Đơn không yêu cầu giám định thương tích mới

bởi Hương Giang
Đơn không yêu cầu giám định thương tích

Giám định thương tích là một trong những thủ tục cần thiết cho công tác điều tra của cơ quan có thẩm quyền. Căn cứ vào kết quả giám định có thể xác định được tính chất nguy hiểm của hành vi phạm tội và quyết định khung hình phạt cho hành vi phạm tội đó. Nhiều độc giả thắc mắc không biết người bị hại Có được từ chối giám định thương tích hay không? Mẫu đơn không yêu cầu giám định thương tích năm là mẫu nào? Bị hại từ chối giám định thương tích trong trường hợp bắt buộc giám định bị xử lý thế nào? Sau đây, Luật sư X sẽ làm rõ vấn đền này thông qua bài viết sau đây cùng những quy định liên quan. Hi vọng bài viết sẽ đem lại nhiều thông tin hữu ích cho quý bạn đọc.

Căn cứ pháp lý

Hiểu thế nào là giám định thương tích?

Thương tích là những dị tật đã được cơ quan có thẩm quyền xác định sau khi vết thương đã được điều trị.

  • Phần trăm thương tật có vai trò rất quan trọng trong một vụ án hình sự.
  • Tỷ lệ thương tật là căn cứ trực tiếp để truy cứu trách nhiệm hình sự.
  • Tỉ lệ này được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đưa ra kết luận giám định về bằng kiến thức chuyên môn, phương tiện, phương pháp khoa học, kỹ thuật.
  • Đây cũng là cơ sở để yêu cầu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người bị hại.

Lưu ý: Tránh việc nhầm lẫn giữa thương tật và thương tích khi thương tích là tình trạng vết thương trên cơ thể do bị tổn thương vì tai nạn, bom đạn hay do các hành vi phạm tội gây nên.

Theo Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 quy định tại Điều 205 và Điều 207 thì thời điểm có thể trưng cầu giám định xác định tỷ lệ thương tật bao gồm:

  • Khi đương sự hoặc người đại diện của họ có quyền đề nghị cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trưng cầu giám định những vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của họ, trừ trường hợp việc giám định liên quan đến trách nhiệm hình sự của người bị buộc tội.
  • Khi cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng xét thấy cần thiết việc phải tiến hành trưng cầu giám định.

Trong đó, Cơ quan tiến hành tố tụng theo quy định của Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 bao gồm Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án.

Có được từ chối giám định thương tích hay không?

Căn cứ theo khoản 4 Điều 62 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về bị hại, theo đó bị hại có nghĩa vụ như :

– Có mặt theo giấy triệu tập của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng; trường hợp cố ý vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan thì có thể bị dẫn giải;

– Chấp hành quyết định, yêu cầu của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.

Đồng thời, tại khoản 2 Điều 127 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về áp giải, dẫn giải, theo đó dẫn giải có thể áp dụng đối với một trong các trường hợp sau:

– Người làm chứng trong trường hợp họ không có mặt theo giấy triệu tập mà không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan;

– Người bị hại trong trường hợp họ từ chối việc giám định theo quyết định trưng cầu của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng mà không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan;

– Người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố mà qua kiểm tra, xác minh có đủ căn cứ xác định người đó liên quan đến hành vi phạm tội được khởi tố vụ án, đã được triệu tập mà vẫn vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan.

Như vậy, theo quy định nêu trên, bị hại có nghĩa vụ phải chấp hành quyết định, yêu cầu của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Nếu họ từ chối việc giám định theo quyết định trưng cầu của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng mà không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan thì sẽ bị dẫn giải.

Đơn không yêu cầu giám định thương tích năm 2022

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

……, ngày …. tháng…. năm 20…

ĐƠN XIN TỪ CHỐI GIÁM ĐỊNH THƯƠNG TẬT
(V/v: ……………………..)

Kính gửi : Công an……………………..…………….., Tỉnh ……………….
Cơ quan cảnh sát điều tra Công an …….………………..…
Viện kiểm sát nhân dân ……………………

Chúng tôi gồm:                     

1. Ông ………….., Sinh năm: ……………..

CMND số: ………….. cấp ngày …………………. do Công an ………………..

Địa chỉ: …………………………….

2. Bà …………………………, Sinh năm: …………………….

CMND số: …………………….. cấp ngày ……………….., do Công an ………… cấp.

Địa chỉ: …………………………………

Là ……………….của người bị ……………………………….

Nay chúng tôi làm đơn này xin được từ chối giám định thương tật của ………….. là anh …………………… trong vụ …………………. như sau:

Vào ngày …………………………………………………….

Hậu quả: …..…………………………………

Do vụ tai nạn xảy ra ngoài ý muốn nên sau khi xảy ra tai nạn hai bên đã gặp gỡ thương lượng và giải quyết để bồi thường. Theo đó, ………………………………. bồi thường cho gia đình chúng tôi thoả đáng.

Nay Chúng tôi làm đơn này xin được từ chối giám định thương tật của ……………… là ……………………………………… trong vụ tai nạn nêu trên và cam kết sẽ không có bất cứ đòi hỏi cũng như khiếu kiện gì về sau đối với vụ tai nạn nêu trên.

Chúng Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm trước Pháp luật về Đơn xin từ chối giám định thương tật này.

Kính mong Quý Cơ Quan tạo điều kiện giúp đỡ. Xin chân thành cảm ơn.

Người làm đơn

Tải về mẫu đơn không yêu cầu giám định thương tích

Trường hợp nào bắt buộc phải trưng cầu giám định thương tích?

Điều 205 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định về trưng cầu giám định như sau:
“Điều 205. Trưng cầu giám định
1. Khi thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 206 của Bộ luật này hoặc khi xét thấy cần thiết thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng ra quyết định trưng cầu giám định.

3. Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra quyết định trưng cầu giám định, cơ quan trưng cầu giám định phải giao hoặc gửi quyết định trưng cầu giám định, hồ sơ, đối tượng trưng cầu giám định cho tổ chức, cá nhân thực hiện giám định; gửi quyết định trưng cầu giám định cho Viện kiểm sát có thẩm quyền thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra”.
Theo quy định trên thì khi thuộc một trong các trường hợp sau đây hoặc khi xét thấy cần thiết thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng ra quyết định trưng cầu giám định:

  • Tình trạng tâm thần của người bị buộc tội khi có sự nghi ngờ về năng lực trách nhiệm hình sự của họ; tình trạng tâm thần của người làm chứng hoặc bị hại khi có sự nghi ngờ về khả năng nhận thức, khả năng khai báo đúng đắn về những tình tiết của vụ án;
  • Tuổi của bị can, bị cáo, bị hại nếu việc đó có ý nghĩa đối với việc giải quyết vụ án và không có tài liệu để xác định chính xác tuổi của họ hoặc có nghi ngờ về tính xác thực của những tài liệu đó;
  • Nguyên nhân chết người;
  • Tính chất thương tích, mức độ tổn hại sức khoẻ hoặc khả năng lao động;
  • Chất ma tuý, vũ khí quân dụng, vật liệu nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, tiền giả, vàng, bạc, kim khí quý, đá quý, đồ cổ;
  • Mức độ ô nhiễm môi trường.

Như vậy, căn cứ vào quy định tại Điều 205 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 thì tính chất thương tích và mức độ tổn hại cho sức khỏe của bị hại là trường hợp bắt buộc phải trưng cầu giám định. Do vậy, việc các cơ quan tiến hành tố tụng ra quyết định trưng cầu giám định đối với anh B là đúng theo quy định của pháp luật.
Một lưu ý là, việc các cơ quan tiến hành tố tụng ra quyết định trưng cầu giám định là một trong các hoạt động điều tra được quy định trong bộ luật hình sự. Hoạt động điều tra này không phụ thuộc vào ý chí của bị hại và bị hại phải có nghĩa vụ thực hiện quyết định trưng cầu giám định trên.

Bị hại từ chối giám định thương tích bị xử lý thế nào?

Đơn không yêu cầu giám định thương tích
Đơn không yêu cầu giám định thương tích

Điều 127 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định về dẫn giải như sau:
“Điều 127. Áp giải, dẫn giải
1. Áp giải có thể áp dụng đối với người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị buộc tội.
2. Dẫn giải có thể áp dụng đối với:
a) Người làm chứng trong trường hợp họ không có mặt theo giấy triệu tập mà không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan;
b) Người bị hại trong trường hợp họ từ chối việc giám định theo quyết định trưng cầu của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng mà không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan;
6. Không được bắt đầu việc áp giải, dẫn giải người vào ban đêm; không được áp giải, dẫn giải người già yếu, người bị bệnh nặng có xác nhận của cơ quan y tế”
Theo quy định trên, khi bị hại từ chối việc giám định theo quyết định trưng cầu của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng mà không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan thì các Cơ quan tiến hành tố tụng có thể ra quyết định dẫn giải để buộc người đó phải thực hiện quyết định trưng cầu giám định.

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ

Trên đây là những vấn đề liên quan đến “Đơn không yêu cầu giám định thương tích”. Luật sư X tự hào sẽ là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề cho khách hàng liên quan đến tư vấn pháp lý, thủ tục giấy tờ liên quan đến thủ tục cấp lại sổ đỏ cho người đã chết. Nếu quý khách hàng còn phân vân, hãy đặt câu hỏi cho Luật sư X thông qua số hotline 0833.102.102 chúng tôi sẽ tiếp nhận thông tin và phản hồi nhanh chóng.

Câu hỏi thường gặp

Thời điểm nào có thể trưng cầu giám định xác định tỷ lệ thương tật?

Theo Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 quy định tại Điều 205 và Điều 207 thì thời điểm có thể trưng cầu giám định xác định tỷ lệ thương tật bao gồm:
Khi đương sự hoặc người đại diện của họ có quyền đề nghị cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trưng cầu giám định những vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của họ, trừ trường hợp việc giám định liên quan đến trách nhiệm hình sự của người bị buộc tội.
Khi cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng xét thấy cần thiết việc phải tiến hành trưng cầu giám định.
Trong đó, Cơ quan tiến hành tố tụng theo quy định của Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 bao gồm Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án.

Thủ tục giám định thương tích thực hiện như thế nào?

Bước 1: Cơ quan có thẩm quyền ra quyết định trưng cầu giám định
Bước 2: Nhận và thực hiện giám định thương tích
– Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng hoặc người có yêu cầu giám định gửi quyết định, yêu cầu của mình đến tổ chức thực hiện giám định. (gửi hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện).
– Cơ quan, tổ chức được yêu cầu giám định có trách nhiệm giám định thương tật trong thời gian không quá 09 ngày kể từ ngày nhận được quyết định trưng cầu hoặc yêu cầu giám định. Nếu hết thời hạn trên mà không thể xác định được việc giám định thương tật thì phải kịp thời thông báo cho cơ quan ra quyết định trưng cầu hoặc người yêu cầu giám định bằng văn bản kèm theo lý do.
– Sau khi tiến hành giám định thương tật, cơ quan, tổ chức giám định phải có kết luận giám định trong đó ghi rõ kết quả xác định về tình trạng thương tích, tổn thương sức khỏe.
Bước 3: Thông báo kết quả giám định

Việc giám định lại được quy định như thế nào?

Theo Điều 211 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, quy định về việc giám định lại cụ thể như sau:
(1) Việc giám định lại được thực hiện khi có nghi ngờ kết luận giám định lần đầu không chính xác. Việc giám định lại phải do người giám định khác thực hiện.
(2) Cơ quan trưng cầu giám định tự mình hoặc theo đề nghị của người tham gia tố tụng quyết định việc trưng cầu giám định lại. Trường hợp người trưng cầu giám định không chấp nhận yêu cầu giám định lại thì phải thông báo cho người đề nghị giám định bằng văn bản và nêu rõ lý do.
(3) Trường hợp có sự khác nhau giữa kết luận giám định lần đầu và kết luận giám định lại về cùng một nội dung giám định thì việc giám định lại lần thứ hai do người trưng cầu giám định quyết định. Việc giám định lại lần thứ hai phải do Hội đồng giám định thực hiện theo quy định của Luật giám định tư pháp.”

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm