Hiện nay có rất nhiều trường hợp xâm nhập trái phép vào lãnh thổ Việt Nam. Đồng thời, những trường hợp nhập cảnh trái phép đó là những vấn đề vô cùng nhức nhối được nhắc tới rất nhiều trong hoàn cảnh dịch bệnh Covid-19 hoành hành trong suốt mấy năm qua. Mặc dù vậy, nhập cảnh trái phép không phải là vấn đề quá mới mẻ mà nó đã tồn tại một cách quá quen thuộc trên các bản tin thời sự. Không những thế nó còn diễn biến vô cùng phức tạp trong suốt nhiều năm qua. Pháp luật cũng đã đưa ra những quy định xử phạt những trường hợp cụ thể cụ thể về vấn đề này. Tuy nhiên, dù đã rất cố gắng trong việc phòng chống, những trường hợp này vẫn tiếp tục tiếp diễn. Vậy theo quy định Đưa người xuất nhập cảnh trái phép bị xử lý như thế nào? Hãy cùng LSX tìm hiểu về quy định pháp luật này qua nội dung bài viết dưới đây, hi vọng những thông tin về bài viết sẽ mang lại hữu ích với bạn đọc.
Căn cứ pháp lý
Nhập cảnh trái phép là gì?
Nhập cảnh trái phép là hành vi từ ngoài biên giới Việt Nam vào Việt Nam trái với những quy định về nhập cảnh của Nhạ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Hành vi đưa người xuất nhập cảnh trái phép thể hiện như thế nào?
Hành vi đưa người nhập cảnh trái phép được thể hiện dưới các hình thức như sau:
- Đưa người nước ngoài qua biên giới Việt Nam mà không xin phép.
- Giúp đỡ, chứa chấp, che giấu, tạo điều kiện cho người khác nhập cảnh.
- Nhập cảnh trái phép vào biên giới Việt Nam.
Tùy từng loại hành vi mà mức xử phạt cũng sẽ tăng giảm theo tính chất nguy hiểm cũng như mức độ thực hiện hành vi.
Đưa người xuất nhập cảnh trái phép bị xử lý như thế nào?
Xuất cảnh, nhập cảnh trái phép là hành vi cố ý, trực tiếp xâm phạm đến trật tự quản lý hành chính trong lĩnh vực xuất cảnh, nhập cảnh, thể hiện ở hành vi đi ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đi vào lãnh thổ Việt Nam mà không được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Hành vi này có thể được thực hiện bằng các phương pháp, phương tiện, thủ đoạn khác nhâu như lén lút, trốn tránh sự kiểm tra, kiểm soát của lực lượng chức năng xuất cảnh, nhập cảnh không có hộ chiếu hoặc giấy thông hành, nhập cảnh cùng biên giới; có hộ chiếu hoặc giấy thông hành, nhập cảnh cùng biên giới nhưng đã quá hạn hoặc không có thị thực xuất cảnh, nhập cảnh; sử dụng hộ chiếu giả hoặc giấy thông hành, nhập cảnh giả để xuất cảnh, nhập cảnh. Người có hành vi xuất cảnh, nhập cảnh trái phép, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm có thể bị xử lý như sau:
Đối với hành vi xuất nhập cảnh trái phép:
Tùy vào mức độ nguy hiểm của hành vi nhập cảnh trái phép và số lần vi phạm để áp dụng chế tài phù hợp, có thể xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
Xử phạt hành chính:
Căn cứ tại Điều 17 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định:
– Người có hành vi qua lại biên giới quốc gia mà không làm thủ tục xuất cảnh, nhập cảnh theo quy định sẽ bị phạt tiền từ 3 triệu đến 5 triệu đồng.
– Người nước ngoài nhập cảnh mà không được phép của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam sẽ bị phạt tiền từ 15 triệu đồng đến 25 triệu đồng.
Theo đó, những người nước ngoài nhập cảnh mà không được phép của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam là những người nhập cảnh vào Việt Nam mặc dù không đủ điều kiện để nhập cảnh, chưa được cấp phép để vào Việt Nam, ví dụ như không có thị thực, hoặc có nhưng đó là các giấy giờ giả mạo.
Ngoài ra, nếu người nước ngoài có hành vi nhập cảnh trái phép thì tùy theo mức độ vi phạm có thể bị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất ra khỏi Việt Nam.
Xử lý hình sự:
1. Cấu thành của tội phạm
– Khách thể
Tội phạm này xâm phạm trực tiếp đến trật tự quản lý hành chính trong lĩnh vực xuất, nhập cảnh của Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
– Mặt khách quan
+ Hành vi xuất, nhập cảnh trái phép là hành vi xuất, nhập cảnh mà không có các giấy tờ theo quy định của Nhà nước về xuất nhập cảnh, như không có hộ chiếu, visa hoặc có nhưng không thực thi. Trường hợp sử dụng giấy tờ giả để xuất, nhập cảnh sẽ cấu thành thêm tội độc lập là sử dụng giấy tờ giả.
+ Hành vi ở lại Việt Nam trái phép là khi xuất, nhập cảnh hợp pháp nhưng không rời Việt Nam theo thời hạn của giấy phép.
Tội phạm hoàn thành khi chủ thể đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.
– Mặt chủ quan
Tội phạm được thực hiện với lỗi cố ý. Động cơ, mục đích không là dấu hiệu bắt buộc của tội phạm này. Nếu hành vi này được thực hiện với mục đích “ chống chính quyền nhân dân ” sẽ bị truy cứu theo Điều 109 Bộ luật hình sự.
– Chủ thể
Tội phạm này có thể là công dân Việt Nam, người nước ngoài hoặc không quốc tịch có năng lực trách nhiệm hình sự theo luật định.
2. Chế tài xử lý
Căn cứ tại Điều 347 BLHS 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 quy định:
“Người nào xuất cảnh, nhập cảnh trái phép hoặc ở lại Việt Nam trái phép, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm”.
Theo đó, việc truy cứu trách nhiệm hình sự chỉ xảy ra khi một người xuất nhập cảnh trái phép đã bị xử phạt vi phạm hành chính nhưng tiếp tục vi phạm. Như vậy, nếu một người xuất nhập cảnh trái phép bị xử lý lần đầu thì dù có dẫn đến hệ quả gây nguy hiểm cho xã hội cũng chưa đủ yếu tố để truy cứu trách nhiệm hình sự với tội này mà chỉ bị xử phạt vi phạm hành chính.
Đối với hành vi tổ chức xuất nhập cảnh trái phép:
Trách nhiệm pháp lý mà pháp luật Việt Nam quy định đối với hành vi tổ chức, môi giới nhập cảnh trái phép nghiêm khắc và nặng hơn so với hành vi nhập cảnh trái phép. Người có hành vi tổ chức, đưa dẫn hoặc môi giới cho người khác nhập cảnh vào Việt Nam có thể bị xử phạt hành chính hoặc phải chịu trách nhiệm hình sự.
Xử phạt hành chính:
Căn cứ tại Điểm đ Khoản 6 Điều 17 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định người có hành vi tổ chức, đưa dẫn hoặc môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh vào Việt Nam trái phép bị phạt tiền từ 30.000.000 – 40.000.000 đồng.
Xử lý hình sự:
1. Cấu thành của tội phạm
– Khách thể
Tội phạm này xâm phạm trực tiếp đến quản lý hành chính tỏng lĩnh vực xuất, nhập cảnh của Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
– Mặt khách quan
+ Hành vi tổ chức, môi giới cho người khác xuất, nhập cảnh trên lãnh thổ Việt Nam mà không có các giấy tờ theo quy định của Nhà nước về xuất nhập cảnh, như không có hộ chiếu, visa hoặc có nhưng không thị thực. Trường hợp sử dụng giấy tờ giả để xuất, nhập cảnh sẽ cấu thành thêm tội độc lập là sử dụng giấy tờ giả.
+ Hành vi tổ chức, môi giới cho người khác ở lại Việt Nam trái phép là khi xuất cảnh, nhập cảnh hợp pháp nhưng không rời khỏi Việt Nam theo thời hạn của giấy phép.
– Mặt chủ quan: Lỗi cố ý
– Chủ thể
Tội phạm này có thể là công dân Việt Nam, người nước ngoài hoặc không quốc tịch có năng lực trách nhiệm hình sự theo luật định.
2. Chế tài xử lý
Căn cứ Điều 348 Bộ luật hình sự 2015 quy định:
” 1. Người nào vì vụ lợi mà tổ chức hoặc môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép, thì bị phạt từ từ 01 năm đến 05 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
a) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
b) Phạm tội 02 lần trở lên;
c) Đối với từ 05 người đến 10 người;
d) Có tính chất chuyên nghiệp;
đ) Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
e) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Đối với 11 người trở lên;
b) Thu lợi bất chính 500.000.000 đồng trở lên;
c) Làm chết người.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”
Theo đó, tổ chức cho người khác xuất nhập cảnh trái phép được hiểu là hành vi dụ dỗ, lôi kéo, tạo điều kiện, sắp xếp để người khác xuất nhập cảnh mà không có sự chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam. Còn môi giới cho người khác xuất nhập cảnh trái phép được hiểu là hành vi làm trung gian giữa các bên để thu xếp cho người khác xuất nhập cảnh mà không có sự chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam.
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của LSX về “Đưa người xuất nhập cảnh trái phép bị xử lý như thế nào?”. Chúng tôi hi vọng rằng thông tin trên có thể cho bạn thêm kiến thức về thuế và có thể giúp bạn áp dụng vào cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và có thêm sự tư vấn về vấn đề trên cũng như các vấn đề liên quan đến pháp luật như Công chứng tại nhà Bắc Giang, hãy liên hệ đến đường dây nóng của luật sư X, tel: 0833 102 102.
Có thể bạn quan tâm
- Nhập cảnh trái phép bị xử lý thế nào?
- Hành vi tổ chức nhập cảnh trái phép cho người Trung Quốc xử lý ra sao?
- Đưa người nhập cảnh trái phép vào Việt Nam bị xử phạt thế nào?
Câu hỏi thường gặp
Hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn thực hiện hành vi tổ chức nhập cảnh trái phép cho người khác có thể phải đối mặt với mức phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.
Người nào vi phạm quy định về cư trú, đi lại hoặc các quy định khác về khu vực biên giới, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
Nếu hành vi tổ chức nhập cảnh trái phép trong thời điểm dịch bệnh làm lây lan dịch bệnh thì có thể bị xử lý tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người.