Giải thể công ty TNHH một thành viên – Mới nhất 2022

bởi TranThiNgocGiang

Cuối năm 2019 – đầu năm 2020, trên thế giới xuất hiện một loại virus mới là biến thể của virus scar (năm 2008). Nhiều nền kinh tế trên thế giới phải đóng cửa. Theo đó, là tình trạng giải thể hoặc phá sản của nhiều công ty tại Vệt Nam nói chung và thế giới nói riêng. Vấn đề giải thể doanh nghiệp được quan tâm hơn trước. Trước tình hình trên, Luật sư X nhận được rất câu hỏi về quy định giải kinh doanh hộ gia đình như sau:

Xin chào Luật Sư! Thời gian trước, tôi có công ty TNHH một thành viên . Do tình hình dịch bệnh Covid-19 bùng phát trở lại nên làm ăn thua lỗ. Tôi muốn giải thể kinh doanh nhưng không rõ trình tự, thủ tục. Mong luật sư giải đáp giúp!

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật Sư X. Với thắc mắc của bạn chúng tôi xin được đưa ra quan điểm tư vấn như sau:

Căn cứ pháp lý

  • Luật doanh nghiệp 2020
  • Nghị định 01/2021/ NĐ-CP đăng kí thành lập doanh nghiệp
  • Nội dung tư vấn

    Công ty TNHH một thành viên là gì?

    1. Công ty TNHH một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức; hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu. Chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty. Công ty có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
    2. Doanh nghiệp TNHH một thành viên được phát hành trái phiếu. Loại hình doanh nghiệp này không có cổ phần nên theo Luật doanh nghiệp quy định không được phát hành cổ phần.

    Trường hợp giải thể công ty TNHH một thành viên

    Hiện nay có 4 trường hợp công ty TNHH một thành viên có thể thực hiện thủ tục giải thể. Bao gồm:

    1. Giải thể theo quyết định của chủ sở hữu doanh nghiệp (Hoạt động không hiệu quả, không mang lại lợi nhuận)
    2. kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ công ty mà không có quyết định gia hạn
    3. Thay đổi loại hình doanh
    4. Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng kí kinh, Trừ trường hợp Luật Quản Lý Thuế có quy định khác.

    Điều kiện giải thể công ty TNHH một thành viên

    Có nhiều nguyên nhân khiến chủ doanh nghiệp chấm dứt hoạt động. Tuy nhiên, khi chấm dứt hoạt động chủ doanh nghiệp cần đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật (hoàn thành nghĩa vụ về thuế; tại thời điểm giải thể không có tranh chấp tại Tòa án, trọng tài thương mại). Đồng thời, chủ doanh nghiệp phải đảm bảo đầy đủ quyền lợi của người lao động đang làm việc tại doanh nghiệp.

    Thủ tục giải thể công ty TNHH một thành viên

    Bước 1

    Tiến hành rà soát tài sản, khoản nợ hoặc nghĩa vụ về thuế chưa hoàn thành

    Công việc rà soát các tài sản hiện có, các khoản còn nợ, nghĩa vụ về thuế chưa hoàn thành và các khoản nợ chưa đòi được; là công việc quan trọng và cần thiết trước khi doanh nghiệp tiến hành giải thể. Bước này, giúp chủ sở hữu doanh nghiệp khi thực hiện giải thể không còn bối rối vì vướng vào nhiều vấn đề cần cần giải quyết. Đồng thời, giúp chủ doanh nghiệp tránh được các rắc rối sau khi hoàn thành thủ tục giải thể.

    Bước 2

    Tiến hành tổ chức thanh lý tài sản và hoàn thành các nghĩa vụ khác

    Sau khi đã nắm rõ các tài sản hiện có, và hoàn thành nghĩa vụ trả nợ, nghĩa vụ thuế; Chủ doanh nghiệp cần thanh lý các tài sản còn giá trị sử dụng nhưng không dùng đến sau khi giải thể. Thực hiện bước này giúp chủ sở hữu thu hồi lại một phần vốn sau khi đầu tư kinh doanh.

    Đồng thời, chủ doanh nghiệp cần thông báo việc sắp giải thể tới các lao động đang làm việc tại cơ sở, cũng như đảm bảo quyền lợi các lao động sau khi nghỉ việc tại doanh nghiệp (trả trợ cấp thôi việc, nợ lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật)

    Bước 3

    Cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ gồm các giấy tờ sau:

    1. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (bản gốc)
    2. Thông báo về việc giải thể doanh nghiệp;
    3. Quyết định của Chủ sở hữu công ty về việc giải thể doanh nghiệp;
    4. Xác nhận của Ngân hàng về việc doanh nghiệp đã tất toán tài khoản 
    5. Thông báo của Cơ quan Thuế về việc đóng mã số thuế
    6. Giấy chứng nhận của Cơ quan công an về việc doanh nghiệp đã nộp, hủy con dấu theo quy định 
    7. Trường hợp doanh nghiệp có chi nhánh, VPĐD thì phải nộp kèm theo hồ sơ giải thể (chấm dứt hoạt động) của chi nhánh, VPĐD. Hồ sơ chấm dứt hoạt động chi nhánh (Gồm: Quyết định của chủ sở hữu về việc chấm dứt hoạt động của văn phòng đại diện; con dấu của văn phòng đại diện; Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh của chi nhánh, văn phòng đại diện)

    Bước 4

    Thời gian trả kết quả hồ sơ giải thể doanh nghiệp

    Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày thanh toán hết các khoản nợ của doanh nghiệp, doanh nghiệp gửi hồ sơ đăng ký giải thể doanh nghiệp đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

    Sau thời hạn 180 ngày kể từ ngày Phòng Đăng ký kinh doanh nhận được thông báo kèm theo nghị quyết, quyết định giải thể của doanh nghiệp mà Phòng Đăng ký kinh doanh không nhận được hồ sơ đăng ký giải thể của doanh nghiệp và ý kiến phản đối bằng văn bản của bên có liên quan. Thì Phòng Đăng ký kinh doanh chuyển tình trạng pháp lý của doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp sang tình trạng đã giải thể, gửi thông tin về việc giải thể của doanh nghiệp cho Cơ quan thuế. Đồng thời, ra thông báo về việc giải thể của doanh nghiệp trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc thời hạn nêu trên

    Thông tin liên hệ Luật Sư X

    • Trên đây là nội dung tư vấn về “ Giải thể công ty TNHH một thành viên – Mới nhất 2022” Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan. Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.

    Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833102102

    1. FaceBook: www.facebook.com/luatsux
    2. Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
    3. Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

    Câu hỏi thường gặp

    Công ty TNHH một thành viên là gì?

  • Công ty TNHH một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức; hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu. Chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty. Công ty có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
  • Những trường hợp nào thì giải thể công ty TNHH một thành viên?

    Hiện nay có 4 trường hợp công ty TNHH một thành viên có thể thực hiện thủ tục giải thể. Bao gồm:
    1. Giải thể theo quyết định của chủ sở hữu doanh nghiệp (Hoạt động không hiệu quả, không mang lại lợi nhuận)
    2. kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ công ty mà không có quyết định gia hạn
    3. Thay đổi loại hình doanh
    4. Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng kí kinh, Trừ trường hợp Luật Quản Lý Thuế có quy định khác.

    Giải thể công ty TNHH một thành viên thường qua mấy bước?

    Bước 1: Tiến hành rà soát tài sản, khoản nợ hoặc nghĩa vụ về thuế chưa hoàn thành
    Bước 2: Tiến hành tổ chức thanh lý tài sản và hoàn thành các nghĩa vụ khác
    Bước 3: Cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ giải thể doanh nghiệp
    Bước 4: Thời gian trả kết quả hồ sơ giải thể doanh nghiệp

    Bình chọn bài viết

    Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

    Có thể bạn quan tâm