Sau khi nhận được tin Từ 6h ngày 21/9, UBND TP Hà Nội nới lỏng giãn cách xã hội; mở cửa trở lại nhiều hoạt động kinh doanh dịch vụ; chúng tôi đã nhận được rất nhiều câu hỏi về vấn đề ra vào Thành phố Hà Nội như: Đối tượng nào được phép ra vào Hà Nội sau ngày 21/9? Người dân muốn ra vào Hà Nội cần phải có những giấy tờ gì?
Xin chào Luật sư! Tôi hiện đang ở Bắc giang; sau khi nghe tin ngày 21/9 Hà Nội nới lỏng giãn cách xã hội; tôi muốn lên Hà Nội để tiếp tục công việc của mình. Luật sư cho tôi hỏi: Sau ngày 21/9 thì Đối tượng nào được phép ra vào Hà Nội khi nới lỏng giãn cách? Tôi muốn lên Hà Nội thì cần phải chuẩn bị những giấy tờ gì? Rất mong nhận được sự phản hồi của luật sư. Tôi xin cảm ơn
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến chúng tôi. Luật sư X sẽ giải đáp thắc mắc của bạn như sau:
Căn cứ pháp lý
Chỉ thị 15/CT-TTg quyết liệt thực hiện đợt cao điểm phòng, chống dịch
Những hoạt động nào được mở lại khi Hà Nội nới lỏng giãn cách
Ttừ 6h ngày 21/9, Hà Nội sẽ áp dụng Chỉ thị 15; và một số biện pháp cao hơn cũng như cho phép nhiều hoạt động, dịch vụ được mở cửa trở lại: cắt tóc gội đầu, dịch vụ rửa xe, shipper công nghệ..
Các cơ sở cung ứng hàng hóa, dịch vụ thiết yếu, siêu thị, chợ, cửa hàng tiện lợi, siêu thị mini, cửa hàng tạp hóa; cửa hàng kinh doanh hoa, quả, trái cây; chuỗi kinh doanh nông sản thực phẩm trên địa bàn; cửa hàng thuốc, trang thiết bị y tế, vật tư tiêu hao phục vụ khám chữa bệnh; và phòng chống dịch, dịch vụ khám chữa bệnh; ngân hàng, kho bạc.
Các cơ sở kinh doanh dịch vụ trực tiếp liên quan đến hoạt động ngân hàng; và bổ trợ doanh nghiệp, chứng khoán, bưu chính, viễn thông; dịch vụ hỗ trợ vận chuyển, xuất, nhập khẩu hàng hóa, cơ sở cai nghiện, cơ sở bảo trợ xã hội; cửa hàng cắt tóc, gội đầu, dịch vụ kinh doanh, sửa chữa, rửa xe ô tô, xe máy; phương tiện giao thông, điện tử, điện lạnh và đồ gia dụng; cơ sở kinh doanh văn phòng phẩm, sách, thiết bị, đồ dùng học tập; cửa hàng kinh doanh vật tư, vật liệu xây dựng; hoạt động kinh doanh trên các sàn điện tử thương mại, sử dụng dịch vụ giao hàng trực tuyến; cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống (chỉ bán hàng mang về) và đóng cửa trước 21h hàng ngày.
Shipper phải đáp ứng điều kiện gì khi đi giao hàng sau ngày 21/9?
Xe mô tô, xe hai bánh vận chuyển bưu gửi, hàng hóa đang được phép hoạt động; cho phép xe mô tô, xe hai bánh tham gia ứng dụng công nghệ được phép hoạt động. Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ vận chuyển bằng xe mô tô, xe hai bánh có ứng dụng công nghệ; chỉ được phép bố trí không quá 50% số lượng phương tiện hoạt động.
Người giao hàng phải được tiêm ít nhất 1 mũi vaccine phòng COVID 19; khai báo y tế hàng ngày trên ứng dụng VN-AID hoặc website: suckhoe.dancuquocgia.gov.vn; chịu trách nhiệm thực hiện nghiêm ngặt các biện pháp phòng chống dịch COVID-19 theo quy định. Thời gian hoạt động từ 09h00 đến 22h00 hàng ngày; (áp dụng cho cả xe mô tô, xe hai bánh đang được phép hoạt động và xe tham gia ứng dụng công nghệ).
Thành phố yêu cầu tổ chức đám tang trong phạm vi gia đình, không quá 20 người; hạn chế các đoàn viếng, mỗi đoàn không quá 5 người.
Xem thêm: Không chịu đi xét nghiệm Covid 19 có bị phạt không?
Đối tượng nào được phép ra vào Hà Nội sau ngày 21/9
Đối tượng nào được phép ra vào Hà Nội sau ngày 21/9 “>Đối tượng nào được phép ra vào Hà Nội sau ngày 21/9. Trong thời gian tới, các chốt này vẫn thực hiện theo tinh thần Chỉ thị 16; kiểm soát chặt chẽ người ra vào thành phố. Riêng trong thành phố thì dừng phân vùng; và thực hiện nhuần nhuyễn theo Chỉ thị 15, Chỉ thị 16 và Chỉ thị 19.
Người ở tỉnh, thành khác vào thành phố làm việc; lao động trong các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp được phép hoạt động; cần có giấy xác nhận của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp theo mẫu.
Các cán bộ, nhân viên, người lao động có địa chỉ thường trú tại Hà Nội làm việc; lao động tại các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, thành phố khác. Nhóm này cần có giấy xác nhận là cán bộ, công nhân, người lao động của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, thành phố đó và giấy xác nhận của chính quyền nơi cư trú theo mẫu.
Các trường hợp ra, vào thành phố vì lý do công vụ, phòng chống dịch bệnh; ngoại giao, vận chuyển công nhân, chuyên gia. Để tham gia giao thông, nhóm này phải có các loại giấy tờ chứng minh việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ đó.
Người dân muốn ra vào vào Hà Nội cần giấy tờ gì?
Trường hợp người dân đi ra khỏi thành phố trước ngày 24/7 (thời điểm ban hành Chỉ thị số 17); muốn quay lại Hà Nội và người buôn bán hàng hóa thiết yếu từ các địa phương, tỉnh, thành khác vào Hà Nội; thì cần chuẩn bị căn cước công dân, các loại giấy tờ chứng minh việc buôn bán; kết quả xét nghiệm âm tính virus SARS-CoV-2 bằng phương pháp PCR (có giá trị trong vòng 3 ngày).
Trường hợp người ở tỉnh, thành khác đưa, đón bệnh nhân khám chữa bệnh; tại các cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn thành phố, lễ tang; đi sân bay Nội Bài để công tác (kể cả người đưa đón) cần chuẩn bị: Căn cước công dân, hộ chiếu, vé máy bay; kết quả xét nghiệm âm tính virus SARS-CoV-2 bằng phương pháp PCR có giá trị trong vòng 3 ngày. Trường hợp người đi khám chữa bệnh thì phải có hồ sơ bệnh án hoặc giấy ra viện, lịch trình vào, ra; địa đi.
Như vậy, có thể thấy rằng, những nhóm đối tượng thuộc các trường hợp nêu trên muốn ra, vào TP Hà Nội cần chuẩn bị; Chứng minh thư nhân dân hoặc căn cước công dân; giấy tờ chứng minh việc buôn bán; chứng minh việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ; giấy xác nhận của cơ quan đơn vị; kết quả xét nghiệm âm tính bằng phương pháp PCR…
Riêng phương tiện vận tải được ưu tiên “luồng xanh” cần đăng ký thẻ nhận diện. Tài xế và phụ lái cũng phải có giấy xét nghiệm âm tính còn hiệu lực.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Lây lan covid 19 cho người khác bị xử phạt như thế nào?
- Làm giả phiếu kết quả xét nghiệm Covid-19 bị xử lý thế nào?
- Buôn bán thiết bị y tế giả theo quy định bị xử phạt như thế nào?
Câu hỏi thường gặp
Hiện nay, việc xin giấy phép thông hành covid là điều mà rất nhiều người dân quan tâm. Giấy thông hành Covid 19 bạn có thể kể đến như: Giấy xét nghiệm âm tính với Covid-19; hay Giấy xác nhận cấp cho người lao động đi làm việc tại các đơn vị được phép mở cửa hoạt động khi giãn cách. Điều này sẽ tùy từng địa phương và tùy mức độ giãn cách; quãng đường di chuyển mà yêu cầu xuất trình giấy tờ khác nhau.
Còn đối với Giấy xét nghiệm âm tính với Covid-19, hiện tại người dân có thể đến các đơn vị được cấp phép xét nghiệm khẳng định Covid-19 để xét nghiệm và nhận kết quả.
Hiện nay có hai mức giá xét nghiệm covid 19 như sau:
Thứ nhất, xét nghiệm theo phương pháp RT-PCR: Bằng mức giá thanh toán bảo hiểm y tế theo quy định tại Công văn 4356/2021 của Bộ Y tế về việc hướng dẫn mức giá thanh toán chi phí thực hiện xét nghiệm COVID-19 với mức giá 734.000 đồng/mẫu
Thứ hai là xét nghiệm nhanh kháng nguyên: bằng giá dịch vụ được quy định; tại Phụ lục đính kèm Thông tư 13/2019/TT-BYT; và Thông tư 14/2014/TT-BYT của Bộ Y tế với mức giá 238.000 đồng/mẫu.
Trên đây là bài viết tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Đối tượng nào được phép ra vào Hà Nội sau ngày 21/9”. Hy vong bài viết có ích cho độc giả. Nếu cần tư vấn và hỗ trợ xin vui lòng liên hệ: 0833102102