Giả mạo lực lượng phòng, chống dịch chiếm đoạt tài sản

bởi HoangVinh
Giả mạo lực lượng phòng, chống dịch chiếm đoạt tài sản

Trước tình hình dịch bệnh COVID-19 ngày càng diễn biến phức tạp, nhiều địa phương siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong việc chấp hành các biện pháp phòng chống dịch. Tuy nhiên, thời gian gần đây xuất hiện những đối tượng lợi dụng tình hình dịch bệnh phức tạp, để trục lợi bản thân. Theo đó, ngày 4/8, Công an quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) cho biết đã bắt giữ nhóm đối tượng đóng giả lực lượng kiểm soát phòng, chống dịch để thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản. Vậy hành vi “Giả mạo lực lượng phòng, chống dịch chiếm đoạt tài sản” sẽ bị xử lý như thế nào theo quy định? Hãy cùng Luật sư X tham khảo bài viết dưới đây.

Căn cứ pháp lý

Bộ luật hình sự 2015
Luật dân quân tự vệ 2019

Nội dung tư vấn

Lực lượng dân quân tự vệ là ai?

Trong vụ việc trên, nhóm 6 đối tượng đã giả mạo là lực lượng dân quân tự vệ làm công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19. Vậy lực lượng dân quân tự vệ là gì?

Căn cứ Điều 2 Luật Dân quân tự vệ 2019 quy định về khái niệm dân quân tự vệ:

Điều 2. Giải thích từ ngữ

1. Dân quân tự vệ là lực lượng vũ trang quần chúng không thoát ly sản xuất, công tác, được tổ chức ở địa phương gọi là dân quân, được tổ chức ở cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế (sau đây gọi chung là cơ quan, tổ chức) gọi là tự vệ.”

Trong tình hình hiện nay, trước nhiệm vụ cấp bách về phòng; chống dịch Covid – 19, lực lượng dân quân tự vệ đóng vai trò phối hợp tích cực với Công an, Biên phòng và lực lượng liên ngành tuần tra biên giới, tham gia các chốt kiểm dịch, ngăn chặn xuất nhập cảnh trái phép, kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh tại các địa phương.

Hành vi giả mạo lực lượng phòng, chống dịch chiếm đoạt tài sản bị xử lý như thế nào?

Căn cứ Điều 339 Bộ luật hình sự 2015; có quy định về việc việc giả mạo nhưng không nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản; có thể bị phạt tù tới 02 năm.

“Điều 339. Tội giả mạo chức vụ, cấp bậc, vị trí công tác

Người nào giả mạo chức vụ, cấp bậc, vị trí công tác thực hiện hành vi trái pháp luật nhưng không nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.”

Còn người nào giả mạo với mục đích chiếm đoạt tài sản thì bị xử lý theo tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản; được quy định tại Điều 174 Bộ luật hình sự 2015:

“Điều 174. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;…

Giải quyết tình huống

Trước hết. nhóm 6 thanh niên giả mạo lực lượng phòng chống dịch chiếm đoạt tài sản. Theo báo chí đưa tin, quá trình bắt quả tang các đối tượng; lực lượng chức năng đã thu giữ những tang vật: 3 dùi cui gỗ màu đỏ, trắng; 1 gậy chỉ huy giao thông; 2 dùi cui điện; 3 bộ đàm; 1 súng bắn đạn nhựa và số tiền 341 ngàn đồng vừa cưỡng đoạt được.

Trước đó; nhóm đối tượng này cũng đã thực hiện hành vi tương tự; và chiếm đoạt được số tiền là 2 triệu 800 ngàn đồng. Như vậy, căn cứ Khoản 1 Điều 174 Bộ luật hình sự; nhóm đồi tượng này thuộc trường hợp bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm; hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

Tuy nhiên, do 6 thanh niên này trước đó không hoàn toàn thực hiện hành vi cùng nhau; cho nên trên thực tế tùy theo mức độ vi phạm sẽ có mức xử phạt khác nhau.

Liên hệ Luật sư X

Trên đây là toàn bộ nội dung về Giả mạo lực lượng phòng, chống dịch chiếm đoạt tài sản ; của Luât Sư X. Để sử dụng dịch vụ của chúng tôi mời quý khách hàng liên hệ đến 0833102102 để được tiếp nhận.

Xem thêm:

Câu hỏi thường gặp

Mạo danh Đài truyền hình Quốc gia bị xử lý như thế nào?

“Giả mạo tổ chức, cá nhân và phát tán thông tin giả mạo; thông tin sai sự thật xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức; cá nhân” thì sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại điểm n; khoản 3, điều 102, Nghị định số 15/2020/NĐ-CP với mức phạt từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.

Ký giấy đi đường sai quy định có bị xử phạt?

Căn cứ Khoản 2 Điều 14 Nghị định 117/2020/NĐ – CP của Chính phủ, mức phạt 5.000.000-10.000.00 VNĐ.

Làm giả phiếu kết quả xét nghiệm Covid-19 bị xử lý thế nào?

Người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ giả thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 02 năm.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm