgam đến dưới 100.000 kilôgam nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

h) Xả thải ra môi trường nước thải, chôn, lấp, đổ, thải ra môi trường chất thải rắn hoặc phát tán khí thải có chứa chất phóng xạ vượt giá trị liều từ 50 milisivơ (mSv) trên năm đến dưới 200 milisivơ (mSv) trên năm hoặc giá trị suất liều từ 0,0025 milisivơ (mSv) trên giờ đến dưới 0,01 milisivơ (mSv) trên giờ.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a) Chôn, lấp, đổ, thải ra môi trường trái pháp luật từ 3.000 kilôgam đến dưới 5.000 kilôgam chất thải nguy hại có thành phần nguy hại đặc biệt vượt ngưỡng chất thải nguy hại theo quy định của pháp luật hoặc có chứa chất phải loại trừ theo Phụ lục A Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy hoặc từ 10.000 kilôgam đến dưới 50.000 kilôgam chất thải nguy hại khác;

b) Xả thải ra môi trường từ 5.000 mét khối (m3) trên ngày đến dưới 10.000 mét khối (m3) trên ngày nước thải có thông số môi trường nguy hại vượt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường từ 05 lần đến dưới 10 lần hoặc từ 500 mét khối (m3) trên ngày đến dưới 5.000 mét khối (m3) trên ngày nước thải có thông số môi trường nguy hại vượt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường 10 lần trở lên;

c) Thải ra môi trường từ 300.000 mét khối (m3) trên giờ đến dưới 500.000 mét khối (m3) trên giờ khí thải có thông số môi trường nguy hại vượt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường từ 05 lần đến dưới 10 lần hoặc từ 150.000 mét khối (m3) trên giờ đến dưới 300.000 mét khối (m3) trên giờ khí thải có thông số môi trường nguy hại vượt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường 10 lần trở lên;

d) Chôn, lấp, đổ, thải ra môi trường trái pháp luật chất thải rắn thông thường từ 200.000 kilôgam đến dưới 500.000 kilôgam;

đ) Xả thải ra môi trường nước thải, chôn, lấp, đổ, thải ra môi trường chất thải rắn hoặc phát tán khí thải có chứa chất phóng xạ vượt giá trị liều từ 200 milisivơ (mSv) trên năm đến dưới 400 milisivơ (mSv) trên năm hoặc giá trị suất liều từ 0,01 milisivơ (mSv) trên giờ đến dưới 0,02 milisivơ (mSv) trên giờ;

e) Gây hậu quả nghiêm trọng.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

a) Chôn, lấp, đổ, thải ra môi trường trái pháp luật 5.000 kilôgam trở lên chất thải nguy hại có thành phần nguy hại đặc biệt vượt ngưỡng chất thải nguy hại theo quy định của pháp luật hoặc có chứa chất phải loại trừ theo Phụ lục A Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy hoặc 50.000 kilôgam trở lên chất thải nguy hại khác;

b) Xả thải ra môi trường 10.000 mét khối (m3) trên ngày trở lên nước thải có thông số môi trường nguy hại vượt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường từ 05 lần đến dưới 10 lần hoặc 5.000 mét khối (m3) trên ngày trở lên nước thải có thông số môi trường nguy hại vượt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường 10 lần trở lên;

c) Thải ra môi trường 500.000 mét khối (m3) trên giờ trở lên khí thải có thông số môi trường nguy hại vượt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường từ 05 lần đến dưới 10 lần hoặc 300.000 mét khối (m3) trên giờ trở lên khí thải có thông số môi trường nguy hại vượt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường 10 lần trở lên;

d) Chôn, lấp, đổ, thải ra môi trường trái pháp luật chất thải rắn thông thường 500.000 kilôgam trở lên;

đ) Xả thải ra môi trường nước thải, chôn, lấp, đổ, thải ra môi trường chất thải rắn hoặc phát tán khí thải có chứa chất phóng xạ vượt giá trị liều 400 milisivơ (mSv) trên năm trở lên hoặc giá trị suất liều 0,02 milisivơ (mSv) trên giờ trở lên;

e) Gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Như vậy, tùy từng mức độ nghiêm trọng của hành vi mà sẽ có những chế tài xử phạt cụ thể. Tuy nhiên có thể thấy đối với cá nhân phạm tội trong trường hợp này có thể bị áp dụng xử phạt tiền cao nhất tới 3 tỷ đồng hoặc ngồi tù tới 7 năm tù. Bên cạnh đó, đối với trường hợp các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh có tư cách pháp nhân thì sẽ bị xử phạt số tiền lên tới 12 tỷ đồng. Thậm chí là cấm hoạt động vĩnh viễn.

Hy vọng những thông tin Luật sư X cung cấp hữu ích với bạn đọc!

Để biết thêm thông tin chi tiết, tham khảo thêm dịch vụ tư vấn của Luật sư X hãy liên hệ 0833102102

Mời bạn xem thêm: Vứt rác bừa bãi bị xử phạt thế nào?

Câu hỏi thường gặp

Cho phép chôn 4000kg chất thải sai quy định bị xử lý thế nào?

Căn cứ khoản 1 Điều 236 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 quy định: Người nào có thẩm quyền mà cho phép chôn, lấp, đổ, thải trái quy định của pháp luật chất thải nguy hại có thành phần nguy hại đặc biệt vượt ngưỡng chất thải nguy hại theo quy định của pháp luật hoặc có chứa chất phải loại trừ Phụ lục A Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy từ 3.000 kilôgam đến dưới 5.000 kilôgam; thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

Cho phép chôn chất thải trái quy định pháp luật từ 02 lần trở lên bị xử lý thế nào?

Căn cứ khoản 2 Điều 236 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 quy định: Người nào có thẩm quyền mà cho phép chôn, lấp, đổ, thải trái quy định của pháp luật từ 02 lần trở lên chất thải nguy hại có thành phần nguy hại đặc biệt vượt ngưỡng chất thải nguy hại theo quy định của pháp luật hoặc có chứa chất phải loại trừ Phụ lục A Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy từ 3.000 kilôgam đến dưới 5.000 kilôgam; thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 05 năm.

Đưa chất thải vào lãnh thổ Việt Nam bị xử lý thế nào?

Căn cứ khoản 1 Điều 239 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017; người có hành vi vi phạm một trong các trường hợp sau đây;; thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
+ Đưa từ 1.000 kilôgam đến dưới 3.000 kilôgam chất thải nguy hại có thành phần nguy hại đặc biệt vượt ngưỡng chất thải nguy hại theo quy định của pháp luật hoặc có chứa chất phải loại trừ theo Phụ lục A Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy hoặc từ 3.000 kilôgam đến dưới 10.000 kilôgam chất thải nguy hại khác;
+ Đưa từ 70.000 kilôgam đến dưới 170.000 kilôgam chất thải khác.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm