Các loại pháo tại thị trường Việt Nam, cụ thể là ở các sàn thương mại điện tử như Lazada, shopee… đều là những loại pháo không được cấp phép. Đốt pháo loại này sẽ bị xử phạt?
LSX xin đưa ra ý kiến tham khảo như sau
Căn cứ
- Bộ luật hình sự 2015
- Nghị định 167/2013/NĐ-CP
- Nghị định 96/2016/NĐ-CP
- Nghị định 36/2009/NĐ-CP
- Thông tư liên tịch 06/2008/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC
Nội dung tư vấn
Sơ lược về các loại pháo
Trước kia, tức là khi Bộ luật hình sự 2015 chưa có hiệu lực thì tất cả những loại pháo tại Việt Nam đều bị cấm. Tuy nhiên sau khi Bộ luật hình sự mới có hiệu lực thì chỉ có pháo nổ mới được coi là “Hàng cấm”, việc kinh doanh loại này được coi là buôn bán hàng cấm và xử lý theo pháp luật hình sự. Về loại pháo không nổ (pháo giấy, pháo sáng, pháo que…) sẽ không bị cấm nhưng buôn bán sẽ cần có điều kiện.
Để kinh doanh các loại pháo thường sẽ cần có những điều kiện nhất định được quy định tại Nghị định 36/2009/NĐ-CP, những điều kiện gồm an ninh trật tự, người đứng đầu cơ sở không tiền án … và đặc biệt là cơ sở kinh doanh phải trực thuộc bộ quốc phòng:
Điều kiện hoạt động kinh doanh áp dụng đối với một số ngành, nghề
Ngoài các điều kiện quy định tại Điều 7 và Điều 8 Nghị định này, cơ sở kinh doanh dưới đây phải đáp ứng các điều kiện sau:
5. Chỉ cơ sở kinh doanh thuộc Bộ Quốc phòng mới được kinh doanh các loại pháo.
Như thông tin tôi tìm hiểu thì hiện tại Bộ Quốc Phòng mới sản xuất pháo hoa; chưa sản xuất pháo thường, pháo nhỏ cầm tay. Mặt khác việc nhập khẩu cũng phải được cấp phép nên hầu hết pháo tại Việt Nam vào qua đường tiểu ngạch, không hóa đơn chứng từ; không được phép sử dụng nên người mua khi đốt pháo sẽ bị xử phạt như thường.
Những loại pháo được sử dụng được quy định tại Điều 5 Nghị định 36/2009/NĐ-CP đó là:
Điều 5. Các loại pháo, sản phẩm pháo được sử dụng
1. Pháo hoa do Bộ Quốc phòng sản xuất, nhập khẩu để tổ chức bắn pháo hoa đã được Thủ tướng Chính phủ cho phép.
2. Pháo hoa do tổ chức, cá nhân nước ngoài được Thủ tướng Chính phủ Việt Nam cho phép và được Bộ Công an cấp giấy phép mang vào Việt Nam để dự thi bắn pháo hoa.
3. Pháo hiệu dùng trong các hoạt động báo áp thấp nhiệt đới, bão, lũ, cứu hộ, cứu nạn, giao thông vận tải và hoạt động quân sự.
4. Các sản phẩm như: pháo hoa lễ hội bằng giấy (trừ loại hoa có chứa kim loại), pháo điện, pháo trang trí bằng giấy, bằng nhựa, bằng tre, trúc, kim loại; que hương phát sáng; các sản phẩm phát tín hiệu ánh sáng, màu sắc, âm thanh được dùng trong các hoạt động văn hóa, văn nghệ không gây nên tiếng nổ.
Mức xử phạt khi đốt pháo tết
Như đã nói, buôn bán, tàng trữ, vận chuyển với pháo nổ là không được phép và sẽ bị xử lý hình sự nếu vi phạm với tội danh về hàng cấm:
Tội sản xuất, buôn bán hàng cấm
1. Người nào sản xuất, buôn bán hàng hóa mà Nhà nước cấm kinh doanh; cấm lưu hành, cấm sử dụng, chưa được phép lưu hành, chưa được phép sử dụng tại Việt Nam thuộc một trong các trường hợp sau đây; nếu không thuộc trường hợp quy định tại các điều 248, 251, 253, 254, 304, 305, 306, 309 và 311 của Bộ luật này, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Hàng phạm pháp là hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y; thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng trong trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, làm muối, sơ chế, chế biến, bảo quản nông, lâm, thủy sản và muối;
b) Hàng phạm pháp khác trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng;
c) Thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
d) Hàng phạm pháp khác trị giá dưới 100.000.000 đồng; thu lợi bất chính dưới 50.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chínhoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
đ) Buôn bán hàng cấm qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa và ngược lại trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng, thu lợi bất chính từ 20.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng.
Việc sử dụng pháo nổ cũng sẽ bị xử phạt; tùy vào hành vi và mức độ mà có thể khởi tố hình sự với tội gây rối trật tự công cộng theo Quy định tại Điều 318 Bộ luật hình sự 2015:
Tội gây rối trật tự công cộng
1. Người nào gây rối trật tự công cộng gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội; đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Dùng vũ khí, hung khí hoặc có hành vi phá phách;
c) Gây cản trở giao thông nghiêm trọng hoặc gây đình trệ hoạt động công cộng;
d) Xúi giục người khác gây rối;
đ) Hành hung người can thiệp bảo vệ trật tự công cộng;
e) Tái phạm nguy hiểm.
Thế nào là gây rối trật tự công cộng?
Thông tư liên tịch số 06/2008/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC đã hướng dẫn vê tội gây rối trật tự công cộng như sau:
a) Đốt pháo nổ ở nơi công cộng; những nơi đang diễn ra các cuộc họp, những nơi tập trung đông người;
b) Đốt pháo nổ ném ra đường, ném vào người khác; ném vào phương tiện khác đang lưu thông, ném từ trên cao xuống, đốt pháo nổ mang theo xe đang chạy;
c) Đốt pháo nổ gây thiệt hại sức khỏe; tài sản của người khác nhưng mức độ thiệt hại chưa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự về một tội khác;
d) Đốt pháo nổ với số lượng tương đương từ 1kg đến dưới 5 kg đối với pháo thành phẩm; hoặc tương đương từ 0,1 kg đến dưới 0,5 kg đối với thuốc pháo;
e) Đốt pháo nổ với số lượng dưới 1 kg pháo thành phẩm hoặc dưới 0,1 kg đối với thuốc pháo; đã bị xử lý hành chính về hành vi đốt pháo nổ hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
Đốt pháo sáng pháo không nổ cũng sẽ bị xử phạt
Xử phạt đốt pháo sáng, pháo hoa, pháo giấy sẽ được phép đốt khi có nguồn gốc xuất xứ; được lưu hành tại Việt Nam. Như đã nói, pháo được phép đốt là pháo do Cơ sở kinh doanh trực thuộc Bộ Quốc Phòng bán; đáp ứng đủ điều kiện về lưu hành. Tuy nhiên, hầu hết pháo tại Việt Nam là hàng trôi nổi, chưa qua khâu kiểm tra giám sát; khả năng cao khi bạn mua về và đốt sẽ bị xử phạt như bình thường. Mức phạt được Quy định tại Nghị định 167/2013/NĐ-CP:
Điều 10. Vi phạm quy định về quản lý sử dụng vũ khí, vật liệu nổ; công cụ hỗ trợ, pháo và đồ chơi nguy hiểm bị cấm
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
b) Sử dụng các loại pháo mà không được phép.
Hi vọng bài viết có ích với bạn!!
Khuyến nghị
- LSX là thương hiệu hàng đầu về dịch vụ luật sư tranh tụng tại Việt Nam
- Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay
Câu hỏi thường gặp
Thuốc pháo nổ là sản phẩm trực tiếp dùng để sản xuất pháo nổ, dưới tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện tạo ra phản ứng hóa học nhanh, mạnh, tỏa nhiệt, sinh khí và tạo ra áp suất lớn gây ra tiếng nổ;
Theo quy định tại Nghị định 137/2020, Cơ quan, tổ chức, cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ được sử dụng pháo hoa trong các trường hợp sau: Lễ, tết, sinh nhật, cưới hỏi, hội nghị, khai trương, ngày kỷ niệm và trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật.
Cơ quan, tổ chức, cá nhân khi sử dụng pháo hoa chỉ được mua pháo hoa tại các tổ chức, doanh nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh pháo hoa.
1. Tết Nguyên đán
2. Giỗ Tổ Hùng Vương
3. Ngày Quốc khánh
4. Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ
5. Ngày Chiến thắng (ngày 30 tháng 4 dương lịch)
6. Kỷ niệm ngày giải phóng, ngày thành lập các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
7. Sự kiện văn hóa, du lịch, thể thao mang tính quốc gia, quốc tế.
8. Trường hợp khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định.