Xin chào LSX, tôi có một số băn khoăn liên quan đến vấn đề đứng tên sổ đỏ, mong được luật sư giải đáp. Cụ thể như sau: Vừa qua, tôi và vợ tôi có mua một căn nhà chung cư. Sắp tới, chúng tôi sẽ thực hiện thủ tục sang tên sổ đỏ tại cơ quan Nhà nước. Tuy nhiên, hiện nay, vợ tôi đang là giáo viên đang công tác tại một trường trung học cơ sở công lập trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Như vậy, liệu vợ tôi có được đứng tên trên sổ đỏ căn nhà không? Hay chỉ mình tôi được đứng tên thay cho vợ tôi? Tôi chân thành cảm ơn!
Trả lời tư vấn: Cảm ơn bạn đã sử dụng dịch vụ pháp lý của LSX. Đối với vấn đề Giáo viên có được đứng tên sổ đỏ không? của bạn. Chúng tôi tư vấn như sau:
Căn cứ pháp lý
- Luật Đất đai 2013
- VBHN Luật Viên chức 2019
Giá trị pháp lý của sổ đỏ?
Sổ đỏ là cách gọi mà nhiều người hay sử dụng để chỉ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất. Cách gọi này xuất phát từ màu sắc của Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của thời kỳ trước và để phân biệt với sổ hồng – Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất. Hiện nay, Giấy chứng nhận đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường phát hành theo một khuôn mẫu thống nhất. Giá trị pháp lý của Giấy chứng nhận được công nhận tại Khoản 16 Điều 3 Luật Đất đai 2013 như sau:
“Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất.”
Ngoài ra, sổ đỏ là một trong những căn cứ quan trọng để chứng minh một cá nhân có quyền sử dụng đất hợp pháp đối với thửa đất theo Khoản 9 Điều 3 Luật Đất đai 2013 như sau:
“9. Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất là việc Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người đang sử dụng đất ổn định mà không có nguồn gốc được Nhà nước giao đất, cho thuê đất thông qua việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất lần đầu đối với thửa đất xác định.”
Giáo viên là ai? Những việc mà giáo viên không được làm
Theo quan niệm “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư” của người Việt Nam ta thì thuật ngữ giáo viên được hiểu khá rộng. Theo đó, giáo viên là những người thực hiện hoạt động giảng dạy tại các trường học, trung tâm hoặc dạy tại nhà. Tuy nhiên, về mặt pháp lý, thuật ngữ giáo viên có cách hiểu hẹp hơn và được định nghĩa tại Điều 66 Luật Giáo dục 2019 về vị trí, vai trò của nhà giáo như sau:
“1. Nhà giáo làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong cơ sở giáo dục, trừ cơ sở giáo dục quy định tại điểm c khoản 1 Điều 65 của Luật này.
Nhà giáo giảng dạy ở cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục khác, giảng dạy trình độ sơ cấp, trung cấp gọi là giáo viên; nhà giáo giảng dạy từ trình độ cao đẳng trở lên gọi là giảng viên.
2. Nhà giáo có vai trò quyết định trong việc bảo đảm chất lượng giáo dục, có vị thế quan trọng trong xã hội, được xã hội tôn vinh.”
Về vấn đề những việc giáo viên không được làm, Luật Giáo dục hiện hành và những văn bản hướng dẫn thi hành không có quy định cụ thể về những việc mà giáo viên không được làm. Tuy nhiên, đối với những đối tượng giáo viên là viên chức thì cần tuân thủ theo quy định tại Điều 19 VBHN Luật Viên chức 2019 về những việc viên chức không được làm. Cụ thể như sau:
“1. Trốn tránh trách nhiệm, thoái thác công việc hoặc nhiệm vụ được giao; gây bè phái, mất đoàn kết; tự ý bỏ việc; tham gia đình công.
2. Sử dụng tài sản của cơ quan, tổ chức, đơn vị và của Nhân dân trái với quy định của pháp luật.
3. Phân biệt đối xử dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo dưới mọi hình thức.
4. Lợi dụng hoạt động nghề nghiệp để tuyên truyền chống lại chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước hoặc gây phương hại đối với thuần phong, mỹ tục, đời sống văn hóa, tinh thần của Nhân dân và xã hội.
5. Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác trong khi thực hiện hoạt động nghề nghiệp.
6. Những việc khác viên chức không được làm theo quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng, Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và các quy định khác của pháp luật có liên quan.”
Giáo viên có được đứng tên sổ đỏ không?
Giáo viên có được đứng tên sổ đỏ không? Đây là câu hỏi mà rất nhiều người đặt ra. Điều này xuất phát từ việc pháp luật hiện hành có một số quy định về những việc mà giáo viên là viên chức không được làm nhưng phần lớn mọi người vẫn chưa hiểu rõ về các quy định này. Về vấn đề này, LSX trả lời như sau:
Tại Điều 166 Luật Đất đai 2013 quy định về quyền chung của người sử dụng đất như sau:
“1. Được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
2. Hưởng thành quả lao động, kết quả đầu tư trên đất.
3. Hưởng các lợi ích do công trình của Nhà nước phục vụ việc bảo vệ, cải tạo đất nông nghiệp.
4. Được Nhà nước hướng dẫn và giúp đỡ trong việc cải tạo, bồi bổ đất nông nghiệp.
5. Được Nhà nước bảo hộ khi người khác xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp về đất đai của mình.
6. Được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất theo quy định của Luật này.
7. Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về những hành vi vi phạm quyền sử dụng đất hợp pháp của mình và những hành vi khác vi phạm pháp luật về đất đai.”
Như vậy, được cấp Giấy chứng nhận hay được đứng tên trên Giấy chứng nhận (sổ đỏ) là một trong những quyền cơ bản của người sử dụng đất. Bên cạnh đó, theo phân tích tại phần trên, pháp luật hiện hành không hạn chế việc giáo viên có quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền trên đất. Do đó, giáo viên vẫn được đứng tên sổ đỏ bình thường.
Mời bạn xem thêm:
- cơ quan nào có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
- mẫu đơn xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu năm 2023
- có được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không có giấy tờ?
Khuyến nghị
Với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn”, LSX sẽ cung cấp dịch vụ làm sổ đỏ tới quý khách hàng. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý chuyên nghiệp, chúng tôi sẽ hỗ trợ khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào.
Thông tin liên hệ:
Vấn đề Giáo viên có được đứng tên sổ đỏ không? đã được LSX giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư X chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc hay nhu cầu dịch vụ của quý khách hàng liên quan tới thủ tục ly hôn mới nhất Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102
Câu hỏi thường gặp:
Khoản 2 Điều 98 Luật Đất đai 2013 quy định về nguyên tắc cấp sổ đỏ như sau: “Thửa đất có nhiều người chung quyền sử dụng đất, nhiều người sở hữu chung nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất thì Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất phải ghi đầy đủ tên của những người có chung quyền sử dụng đất, người sở hữu chung nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất và cấp cho mỗi người 01 Giấy chứng nhận; trường hợp các chủ sử dụng, chủ sở hữu có yêu cầu thì cấp chung một Giấy chứng nhận và trao cho người đại diện.”
Như vậy, nhiều người vẫn có thể đứng tên chung trên sổ đỏ khi có chung quyền sử dụng đất.
Vì nhà thờ họ thuộc sở hữu chung của cộng đồng nên nếu dòng họ thỏa thuận để người đại diện đứng tên trong giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất, thì cũng không có nghĩa là đất thuộc quyền sở hữu riêng của cá nhân.
Trường hợp không thỏa thuận được cho một người đại diện đứng tên trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì căn cứ theo Điểm i Khoản 1 Điều 5 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, nếu chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất là cộng đồng dân cư, trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sẽ ghi tên của cộng đồng dân cư (được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận) và địa chỉ nơi sinh hoạt chung của cộng đồng dân cư đó. Chẳng hạn: Dòng họ, Chi họ thuộc thôn…, xã….