Hành vi ném bom xăng vào nhà người khác bị xử lý như thế nào?

bởi HoangVinh
Hai đối tượng ném bom xăng vào nhà công an bị xử lý như thế nào?

Ngày 3/7, Công an huyện Hương Sơn nhận được tin báo; về việc tại thôn Tân Hồ, xã Tân Mỹ Hà, Hương Sơn; xảy ra vụ ném bom xăng vào nhà người dân. Qua xác minh, lực lượng công an đã xác minh ba đối tượng gồm L.V. H (SN 1989, trú thị trấn Đức Thọ); L.Đ.L và P.Đ.T đã thực hiện vụ ném bom xăng nói trên; vào nhà của một chiến sĩ công an N.V.C nhằm mục đích dằn mặt. Vậy Hai đối tượng ném bom xăng vào nhà công an có thể bị truy cứu về tội danh gì? Hãy cùng Luật sư X tham khảo bài viết; “Hai đối tượng ném bom xăng vào nhà công an bị xử lý như thế nào?

Căn cứ pháp lý

Bộ luật hình sự 2015

Nghị định 167/2013/NĐ-CP

Nội dung tư vấn

Hành vi ném bom xăng là hành vi vi phạm pháp luật

Hành vi ném bom xăng vào nhà người dân đang ở là hành vi hết sức nguy hiểm; có thể gây hỏa hoạn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tinh thần và đời sống; của người dân sống gần khu vực đó.

  • Nếu hành vi ném bom xăng gây thiệt hại về tài sản hoặc gây thương tích cho người khác; mà chưa đến mức chịu trách nhiệm hình sự thì bị xử phạt hành chính; theo quy định tại Điều 5, Điều 15, Nghị định 167/2013/NĐ-CP.
    Mức phạt tối đa với hành vi huỷ hoại tài sản người khác ;và xâm phạm sức khoẻ lần lượt là 5 triệu và 3 triệu đồng.
  • Nếu hành vi ném bom xăng gây thiệt hại về tài sản; từ 2 triệu đồng trở lên hoặc dưới 2 triệu đồng; nhưng thuộc một trong các trường hợp theo quy định tại Khoản 1, Điều 178, Bộ luật hình sự 2015; thì có thể bị xử lý hình sự về tội Huỷ hoại hoặc Cố ý làm hư hỏng tài sản người khác. Mức phạt cao nhất là 20 năm tù.

Điều 178. Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản

1. Người nào hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng, tài sản là di vật, cổ hoặc vật có giá trị lịch sử, văn hóa hoặc tài sản trị giá dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm

Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10 triệu đến 100 triệu; theo khung hình phạt bổ sung tại khoản 5 Điều 178 Bộ luật hình sự 2015.

Hành vi ném bom xăng vào nhà người khác bị xử lý như thế nào?

Tóm tắt vụ việc

Theo Công an tỉnh Hà Tĩnh; do mâu thuẫn trong việc đơn thư của mình không được giải quyết như ý muốn; nên L.V.H có thù tức với anh N.V.C – cán bộ Công an huyện Đức Thọ. H đã nhiều lần gọi điện và có lời nói đe dọa “sẽ xử lý theo luật rừng”, “chém” hoặc cảnh cáo anh N.V.C “giữ mạng của mình”.

Sau đó, H đã thuê L và T để  ném bom xăng vào nhà anh C. (ở thôn Tân Hồ, xã Tân Mỹ Hà, Hương Sơn) nhằm đe dọa, dằn mặt anh C.

Giải quyết vụ việc

  • Về đối tượng H, H có dấu hiệu phạm tội đe dọa giết người. Căn cứ theo khoản 2 Điều 133 Bộ luật hình sự, H có thể bị phạt tù lên đến 07 năm. Trong vụ án này, H đóng vai trò là chủ mưu, thêm vào đó lại có các tiền án cho nên có thể bị áp dụng mức phạt tù cao nhất là 07 năm.
  • Về phía đối tượng L và T, hai đối tượng cũng mang dấu hiệu phạm tội đe dọạ giết người theo Điều 133 Bộ luật hình sự. Tuy nhiên L và T đóng vai trò đồng phạm. Do đó, căn cứ Điều 58 Bộ luật Hình sự 2015  Tòa án phải xét đến tính chất của đồng phạm, tính chất và mức độ tham gia phạm tội của từng người đồng phạm để có hình phạt cụ thể với từng đối tượng.

“Điều 133. Tội đe dọa giết người

1. Người nào đe dọa giết người, nếu có căn cứ làm cho người bị đe dọa lo sợ rằng việc đe dọa này sẽ được thực hiện, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Đối với 02 người trở lên;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;
d) Đối với người dưới 16 tuổi;
đ) Để che giấu hoặc trốn tránh việc bị xử lý về một tội phạm khác.”

Ngoài ra, tùy theo mức độ thiệt hại của gia đình anh C, các đối tượng có thể bị truy cứu thêm tội danh hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản theo điều 178 Bộ luật hình sự 2015.

Liên hệ Luật sư X

Trên đây là nội dung tư vấn về;Hành vi ném bom xăng vào nhà người khác bị xử lý như thế nào?; Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan. Quý khách vui lòng liên hệ số điện thoại 0833102102  để được hỗ trợ, giải đáp.

Xem thêm:

Câu hỏi thường gặp

Đe dọa là gì?

Đe dọa là hành vi uy hiếp tinh thần người khác qua việc thông báo trước bằng những cách khác nhau sẽ làm hoặc không làm việc bất lợi cho họ hoặc cho người thân thích của họ nếu không thỏa mãn các đòi hỏi nhất định.

Gửi thư đe dọa người khác có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?

Căn cứ Điều 133 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 quy định về tội Đe dọa giết người có thể thì gửi thư đe dọa có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Hành vi vứt con có vi phạm pháp luật?

Về mặt pháp luật, tùy vào những điều kiện khách quan và chủ quan để có thể cấu thành những tội danh:
Giết, vứt bỏ con mới đẻ
Giết người
Vô ý làm chết người

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm