Việt Nam tiến hành Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa với một xuất phát điểm thấp. Các nguồn lực kinh tế thì yếu kém, nhỏ lẻ. Đây là một trong những cản trở rất lớn đối với quá trình phát triển. Do đó, việc huy động và sử dụng nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là một bước tiến vô cùng quan trọng. Vậy FDI là gì? Tại sao nó lại mang lại những giá trị to lớn như vậy? Đặc điểm của doanh nghiệp FDI? Nếu bạn cũng đang có những thắc mắc như trên, Luật sư X sẽ giải thích tường tận cho bạn ngay trong bài viết này.
Căn cứ pháp lý
FDI là gì?
FDI là viết tắt của từ “ Foreign Direct Invesment” có nghĩa là đầu tư trực tiếp nước ngoài. Đây là hình thức kinh doanh của doanh nghiệp nền kinh tế này hoạt động trên lãnh thổ của nền kinh tế khác nhằm đạt được các lợi ích lâu dài và chiếm quyền quản lý thực sự doanh nghiệp.
Doanh nghiệp FDI là gì?
Trên thực tế, có nhiều các định nghĩa khác nhau, các góc nhìn khác nhau về doanh nghiệp FDI. Tuy nhiên, một cách khái quát và ngắn gọn nhất, có thể hiểu rằng: Doanh nghiệp FDI là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và sử dụng nguồn vốn này hầu hết trong các hoạt động kinh doanh của mình.
Khái niệm doanh nghiệp FDI là khái niệm chung, không phân biệt so sánh tỷ lệ vốn của bên nước ngoài góp là bao nhiêu. Có hai dạng doanh nghiệp FDI chủ yếu:
- Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài.
- Doanh nghiệp liên doanh giữa nước ngoài và các đối tác trong nước.
Đặc điểm của FDI
– Có khả năng đem lại lợi nhuận cho nhà đầu tư lớn
– Thúc đẩy các nước muốn có nhu cầu thu hút vốn FDI với hành lang pháp lý rõ ràng nhằm thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
– Theo pháp luật của mỗi quốc gia thì tỷ lệ vốn gọp giữa các nhà đầu tư có sự thay đổi cho phù hợp với lợi nhuận cũng như rủi ro gặp phải;
– Thu nhập của nhà đầu tư phụ thuộc và kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp;
– Các nước được đầu tư có cơ hội tiếp nhận được công nghệ tiên tiến từ các nhà đầu tư bởi các nước đầu tư sẽ đưa theo công nghệ của mình tới nơi muốn đầu tư
– Chủ đầu tư có quyền quyết định về tình hình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Đi theo đó là việc chịu trách nhiệm cũng như được hưởng quyền lợi từ quyết định của mình.
Vai trò của FDI
Tác động tích cực
Những tác động tích cực của FDI đem lại bao gồm:
– Do người nước ngoài là người trực tiếp điều hành, quản lí vốn nên họ có trách nhiệm cao và kỹ năng tốt.
– Khai thác được nguồn tài nguyên khoáng sản và nguồn lao động dồi dào. Tăng lượng việc làm và đào tạo nhân công chất lượng cao.
– Mở rộng thị trường tiêu thụ kéo theo đó là quy mô sản xuất rộng lớn, nâng cao sản xuất, giảm giá thành sản phẩm phù hợp với thu nhập của người tiêu dùng.
– Tránh được hàng rào bảo hộ mậu dịch và phí mậu dịch của nước tiếp nhận đầu tư.
– Bổ sung nguồn vốn cho phát triển kinh tế – xã hội trong nước, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
– Tạo nguồn thu ngân sách lớn cho cả hai bên.
Tác động tiêu cực
Dưới đây là những tác động tiêu cực điển hình do FDI gây ra:
– Phải đối mặt với nhiều gánh nặng trong môi trường mới về chính trị, xung đột vũ trang. Hay đơn thuần là những tranh chấp nội bộ, mâu thuẫn về những khác biệt trong tư duy truyền thống.
– Nếu doanh nghiệp thực hiện việc đầu tư ra nước ngoài thì trong nước sẽ mất đi nguồn vốn đầu tư. Gây khó khăn trong việc tìm vốn phát triển, áp lực giải quyết việc làm trong nước, do đó có thể dẫn tới nguy cơ suy thoái kinh tế.
– Các chính sách trong nước có thể bị thay đổi bởi khi đưa ra yêu cầu đầu tư, các nhà đầu tư thường có các biện pháp vận động Nhà nước theo hướng có lợi cho mình.
– Trong quá trình cạnh tranh giữa các doanh nghiệp sẽ có sự thay đổi liên tục của các luồng vốn dẫn đến cán cân kinh tế bị di chuyển theo.
Hi vọng bài viết giúp ích cho quý độc giả! Liên hệ với Luật sư X để sử dụng dịch vụ pháp lý nhanh chóng và tốt nhất: 0833102102
Câu hỏi thường gặp
Doanh nghiệp FDI có sự tham gia trực tiếp quản lý của nước ngoài, quyền quản lý phụ thuộc vào tỷ lệ góp vốn giữa hai bên. Tuy nhiên, đã là đầu tư vào Việt Nam thì đều là những pháp nhân của Việt Nam, ra đời; hoạt động và chịu sự chi phối từ nhiều hệ thống pháp luật của Việt Nam.
FDI được thực hiện thông qua việc xây dựng mới hay mua lại một phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp đang hoạt động; bằng việc mua cổ phiếu để thông tin xác nhận.
Về bản chất, FDI là sự gặp nhau về nhu cầu của hai bên; một bên là nhà đầu tư và bên còn lại là quốc gia tiếp nhận đầu tư