Luật cấm làm phiền lần đầu được áp dụng tại Tokyo vào năm 2008 để ngăn chặn những lời mời mọc phụ nữ vào làm việc trong ngành công nghiệp tình dục quá mức nhiệt tình của các hãng phim. Vậy pháp luật Việt Nam quy định như thế nào về vấn đề này? Đóng phim người lớn có nội dung khiêu dâm (mát mẻ) có được coi là hành vi vi phạm pháp luật hay không? Mức xử phạt là bao nhiêu nếu vi phạm biểu diễn phim đồ trụy? Hãy tham khảo bài dưới đây của Luật Sư X để rõ hơn điều đó.
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Quy định của pháp luật về đóng phim người lớn
Pháp luật cụ thể hóa các chế tài đối với hành vi làm ra, sao chép, lưu hành, vận chuyển… đối với phim người lớn (văn hóa phẩm đồi trụy). Quy định tại Điều 326 Bộ luật hình sự 2015. Về tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy.
Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm
Người nào làm ra, sao chép, lưu hành, vận chuyển, mua bán, tàng trữ nhằm phổ biến sách, báo, tranh, ảnh, phim, nhạc hoặc những vật phẩm khác có nội dung khiêu dâm, đồi trụy hoặc hành vi khác truyền bá vật phẩm đồi trụy thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Dữ liệu được số hóa có dung lượng từ 01 gigabyte (GB) đến dưới 05 gigabyte (GB);
- Sách in, báo in có số lượng từ 50 đơn vị đến 100 đơn vị;
- Ảnh bản giấy có số lượng từ 100 ảnh đến 200 ảnh;
- Phổ biến cho 10 người đến 20 người;
- Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
Phạt tù từ 03 năm đến 10 năm
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:
– Có tổ chức;
– Dữ liệu được số hóa có dung lượng từ 05 gigabyte (GB) đến dưới 10 gigabyte (GB);
– Sách in, báo in có số lượng từ 51 đơn vị đến 100 đơn vị;
– Ảnh bản giấy có số lượng từ 201 ảnh đến 500 ảnh;
– Phổ biến cho 21 người đến 100 người;
– Đối với người dưới 18 tuổi;
– Sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;
– Tái phạm nguy hiểm.
Phạt tù từ 07 năm đến 15 năm
– Dữ liệu được số hóa có dung lượng 10 gigabyte (GB) trở lên;
– Sách in, báo in có số lượng 101 đơn vị trở lên;
– Ảnh bản giấy có số lượng 501 ảnh trở lên;
– Phổ biến cho 101 người trở lên.
Có thể thấy rằng với vi phạm ở mức độ nhẹ thì tối đa là 3 năm tù. Tuy nhiên nếu vi phạm ở quy mô lớn thì mức phạt nghiêm trọng hơn. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Mặc dù ngành công nghiệp phim khiêu dâm là ngành công nghiệp phát triển ở nhiều quốc gia nhưng tại Việt Nam thì không được chấp nhận, nhất là việc sản xuất, lưu hành văn hóa phẩm đồi trụy (như phim ảnh người lớn).
Tham gia đóng phim người lớn tại nước ngoài có vi phạm pháp luật không?
Công dân Việt Nam tham gia đóng phim khiêu gợi nhằm sản xuất, lưu trữ, buôn bán văn hóa phẩm đồi trụy tại nước ngoài hoàn toàn có thể bị khởi tố như bình thường. Quy định này được cụ thể hóa tại Điều 6 BLHS 2015:
Điều 6. Hiệu lực của Bộ luật hình sự đối với những hành vi phạm tội ở ngoài lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
1. Công dân Việt Nam hoặc pháp nhân thương mại Việt Nam có hành vi phạm tội ở ngoài lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam mà Bộ luật này quy định là tội phạm, thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự tại Việt Nam theo quy định của Bộ luật này.
Quy định này cũng được áp dụng đối với người không quốc tịch thường trú ở Việt Nam.
Thông tin liên hệ Luật Sư X
Trên đây là nội dung tư vấn về Đóng phim người lớn có phạm pháp hay không? Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan. Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.
Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833.102.102
Câu hỏi thường gặp
Như vậy, xem phim 18+ không phạm tội. Nhưng nếu lưu trữ phim mang tính chất dâm ô thì sẽ bị xử phạt hành chính từ 30.000.000 – 50.000.000 đồng. Tối đa lên đến 15 năm tù nếu lưu quá nhiều và truyền bá nội dung này quá nhiều.
Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng. Đối với hành vi không nêu tên hoặc nêu không đúng tên người biểu diễn trên bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi mạo danh người biểu diễn để biểu diễn tác phẩm.
Trong trường hợp đoạn phim như vậy trực tiếp gây thiệt hại đến uy tín của Nhà trường. Có thể áp dụng các quy định về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được. Quy định tại Chương XX Bộ luật Dân sự để yêu cầu quyền lợi chính đáng cho mình.