Mâu thuẫn, xích mích giữa hàng xóm với nhau là điều thường xảy ra. Bán anh em xa, mua láng giềng gần; đó là lời dạy của các cụ đề cao tình làng nghĩa xóm. Nhưng tình làng nghĩa xóm nhiều khi cũng bị ảnh hưởng nặng nề; khi vì quá thân thiết mà bỏ qua sự lịch sự thường có. Nhiều trường hợp; nhiều người vì quá ức chế với sự soi mói của hàng xóm mà đã gây ra những hậu quả không đáng có. Vậy hành vi đốt nhà chứa rơm của hàng xóm có thể bị xử lý như thế nào? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết sau:
“Chiều 24/8; công an huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) đã điều tra làm rõ vụ việc hàng loạt nhà chứa rơm bị cháy. Từ 26/6 – 9/8; 1 nhà dân và 8 nhà chứa rơm bất ngờ bốc cháy khiến người dân địa phương hoang mang, lo lắng. Qua điều tra cho thấy; thủ phạm là nữ sinh NTT (14 tuổi, hiện đang là học sinh lớp 8). Tại cơ quan điều tra, T. đã khai nhận hành vi của mình là do một số hàng xóm có lời chê bai người thân trong gia đình nên T đốt rơm để trả thù. Hàng xóm của T đều không yêu cầu bồi thường.”
Căn cứ pháp lý
Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)
Thế nào là hành vi hủy hoại tài sản của người khác?
Hành vi hủy hoại tài sản của người khác là hành vi phá hoại; làm mất giá trị sử dụng tài sản của người khác.
Trách nhiệm hành chính đối với hành vi đốt nhà chứa rơm của hàng xóm
Theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 15 Nghị định 167/2013/NĐ-CP; hành vi đốt nhà chứa rơm của hàng xóm là hành vi hủy hoại tài sản của người khác. Hành vi này có thể bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
Trách nhiệm hình sự đối với hành vi đốt nhà chứa rơm của hàng xóm
Hành vi đốt nhà chứa rơm của hàng xóm có thể phải đối mặt với tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản. Theo đó; hành vi này có thể phải đối mặt với những mức hình phạt sau:
Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng; phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm; phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm trong trường hợp: đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này mà còn vi phạm; đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội; tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; tài sản là di vật, cổ vật.
Phạt tù từ 02 năm đến 07 năm trong trường hợp: có tổ chức; gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng; tài sản là bảo vật quốc gia; dùng chất nguy hiểm về cháy, nổ hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác; để che giấu tội phạm khác; vì lý do công vụ của người bị hại; tái phạm nguy hiểm.
Phạt tù từ 05 năm đến 10 năm trong trường hợp: gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
Phạt tù từ 10 năm đến 20 năm trong trường hợp: gây thiệt hại cho tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên.
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với hành vi đốt nhà chứa rơm của hàng xóm
Đối với trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với hành vi đốt nhà chứa rơm của hàng xóm; bên cạnh những mức bồi thường thiệt hại mà người phạm tội phải chịu. Thì trong trường hợp trẻ vị thành niên; ai phải chịu trách nhiệm bồi thường cũng là điều đáng được quan tâm.
Theo đó; tại Điều 586 BLDS năm 2015 quy định về chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại như sau:
- Người từ đủ 18 tuổi trở lên gây thiệt hại thì phải tự bồi thường.
- Người từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi gây thiệt hại thì tự bồi thường bằng tài sản của mình. Nếu không đủ, cha mẹ bồi thường phần còn thiếu.
- Người chưa đủ 15 tuổi gây thiệt hại, cha mẹ bồi thường. Nếu không đủ thì phải bồi thường bằng tài sản của mình.
Giải quyết tình huống
Hàng xóm của nữ sinh đốt nhà chứa rơm của hàng xóm đều đã thống nhất không nhận tiền bồi thường; nên nữ sinh không cần phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
Bên cạnh đó, hiện chưa có tổng tài sản thiệt hại. Tuy nhiên với 9 ngôi nhà bao gồm 1 nhà dân và 8 nhà chứa rơm thì có khả năng nữ sinh này sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên; hiện nữ sinh này mới 14 tuổi. Theo quy định tại Điều 12 BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017); người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng theo quy định tại Điều 123, 134, 141, 142, 143, 144, 150, 151, 168, 169, 170, 171, 173, 178, 248, 249, 250, 251, 252, 265, 266, 286, 287, 289, 290, 303, 304. Tội hủy hoại tài sản của người khác không nằm trong những tội trên.
Từ đó cho thấy; khả năng cao nữ sinh ngày chỉ bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng theo quy định của pháp luật.
Có thể bạn quan tâm:
- Hành vi ném bom xăng vào nhà người khác bị xử lý như thế nào?
- Đinh tặc sẽ phải chịu hình phạt như thế nào theo quy định pháp luật?
- Kiều nữ cào xước sơn xe Camry bằng chìa khóa sẽ bị xử lý như thế nào?
Thông tin liên hệ
Trên đây là quan điểm của Luật sư X về vụ việc “Đốt nhà chứa rơm của hàng xóm có thể bị xử lý như thế nào?“. Để biết thêm thông tin chi tiết về vụ việc hoặc giải đáp những vấn đề pháp lý khó khăn; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
Hành vi chiếm giữ trái phép tài sản là hành vi cố tình không trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc không giao nộp cho cơ quan có trách nhiệm tài sản hoặc tài sản là cổ vật, di vật bị giao nhầm hoặc do mình tìm được, bất được, sau khi chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc cơ quan có trách nhiệm yêu cầu được nhận lại tài sản đó.
Hành vi sử dụng trái phép tài sản là hành vi vì vụ lợi mà sử dụng trái phép tài sản của người khác.
Hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản là hành vi bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác.