Buôn bán pháo nổ phạt như thế nào?

bởi
Buôn bán pháo, đặc biệt là pháo nổ lành hành vi diễn ra rất phổ biến, đặc biệt tại vùng miền núi phía Bắc, nối giáp với Trung Quốc. Hành vi này liệu sẽ bị xử phạt thế nào? Mức phạt là bao nhiêu?

Căn cứ:

  • Bộ luật hình sự 2015
  • Luật đầu tư 2014

Nội dung tư vấn

1. Buôn bán pháo thường sẽ không bị cấm

Trước đó, theo quy định tại Nghị định số 59/2006/NĐ-CP, “các loại pháo” thuộc Danh mục hàng hóa cấm đăng ký kinh doanh, nghĩa là các loại pháo là hàng cấm. Do đó, theo quy định tại Điều 155 Bộ luật Hình sự năm 1999 (sửa đổi 2009) về hành vi sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán các loại pháo có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm.

Tuy nhiên, Luật đầu tư 2014 đã có hiệu lực vào ngày 1/7/2016 đã khiến Nghị định số 59/2006/NĐ-CP không còn phù hợp và việc kinh doanh pháo thường là ngành nghề được đầu tư và kinh doanh.

Kinh doanh sẽ cần có giấy phép, nên nếu kinh doanh pháo thường không có giấy phép sẽ bị xử phạt hành chính theo điều 6 Nghị định 124/2015/NĐ-CP:

“Điều 6. Hành vi vi phạm về hoạt động kinh doanh theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi hoạt động kinh doanh không đúng địa điểm, trụ sở ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi hoạt động kinh doanh dưới hình thức hộ kinh doanh mà không có Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh theo quy định.

3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi hoạt động kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp mà không có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo quy định.

4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi tiếp tục hoạt động kinh doanh trong thời gian bị cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền đình chỉ hoạt động hoặc thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

5. Phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt đối với hành vi vi phạm quy định từ Khoản 1 đến Khoản 4 Điều này trong trường hợp kinh doanh ngành, nghề thuộc danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.”

2. Buôn bán pháo nổ là bị cấm

Tôi sẽ chỉ cho bạn một số mốc thời gian như sau:

  • Theo quy định tại Nghị định số 59/2006/NĐ-CP, “các loại pháo” thuộc Danh mục hàng hóa cấm kinh doanh, nghĩa là các loại pháo là hàng cấm. Theo đó sẽ bị truy tố tại Điều 155 Bộ luật Hình sự năm 1999
  • Tuy vậy, với sự ra đời của Luật Đầu tư năm 2014, có hiệu lực từ ngày 1/7/2016, đã làm thay đổi tính pháp lý của hành vi kinh doanh các loại pháo, pháo nổ. “kinh doanh các loại pháo” được xác định là ngành, nghề đầu tư, kinh doanh có điều kiện. Nghĩa là kể từ thời điểm Luật Đầu tư 2014 có hiệu lực, các loại pháo không còn bị xem là hàng cấm.
  • Tuy nhiên, ngày 22/11/2016, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung Điều 6 và Phụ lục 4 về Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện của Luật đầu tư năm 2014 (Luật sửa đổi, bổ sung Luật đầu tư năm 2014), trong đó có bổ sung quy định “kinh doanh pháo nổ” vào ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh (Điều 6). Quy định này có hiệu lực từ 1/1/2017, vì thế hành vi kinh doanh pháo nổ vẫn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm theo quy định của Bộ luật Hình sự.
  • Phát sinh:
    • Kinh doanh pháo (trừ pháo nổ) là được phép và phải có điều kiện kinh doanh
    • Kinh doanh pháo nổ từ kể từ ngày 1/7/2015 (ngày Luật đầu tư năm 2014 có hiệu lực thi hành) đến ngày 1/1/2017 (ngày Luật sửa đổi, bổ sung Luật đầu tư năm 2014 có hiệu lực thi hành), không xác định pháo nổ là hàng cấm và không xử lý hình sự
    • Từ 1/1/2017 thì kinh doanh pháo nổ sẽ bị truy tố theo điều 190 BLHS 2015

Hãy lưu ý khi tham gia vào thị trường này nhé!

Thông tin liên hệ Luật Sư X

Trên đây là nội dung tư vấn về Buôn bán pháo nổ phạt như thế nào? Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan. Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.

Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833.102.102.

Bình chọn bài viết

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm