Đòi tiền người thân của con nợ có vi phạm pháp luật?

bởi MinhThu
Đòi tiền người thân của con nợ có vi phạm pháp luật?

Xin chào Luật sư X, tôi có 1 người em trai đang kinh doanh nông trại. Em tôi vay quá nhiều tiền để chơi nô đề cờ bạc, cá độ bóng độ dẫn đến vỡ nợ. Nay em tôi bỏ trốn, các chủ nợ đều đến nhà bố mẹ tôi đòi nợ thì chúng tôi mới biết em tôi ghi địa chỉ thường trú trong giấy nợ là địa chỉ nhà bố mẹ tôi. Hiện nay, ngày nào bố mẹ tôi cũng bị rất nhiều xã hội đen đến đòi nợ tinh thần luôn lo lăng bất an điều đó làm ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống hằng ngày của chúng tôi .

Vậy thưa luật sư những người đến đòi nợ đe dọa  chúng tôi có vi phạm pháp luật không ? Chúng tôi phải làm như thế nào để không bị quấy rối nữa ? Rất mong được Luật sư tư vấn xin cảm ơn!

Cảm ơn bạn đã quan tâm!  Bộ phận hỏi đáp luật dân sự văn phòng Luật sư X xin trả lời câu hỏi của bạn như sau:

Căn cứ pháp luật

  • Nghị định số 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính, phòng chống bạo lực gia đình
  • Bộ luật Dân sự 2015
  • Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015
  • Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015

Nội dung tư vấn

Cho vay tiền là một giao dịch dân sự phổ biến. Tuy nhiên, khi bên vay không trả nợ đúng hạn hoặc bỏ trốn nhiều chủ nợ đã phải tìm đến người thân của họ để đòi nợ. Vậy đòi nợ người thân của “con nợ” có vi phạm pháp luật hay không?

Điều 463 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về hợp đồng vay tài sản như sau:

Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định.

Theo điều 20 Bộ luật dân sự hiện hành, những người vay nợ kể trên là người có đầy đủ năng lực hành vi dân sự và tự chịu trách nhiệm về hành vi vay nợ của mình, người thân không phải chịu trách nhiệm. Việc các chủ nợ tìm đến nhà những người này đòi nợ là trái pháp luật,bạn có thể làm đơn yêu cầu cơ quan có thẩm quyền tại xã nơi bạn sinh sống để được giải quyết theo quy định của pháp luật.

Xem thêm:Những quy định về bảo lãnh thực hiện hợp đồng theo pháp luật dân sự hiện hành

Căn cứ vào khoản 1, 2 điều 5 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính, phòng chống bạo lực gia đình, hành vi của những chủ nợ trên được coi là tụ tập đông người gây mất trật tự công cộng và có cử chỉ thô bạo với người khác. Họ sẽ bị buộc dừng những hành vi trên lại và xử phạt hành chính, cụ thể:

Điều 5. Vi phạm quy định về trật tự công cộng

Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác;

b) Gây mất trật tự ở rạp hát, rạp chiếu phim, nhà văn hóa, câu lạc bộ, nơi biểu diễn nghệ thuật, nơi tổ chức các hoạt động thể dục, thể thao, lễ hội, triển lãm, hội chợ, trụ sở cơ quan, tổ chức, khu dân cư, trường học, bệnh viện, nhà ga, bến tàu, bến xe, trên đường phố, ở khu vực cửa khẩu, cảng hoặc ở nơi công cộng khác;

c) Thả rông động vật nuôi trong thành phố, thị xã hoặc nơi công cộng.

Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Đánh nhau hoặc xúi giục người khác đánh nhau;

b) Báo thông tin giả đến các cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

c) Say rượu, bia gây mất trật tự công cộng;

d) Ném gạch, đất, đá, cát hoặc bất cứ vật gì khác vào nhà, vào phương tiện giao thông, vào người, đồ vật, tài sản của người khác;

đ) Tụ tập nhiều người ở nơi công cộng gây mất trật tự công cộng;

e) Để động vật nuôi gây thiệt hại tài sản cho người khác;

g) Thả diều, bóng bay, chơi máy bay, đĩa bay có điều khiển từ xa hoặc các vật bay khác ở khu vực sân bay, khu vực cấm; đốt và thả “đèn trời”;

h) Sách nhiễu, gây phiền hà cho người khác khi bốc vác, chuyên chở, giữ hành lý ở các bến tàu, bến xe, sân bay, bến cảng, ga đường sắt và nơi công cộng khác.”.

Trong mọi trường hợp người thân của bên vay tài sản chỉ phải trả nợ thay trong trường hợp đã cam kết bảo lãnh cho khoản vay nhưng người được bảo lãnh lại không thực hiện đúng nghĩa vụ trả nợ. Cụ thể, Điều 335 quy định:

1. Bảo lãnh là việc người thứ ba (sau đây gọi là bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (sau đây gọi là bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (sau đây gọi là bên được bảo lãnh), nếu khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.

2. Các bên có thể thỏa thuận về việc bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh trong trường hợp bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.

Như vậy, khi đến hạn mà bên vay không trả nợ, nếu không có cam kết bảo lãnh, chủ nợ không không được phép đòi nợ, tài sản người thân của bên vay.

Trường hợp chủ nợ có hành vi đe dọa, uy hiếp hoặc dùng vũ lực ép buộc người thân của bên vay trả nợ. Tùy vào mức độ vi phạm, người thực hiện có thể bị phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Hành vi đe dọa, đòi nợ,quấy rối bố mẹ bạn của những người đòi nợ là vi phạm pháp luật , bạn có thể làm đơn yêu cầu cơ quan có thẩm quyền tại xã nơi bạn sinh sống để được giải quyết theo quy định của pháp luật.

Vậy làm thế nào để đòi nợ đúng Luật?

Để không vi phạm pháp luật, chủ nợ không được thực hiện một trong các hành vi: dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, uy hiếp tinh thần hoặc bắt giữ người vay trái pháp luật.

Chủ nợ có thể kiện ra tòa để đòi nợ:

Khi nợ đến hạn mà con nợ không trả, chủ nợ có quyền khởi kiện vụ án tại tòa án cấp quận huyện nơi bị đơn cư trú theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự. Chủ nợ phải chuẩn bị các chứng cứ chứng minh việc cho mượn và cam kết trả nợ của người vay.

Trong quá trình khởi kiện, chủ nợ có thể yêu cầu tòa án áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời nhằm tránh con nợ thực hiện một số hành vi lẩn tránh việc trả nợ.

Theo quy định tại điều 114 Bộ luật tố tụng dân sự, tòa án có thể phong tỏa tài sản của người vay nợ để đảm bảo cho việc giải quyết vụ việc.

Hi vọng rằng nội dung Luật sư tư vấn sẽ giúp ích được cho bạn đọc. Hãy liên hệ khi có nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý của Luật sư X:  0833 102 102

Câu hỏi thường gặp

[sc_fs_multi_faq headline-0=”h4″ question-0=”Bảo lãnh là gì?” answer-0=”Khái niệm và bản chất Căn cứ vào Điều 335 Bộ Luật Dân Sự 2015 như sau : 1. Bảo lãnh là việc người thứ ba (sau đây gọi là bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (sau đây gọi là bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (sau đây gọi là bên được bảo lãnh), nếu khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ. 2. Các bên có thể thỏa thuận về việc bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh trong trường hợp bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh. Như vậy Bảo lãnh, theo Bộ luật dân sự là “ biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự”. Ví dụ: Một ngân hàng cam kết sẽ thanh toán cho bên thụ hưởng của hợp đồng khoản đền bù trong phạm vi của số tiền được nêu rõ trong giấy bảo lãnh nếu bên đối tác không thực hiện được trách nhiệm của mình trong hợp đồng (bảo lãnh ngân hàng). Phạm vi bảo lãnh Bên bảo lãnh có thể cam kết bảo lãnh một phẩn hoặc toàn bộ nghĩa vụ cho bên được bảo lãnh. Nghĩa vụ bảo lãnh bao gồm cả tiền lãi trên nợ gốc, tiền phạt, tiền bồi thường thiệt hại, lãi trên số tiền chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Các bên có thể thỏa thuận sử dụng biện pháp bảo đảm bằng tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh. Trường hợp nghĩa vụ được bảo lãnh là nghĩa vụ phát sinh trong tương lai thì phạm vi bảo lãnh không bao gồm nghĩa vụ phát sinh sau khi người bảo lãnh chết hoặc pháp nhân bảo lãnh chấm dứt tồn tại. Có thể thấy Phạm vi bảo lãnh được xác định là giới hạn về nghĩa vụ ràng buộc giữa bên bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh trên cơ sở cam kết của bên bảo lãnh và sự chấp nhận cam kết của bên nhận bảo lãnh cho bên được bảo lãnh. Theo đó, giới hạn nghĩa vụ bên bảo lãnh phải thực hiện đối vối bên nhận bảo lãnh có thể là một phần hoặc toàn bộ. Vì xuất phát từ sự thỏa thuận của các chủ thể nên quan hệ pháp luật dân. sự thường rất đa dạng và phong phú. Trong các quan hệ pháp luật dân sự nói chung và quan hệ nghĩa vụ dân sự nói riêng, các chủ thể thỏa thuận để ràng buộc với nhau rất nhiều quyền cũng như nghĩa vụ. Thậm chí từ một nghĩa vụ ban đầu có thể làm phát sinh nhiều nghĩa vụ khác. Ví dụ: thỏa thuận trong hợp đồng vay, ngoài nghĩa vụ trả tiền vay của bên vay, các bên có thể thỏa thuận: Lãi trong hạn, lãi quá hạn, tiền phạt (khi có vi phạm), tiền … Với sự đa dạng này, pháp luật cũng đã dự liệu phạm vi bảo lãnh. Theo đó, nếu các bên không có thỏa thuận nào khác thì nghĩa vụ bảo lãnh bao gồm cả tiền lãi trên nợ gốc, tiền phạt, tiền bồi thường thiệt hại, lãi trên số tiền chậm trả. Nếu nghĩa vụ được bảo lãnh phát sinh trong tương lai thì phạm vi bảo lãnh không bao gồm nghĩa vụ phát sinh sau khi cá nhân là người bảo lãnh chết hoặc pháp nhân bảo lãnh chấm dứt hoạt động, bởi vì các chủ thể này không còn năng lực chủ thể trong các quan hệ pháp lụật nói chung và quan hệ bảo lãnh nói riêng. Thù lao Bên bảo lãnh được hưởng thù lao nếu bên bảo lãnh và bên được bảo lãnh có thoả thuận. Nhiều người cùng bảo lãnh Khi nhiều người cùng bảo lãnh một nghĩa vụ thì phải liên đới thực hiện việc bảo lãnh, trừ trường hợp có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định bảo lãnh theo các phần độc lập; bên có quyền có thể yêu cầu bất cứ ai trong số những người bảo lãnh liên đới phải thực hiện toàn bộ nghĩa vụ. Khi một người trong số những người bảo lãnh liên đới đã thực hiện toàn bộ nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh thì có quyền yêu cầu những người bảo lãnh còn lại phải thực hiện phần nghĩa vụ của họ đối với mình.” image-0=”” headline-1=”h4″ question-1=”Vay nợ rồi bỏ trốn?” answer-1=”Điều 175. Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản 1. Người nào thực hiện một trong những hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 4.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 4.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại hoặc tài sản có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả; b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm: a) Có tổ chức; b) Có tính chất chuyên nghiệp; c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng; d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức; đ) Dùng thủ đoạn xảo quyệt; e) Tái phạm nguy hiểm. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm: a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; b) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội. 4. Phạm tội chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm. 5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. ” image-1=”” count=”2″ html=”true” css_class=””]

Bình chọn bài viết

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm