Việc dọa người khác có thể nói chỉ đơn giản là một trò đùa. Đặc biệt là trong mùa Halloween; việc dọa nhau đã trở thành một truyền thống. Điều này không chỉ đem lại sự vui vẻ; tạo không khí cho ngày lễ. Tuy nhiên, không ít trường hợp; việc dọa người khác lại gây nên những hậu quả đáng tiếc. Vậy việc dọa người khác khiến người đó chết có phải giết người không? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết sau:
Căn cứ pháp lý
Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)
Các trường hợp có thể xảy ra trong việc dọa người khác khiến người đó chết
Theo đó, việc dọa người khác khiến người đó chết sẽ xảy ra 02 trường hợp: người dọa biết trước người bị dọa có khả năng sẽ chết; người dọa không viết trước người bị dọa có khả năng sẽ chết.
Trường hợp biết trước người bị dọa có khả năng sẽ chết
Có rất nhiều người bị các bệnh về tim; tâm thần; những người bị mắc bệnh này sẽ có điểm chung là có tâm lý yếu hơn người khác và dễ bị kích động. Ví dụ như người bị dọa là người bị hen suyễn; việc bị dọa khiến người bị hen suyễn lên cơn hen và chết.
Không chỉ trong những trường hợp này; còn có một số trường hợp khác mà người bị dọa là người hoàn toàn bình thường; nhưng do hoàn cảnh xung quanh mà người bị dọa không điều khiển được hành vi của bản thân dẫn đến chết người. Ví dụ như người dọa núp ở gần cột đèn giao thông đợi người bị dọa đến sẽ dọa. Khi đèn tín hiệu chuyển sang màu xanh dành cho người đi bộ; người bị dọa đi sang đường; khi gần đến cột đèn thì người dọa xồ ra hù khiến người bị dọa giật mình. Đúng lúc đó, đèn tín hiệu chuyển sang màu đỏ dành cho người đi bộ và màu xanh dành cho người sử dụng phương tiện giao thông khiến người bị dọa chết.
Điểm chung của những trường hợp này là người dọa phải có sự tiên liệu trước được hậu quả có thể xảy ra. Tuy nhiên, vì một lý do nào đó mà họ phớt lờ hậu quả này.
Trường hợp không biết trước người bị dọa có khả năng sẽ chết
Trái với trường hợp trên; đây là một trường hợp hoàn toàn ngẫu nhiên. Ví dụ như người bị dọa đang đứng gần một thanh sắt nhọn nhưng người đó không biết; người dọa xồ ra hù khiến người bị dọa mất thăng bằng ngã vào thanh sắt nhọn dẫn đến tử vong.
Có thể thấy, nếu thanh sắt mới xuất hiện tại vị trí đó; người dọa không biết thì đây sẽ là tình huống người dọa không biết trước người bị dọa có khả năng sẽ chết.
Ở trường hợp này; trách nhiệm hình sự đối với hành vi giết người sẽ không phát sinh.
Xử lý hình sự đối với hành vi dọa người khác khiến người đó chết
Tùy thuộc vào trường hợp mà hành vi dọa người khác khiến người đó chết có thể bị xử lý về tội giết người hoặc tội vô ý giết người.
Xử lý đối với tội giết người
Phạt tù từ 12 năm đến 20 năm; tù chung thân; tử hình trong trường hợp: giết 02 người trở lên; giết người dưới 16 tuổi; giết phụ nữ mà biết là có thai; giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân; giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình; giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại thực hiện một tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng; để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác; để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân; thực hiện tội phạm một cách man rợ; bằng cách lợi dụng nghề nghiệp; bằng cách lợi dụng nghề nghiệp; bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người; thuê giết người hoặc giết người thuê; có tính chất côn đồ; có tổ chức; tái phạm nguy hiểm; vì động cơ đê hèn.
Phạt tù từ 07 năm đến 15 năm trong trường hợp: có hành vi giết người không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này.
Xử lý đối với tội vô ý giết người
Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm; phạt tù từ 01 năm đến 05 năm trong trường hợp: vô ý làm chết người.
Phạt tù từ 03 năm đến 10 năm trong trường hợp: làm chết 02 người trở lên.
Xử lý hình sự đối với hành vi giết người vì bị dọa
Theo đó, hành vi giết người vì bị dọa có thể bị xử lý với hành vi giết người hoặc giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh. Hành vi giết người vì bị dọa có thể xử lý về tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh bởi việc dọa người khác có thể được đưa vào hành vi gây tổn hại tinh thần của người khác. Và đó là hành vi vi phạm pháp luật
Xử lý đối với tội giết người
Phạt tù từ 12 năm đến 20 năm; tù chung thân; tử hình trong trường hợp: giết 02 người trở lên; giết người dưới 16 tuổi; giết phụ nữ mà biết là có thai; giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân; giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình; giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại thực hiện một tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng; để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác; để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân; thực hiện tội phạm một cách man rợ; bằng cách lợi dụng nghề nghiệp; bằng cách lợi dụng nghề nghiệp; bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người; thuê giết người hoặc giết người thuê; có tính chất côn đồ; có tổ chức; tái phạm nguy hiểm; vì động cơ đê hèn.
Phạt tù từ 07 năm đến 15 năm trong trường hợp: có hành vi giết người không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này.
Xử lý đối với tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh
Phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm trong trường hợp: giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân đối với người đó; hoặc đối với người thân thích của người đó. Phạt tù từ 03 năm đến 07 năm trong trường hợp: đối với 02 người trở lên.
Có thể bạn quan tâm:
- Hành vi đe dọa giết người bị phạt tù bao nhiêu năm?
- Giết người trong khi thi hành công vụ bị phạt tù mấy năm theo quy định?
- Người dưới 16 tuổi giết người có phải chịu trách nhiệm hình sự.
- Giết người vì nghi bị trộm xe máy có bị phạt tù không?
- Giám định tâm thần đối với tội phạm giết người nhằm mục đích gì?
Thông tin liên hệ
Trên đây là quan điểm của Luật sư X về vấn đề “Dọa người khác khiến người đó chết có phải giết người không?“. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc giải đáp những vấn đề pháp lý khó khăn; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
Vì tình tiết tâm thần thường khó xác định là thật hay giả. Vậy nên, chỉ cần một người diễn đủ giỏi; hoàn toàn có thể lấy được giấy giám định tâm thần và trốn tránh trách nhiệm hình sự.
Trường hợp giết người do bị tấn công trước sẽ có thể được miễn trách nhiệm hình sự nếu như rơi vào trường hợp phòng vệ chính đáng. Trong trường hợp này; việc phòng vệ phải xảy ra hợp lý và phù hợp. Tức là nếu như người tấn công đã không còn khả năng gây nguy hiểm nhưng người bị tấn công vẫn thực hiện hành vi phòng vệ. Thì đó không được coi là phòng vệ chính đáng và sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.