Gặp người bị tai nạn không cứu có sao không?

bởi Luật Sư X
Xã hội càng hiện đại, nhịp sống càng hồi hả, điều này làm xuất hiện một khoảng trống lớn trong sự tương thân tương ái giữa con người với con người. Hình ảnh những người đi đường dửng dưng khi thấy người gặp nạn trên đường xuất hiện ngày càng nhiều hơn. Đây là một hiện tượng đáng buồn giữa xã hội được cho là văn minh ngày nay. Do đó, pháp luật có quy định những chế tài xử phạt nhằm ngăn chặn những hành vi thiếu đạo đức này.

Căn cứ:

  • Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 (Bộ luật hình sự hiện hành)
  • Nghị định 46/2016/NĐ-CP
Nội dung tư vấn 1. Không cứu giúp người bị tai nạn là vi phạm pháp luật Có cả ngàn lý do của những người đi đường không ra tay cứu giúp người gặp nạn được đưa ra để biện minh cho sự thờ ơ của mình. Trong đó có cả lý do chủ quan và lý do khách quan. Nhiều người có tâm lý ỷ lại, tránh phiền phức vì cho rằng nếu mình không giúp thì sẽ có những người khác giúp người gặp nạn. Cũng có người cho rằng nếu ra tay cứu giúp, sơ cứu và đưa người gặp nạn vào bệnh viện, trường hợp người nhà của nạn nhân bình tĩnh tìm hiểu rõ sự tình thì không sao. Nhưng nếu trường hợp người nhà nạn nhân do trạng thái bị kích động khi thấy người thân gặp nạn dẫn tới hành vi mất kiểm soát, không tìm hiểu kỹ sự tình mà cho rằng người cứu giúp chính là người gây ra tai nạn, từ đó có những hành vi nhục mạ, thậm chí là hành hung người cứu giúp. Tuy nhiên, đối với nhưng lý do này, việc không cứu giúp người gặp tai nạn giao thông là hành vi vi phạm pháp luật, và vi phạm đạo đức con người. Pháp luật quy định những chế tài xử phạt nhất định nhằm răn đe, phòng ngừa những hành vi như vậy. Cũng có những lý do khách quan khi người đi đường có ý muốn cứu giúp nhưng chính họ cũng đang bận những công việc rất quan trọng hoặc lâm vào tình cảnh bất khả kháng không thể cứu giúp. Đối với những trường hợp này, cần phải suy xét kỹ những yếu tố khách quan làm cho người đó không thể ra tay cứu giúp. Sẽ có những trường hợp là vi phạm pháp luật và bị xử phạt. Tuy nhiên cũng có những trường hợp xét thấy người đó không thể ra tay cứu giúp được do những lý do bất khả khàng thì không bị coi là vi phạm pháp luật. 2. Xác định hành vi không cứu giúp người bị tai nạn Pháp luật Việt Nam quy định về hai hình thức xử phạt đối với hành vi không cứu giúp người gặp nạn. Đối với những trường hợp không cứu giúp người bị tai nạn giao thông mà hậu quả để lại không nghiêm trọng, người gặp nạn không bị chết thì người không cứu giúp sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại Nghị định 46/2016/NĐ-CP. Cụ thể hơn, người vi phạm sẽ bị xử phạt nếu trường được người bị nạn hoặc người khác yêu cầu mà không ra tay cứu giúp thì sẽ bị xử phạt hành chính. Ví dụ như trường hợp lái xe taxi từ chối chở người bị nạn tới bệnh viện mà không có lý do chính đáng. Còn đối với những trường hợp không cứu giúp người gặp nạn mà để lại những hậu quả nghiệm trọng, người gặp nạn bị mất đi mạng sống do không được cứu giúp kịp thời, thì những người có điều kiện có thể cứu giúp và nhận thức được sự nguy hiểm tới tính mạng của người gặp tai nạn nhưng không ra tay cứu giúp sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Cụ thể tại Điều 132 Bộ luật hình sự hiện hành quy định: “Người nào thấy người khác đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, tuy có điều kiện mà không cứu giúp dẫn đến hậu quả người đó chết”. Ở đây cần phải đi sâu hơn để phân tích về mặt khoa học pháp lý đối với hành vi phạm tội không cứu giúp người gặp nạn này. Việc xác định tội phạm đối với người có hành vi không cứu giúp người gặp nạn cần phải đảm bảo 3 yếu tố cấu thành như sau: Người phạm tội thấy người gặp nạn đang trong tình trạng nguy hiểm tới tính mạng Đây là dấu hiệu cho thấy rằng, người phạm tội nhận thức được tình trạng hiểm nghèo của người gặp nạn. Điều này được thể hiện qua việc được những người xung quanh thông báo tình trạng của nạn nhân và yêu cầu người đó cứu giúp; hoặc tình trạng nguy kịch của nạn nhân được thấy rõ khi cơ thể nạn nhân bị tổn thương nghiêm trọng và có thể nhìn nhận bằng mắt thường. Người phạm tội tuy có điều kiện nhưng không ra tay cứu giúp Yếu tố có điều kiện được thể hiện thông qua người phạm tội tuy có đầy đủ khả năng và nhận thức, có kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ, có điều kiện về công cụ, vật chất phục vụ cho việc cứu giúp nhưng không thực hiện việc cứu giúp người bị tai nạn.Ví dụ như người phạm tội là bác sĩ có chuyên môn về sơ cứu vết thương nhưng khi đi đường gặp người bị tai nạn không thực hiện việc sơ cứu cho nạn nhân. Mặt khác, yếu tố “có điều kiện” được quy định để nhằm loại trừ trách nhiệm hình sự cho những người tuy nhận thấy tình trạng nguy hiểm của người bị tai nạn nhưng vì những lý do bất khả kháng mà không thể cứu giúp người bị nạn. Ví dụ như trường hợp, người đó dù nhận thấy tình trạng nguy kịch của nạn nhân, nhưng chính người đó đang phải chạy trốn khỏi một nhóm giang hồ truy sát. Khi đó việc dừng lại cứu người sẽ làm nguy hại đến tính mạng của người đó. Trong trường hợp như vậy, người đó sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Hậu quả là nạn nhân bị chết Việc người bị tai nạn bị chết do không được cứu giúp kịp thời là điều kiện thứ 3 để xác định cấu thành tội phạm. Hậu quả chết ở đây có mối quan hệ nhân quả với hành vi không ra tay cứu giúp tuy có điều kiện. Nếu trường hợp người bị tai nạn không được cứu giúp nhưng tính mạng của họ không bị chết thì người không cứu giúp sẽ không bị truy cứu trách nhiệm đối với hành vi này.  3. Chế tài xử phạt Xử phạt hành chính Căn cứ theo Khoản 3 Điều 11 Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định về hình thức xử phạt hành vi không cứu giúp người bị tai nạn khi có yêu cầu như sau:

3. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Không cứu giúp người bị tai nạn giao thông khi có yêu cầu;

Truy cứu trách nhiệm hình sự Căn cứ Điều 132 Bộ luật hình sự hiện hành quy định về trách nhiệm hình sự của người phạm tội không cứu giúp người bị tai nạn như sau:

Điều 132. Tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng

1. Người nào thấy người khác đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, tuy có điều kiện mà không cứu giúp dẫn đến hậu quả người đó chết, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a) Người không cứu giúp là người đã vô ý gây ra tình trạng nguy hiểm;

b) Người không cứu giúp là người mà theo pháp luật hay nghề nghiệp có nghĩa vụ phải cứu giúp.

3. Phạm tội dẫn đến hậu quả 02 người trở lên chết, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm.

4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Như vậy, những người phạm tội không cứu giúp người bị tai nạn có thể phải chịu hình phạt tù cao nhất tới 7 năm. Ngoài ra còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề nếu là những người có khả năng, nghiệp vụ cứu người nhưng không thực hiện việc cứu giúp kịp thời Việc cứu giúp người bị nạn khi có đầy đủ điều kiện để cứu giúp là rất cần thiết vì hành động này không chỉ tuân thủ đúng quy định của pháp luật mà nó còn thể hiện tinh thần tương thân tương ái của con người với nhau. Vì vậy, kể cả trong trường hợp có điều kiện hoặc không có đủ điều kiện cứu giúp người bị nạn, chúng ta cũng nên có hành động để giúp đỡ người bị nạn. Hy vọng bài viết có ích đối với quý độc giả.

Thông tin liên hệ Luật Sư X

Trên đây là nội dung tư vấn về Gặp người bị tai nạn không cứu có sao không? Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan. Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp. Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833.102.102.
Bình chọn bài viết

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm