Sau khi doanh nghiệp được thành lập và đi vào hoạt động, một số doanh nghiệp muốn bổ sung ngành nghề kinh doanh, hay đơn giản thay đổi ngành nghề kinh doanh chính,… nhằm đáp ứng được nhu cầu cũng như mở rộng quy mô kinh doanh. Doanh nghiệp cần phải thực hiện một số thủ tục thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh. Hãy tham khảo bài viết dưới đây của LSX đề biết thêm chi tiết:
Căn cứ:
- Luật doanh nghiệp 2014
- NĐ 78/2015/NĐ-CP
Nội dung tư vấn
1. Thủ tục thông báo
Trường hợp một doanh nghiệp đã được thành lập và đi vào hoạt động có những thay đổi về ngành, nghề kinh doanh như sửa đổi, bổ sung, …. ngành nghề kinh doanh đã đăng ký trước đó thì Doanh nghiệp buộc phải thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp với cơ quan đăng ký kinh doanh. Cụ thể quy định tại Điều 32, Luật doanh nghiệp 2014:
Điều 32: Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp
1. Doanh nghiệp phải thông báo với Cơ quan đăng ký kinh doanh khi thay đổi về một trong những nội dung sau đây:
a) Thay đổi ngành, nghề kinh doanh;
…….
2. Hồ sơ thông báo
Thay đổi đăng ký kinh doanh, ngành nghề kinh doanh là một thủ tục hành chính nhà nước. Do đó, đề chủ doanh nghiệp yêu cầu cơ quan nhà nước thực hiện xác nhận thì cần hoàn thiện một bộ hồ sơ đầy đủ và hợp lệ. Hồ sơ thay đổi ngành nghề sẽ bao gồm các tài liệu sau đây:
- Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp (mẫu Phụ lục II-1 ban hành kèm theo Thông tư 20/2015/TT-BKHĐT);
- Bản sao hợp lệ Biên bản họp của đại hội đồng cổ đông về việc thay đổi, bổ sung ngành, nghề kinh doanh của công ty;
- Quyết định của đại hội đồng cổ đông về việc thay đổi, bổ sung ngành, nghề kinh doanh của công ty;
- Đối với các công ty đang hoạt động theo Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư hoặc các giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương thì nộp kèm theo:
- Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đầu tư;
- Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký thuế của công ty;
- Giấy đề nghị bổ sung, cập nhật thông tin đăng ký doanh nghiệp (mẫu Phụ lục II-18 ban hành kèm theo Thông tư 20/2015/TT-BKHĐT).
- Văn bản ủy quyền cho người đi nộp hồ sơ và nhận kết quả nếu không phải là người đại diện theo pháp luật. Văn bản này không bắt buộc phải công chứng, chứng thực.
- Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của người được ủy quyền thực hiện thủ tục (nếu có):
- Đối với công dân Việt Nam: Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu Việt Nam còn hiệu lực.
- Đối với người nước ngoài: Hộ chiếu nước ngoài hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu nước ngoài còn hiệu lực.
3. Quy trình thực hiện
Bước 1: Soạn thảo và chuẩn bị hồ sơ hợp lệ.
Bước 2 : Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày có thay đổi ngành nghề kinh doanh, Doanh nghiệp phải nộp hồ sơ tại Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính với hai hình thức chính:
- Nộp trực tiếp hồ sơ tại Bộ phận một cửa (thuộc Sở kế hoạch & đầu tư) với hai hình thức chính:
- Nộp hồ sơ qua mạng tại địa chỉ: https://dangkykinhdoanh.gov.vn
Bước 3: Trong thời gian 3 ngày làm việc sau khi nhận đủ hồ sơ. Cơ quan thụ lý sẽ phản hồi:
- Hồ sơ hợp lệ: Bạn nhận được giấy xác nhận thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp
- Hồ sơ không hợp lệ: Bạn nhận được thông báo yêu cầu sửa đổi và bổ sung. Bạn sẽ phải tiến hành sửa đổi lại hồ sơ theo thông báo và tiến hành nộp lại từ bước 2
Lưu ý: Sau khi được cấp Giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp thì công ty phải thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp (Thủ tục thay đổi, bổ sung ngành, nghề kinh doanh và thủ tục công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp có thể được thực hiện đồng thời một lúc).
Khuyến nghị
- LSX là thương hiệu hàng đầu về dịch vụ luật sư doanh nghiệp tại Việt Nam
- Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay 0833102102