Giả danh công an để chiếm đoạt tài sản bị xử lý như thế nào?

bởi

Nhiều người có đam mê trở thành những chiến sĩ công an nhân dân; nhưng thay vi thi cử vào ngành thì lại chọn cách tìm mua trang phục để ra đóng giả thành công an nhằm đường bắt xe. Hành vi này đôi khi để lại hệ quả rất lớn cho xã hội và sẽ bị xử phạt nếu vi phạm.

Căn cứ

Nội dung tư vấn

Giả danh công an là hành vi bị nghiêm cấm

Chiến sĩ công an đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc giữ gìn an ninh trật tự, đảm bảo sự an toàn cho người dân. Công an nhân dân là lực lượng vũ trang nhân dân làm nòng cốt; trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia; bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm; và vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội.

Thực chất, không riêng giả danh công an; mà giả danh những cán bộ, nhà nước, chức vụ quyền hạn khác cũng là hành vi bị nghiêm cấm vì gây tổn hại đến danh dự, uy tín của cơ quan chức năng.

Mức xử phạt khi giả danh công an

Có nhiều đối tượng xấu đã lợi dụng vai trò của công an; để thực hiện những hành vi trái pháp luật; gây ra những hậu quả về an ninh trật tự; cũng như làm hoen uế hình ảnh người công an nhân dân chân chính. Do đó những hành vi giả danh công an sẽ phải chịu những hình phạt thích đáng.

Tội giả mạo chức vụ, cấp bậc, vị trí công tác

Người nào giả mạo chức vụ, cấp bậc, vị trí công tác; thực hiện hành vi trái pháp luật nhưng không nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản; thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

Như vậy những đối tượng có hành vi giả mạo công an thực hiện những hành vi trái pháp luật; như bắt, giữ người trái phép; cố ý gây thương tích, xúi dục, kích động người khác làm điều xấu… mà không nhằm chiếm đoạt tài sản; thì sẽ có thể bị chiụ hình phạt nhẹ nhất là cải tạo không giam giữ; hoặc cao nhất là sẽ bị bóc tới 2 quyển lịch tùy vào mức độ và hậu quả của hành vi phạm tội gây ra.

Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Đối với những hành vi giả mạo công an nhưng nhằm mục địch chiếm đoạt tài sản; thì sẽ bị xử lý theo Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được quy định tại Điều 174 Bộ luật hình sự 2015.

1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác; trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng; hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây; thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

b) Đã bị kết án về tội này; hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; tài sản là bị vật, kỷ vật, đồ thờ cúng có giá trị tinh thần đặc biệt;

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng; cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề; hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm; hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Mức xử phạt sẽ từ cải tạo không giam giữ đến tù chung thân; tùy vào mức độ vi phạm của người phạm tội.

Khuyến nghị

  1. LSX là thương hiệu hàng đầu về dịch vụ luật sư tranh tụng tại Việt Nam
  2. Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay

Câu hỏi thường gặp

Mượn quân phục của công an để mặc nhưng không phải công an có bị phạt không?

Quân phục chỉ được cấp phép sử dụng cho những người thuộc lực lượn vũ trang. Vì vậy, những người không thuộc lực lượng này mà sử dụng quân phục có thể bị xử phạt hành chính từ 500.000 đồng đến 1.500.000 đồng và phải tịch thu tang vật.

Nếu cán bộ công an có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì bị sử lý thế nào?

Cán bộ công an sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lùa đảo chiếm đoạt tài sản như một công dân bình thường. Ngoại ra cán bộ công an sẽ phải chịu hình thực kỷ luật của Bộ côn an với mức kỷ luật tương ứng với mức độ vi phạm của cán bộ công an.

Nếu chỉ mặc quần áo của công an đi ra đường mà không làm gì khác thì có bị xử lý hình sự không?

Mặc quân phục mà không phải là người thuộc lực lượng vụ trang sẽ bị xử phạt hành chính đến 1.500.000 đồng. Cấu thành tội giả mạo chức vụ, cấp bậc, công tác là khi người nào có hành vi giả mạo công an để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật không nhằm chiếm đoạt tài sản. Vậy nếu chỉ mặc quân phục ra ngoài thôi mà không làm gì khác thì không bị xử lý hình sự.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm