Xin chào Luật sư X, tôi có câu hỏi như sau mong được tư vấn: Mẹ tôi là giáo viên tiểu học tại tỉnh Quảng Ninh, bà đã nghỉ hưu từ năm 2010. Hiện nay, tôi có thấy mọi người nói về việc Nhà nước giải quyết chế độ phụ cấp thâm niên cho giáo viên nghỉ hưu. Vậy, khi nghỉ hưu, mẹ tôi chưa được hưởng phụ cấp thâm niên thì nay có được hưởng không? Nếu có thì mức hưởng và điều kiện hưởng như thế nào? Tôi chân thành cảm ơn Luật sư!
Trả lời câu hỏi: Cảm ơn bạn đã đặt câu hỏi cho LSX. Đối với vấn đề “Giáo viên nghỉ hưu có được tính thâm niên không?” của bạn, chúng tôi tư vấn như sau:
Căn cứ pháp lý
- Nghị định 14/2020/NĐ-CP
Phụ cấp/ Trợ cấp thâm niên là gì?
Thâm niên là một thuật ngữ nhằm chỉ thời gian làm việc, kinh nghiệm và tâm huyết đã tích lũy được trong một lĩnh vực, công việc của một cá nhân tại một tổ chức, đơn vị nào đó. Thâm niên thường được xem là một yếu tố quan trọng để đánh giá sự thành công, kiến thức, và khả năng của một cá nhân hoặc một tập thể.
Hiểu một cách đơn giản, phụ cấp thâm niên là một chế độ phúc lợi đối với người lao động khi gắn bó lâu dài với cơ quan, tổ chức hoặc một đơn vị. Theo đó, phụ cấp thâm niên là khoản tiền mà một người lao động được nhận dựa trên thời gian làm việc của họ trong một công ty hoặc tổ chức. Phụ cấp này thường tăng lên theo thâm niên làm việc của người lao động, tức là càng lâu làm việc thì số tiền phụ cấp thâm niên càng cao.
Giáo viên nghỉ hưu có được tính thâm niên không?
Hiện nay, khi nghỉ hưu, mức hưởng lương hưu của người lao động nói chung và giáo viên nói riêng sẽ được tính trên cơ sở tiền lương tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Do đó, hiện nay, về cơ bản, giáo viên chỉ được hưởng phụ cấp thâm niên khi làm việc và được tính vào tiền lương đóng Bảo hiểm xã hội để làm căn cứ tính lương hưu mà không được hưởng riêng một khoản phụ cấp thâm niên khi nghỉ hưu. Việc tính phụ cấp thâm niên khi nghỉ hưu là chế độ dành cho các đối tượng nhà giáo đã nghỉ hưu chưa được hưởng chế độ phụ cấp thâm niên trong lương hưu được quy định cụ thể tại Điều 2 Nghị định 14/2020/NĐ-CP bao gồm:
Thứ nhất, nhà giáo là giáo viên, giảng viên, cô nuôi dạy trẻ, hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, chủ nhiệm nhà trẻ, phó chủ nhiệm nhà trẻ, giám đốc, phó giám đốc, trưởng khoa, phó trưởng khoa, chủ nhiệm khoa, phó chủ nhiệm khoa, trưởng ban, phó trưởng ban, trưởng phòng, phó trưởng phòng, nghỉ hưu khi đang trực tiếp giảng dạy, giáo dục, hướng dẫn thực hành hoặc nghỉ chờ đủ tuổi để hưởng lương hưu và bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội để hưởng lương hưu trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 1994 đến ngày 31 tháng 5 năm 2011 tại các cơ sở giáo dục công lập sau:
- Cơ sở giáo dục mầm non;
- Cơ sở giáo dục phổ thông;
- Cơ sở giáo dục nghề nghiệp;
- Cơ sở giáo dục đại học;
- Cơ sở giáo dục thường xuyên;
- Các học viện, trường, trung tâm làm nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng thuộc cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội.
Thứ hai, nhà giáo nghỉ hưu khi đang trực tiếp giảng dạy, giáo dục hoặc nghỉ chờ đủ tuổi để hưởng lương hưu và được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội để hưởng lương hưu trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 1994 đến ngày 31 tháng 5 năm 2011 tại cơ sở giáo dục bán công nhưng trước đó được điều động từ các cơ sở giáo dục công lập hoặc tại cơ sở giáo dục bán công do cấp có thẩm quyền chuyển đổi từ cơ sở giáo dục công lập và được xếp lương theo bảng lương của ngạch viên chức ngành giáo dục.
Thứ ba, nhà giáo làm công tác giảng dạy, giáo dục tại các cơ sở giáo dục công lập được cấp có thẩm quyền cử làm chuyên gia giáo dục ở ngoài nước, khi hết thời gian làm chuyên gia về nước thì nghỉ hưu ngay.
Thứ tư, nhà giáo nghỉ hưu có thời gian tham gia giảng dạy ở các lớp học được tổ chức tại các đơn vị thanh niên xung phong mà chưa hưởng các chế độ, chính sách của Nhà nước dành cho thanh niên xung phong; nhà giáo là quân nhân, công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu sau đó chuyển ngành về công tác giảng dạy, giáo dục tại các cơ sở giáo dục công lập khi nghỉ hưu là giáo viên, giảng viên trong lương hưu có phụ cấp thâm niên lực lượng vũ trang nhưng không có phụ cấp thâm niên nhà giáo.
Như vậy, chỉ những giáo viên thuộc một trong những trường hợp nêu trên mới được tính thâm niên khi nghỉ hưu.
Điều kiện giáo viên được tính thâm niên khi nghỉ hưu
Như đã nói, phụ cấp thâm niên khi nghỉ hưu như là một chế độ phúc lợi đối với giáo viên khi đã về hưu. Do đó, chỉ những giáo viên thuộc các đối tượng được hưởng phụ cấp thâm niên khi nghỉ hưu (nêu trên) và đáp ứng các điều kiện về thời gian tham gia bảo hiểm xã hội, thời điểm nghỉ hưu và thời điểm đang hưởng lương hưu theo quy định tại Điều 3 Nghị định 14/2020/NĐ-CP. Cụ thể như sau:
– Trực tiếp giảng dạy, giáo dục, hướng dẫn thực hành và tham gia đóng bảo hiểm xã hội từ 05 năm (đủ 60 tháng) trở lên;
– Nghỉ hưu trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 1994 đến ngày 31 tháng 5 năm 2011.
– Đang hưởng lương hưu tại thời điểm ngày 01 tháng 01 năm 2012. Trường hợp bị tạm dừng hưởng lương hưu theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội 2014 (sửa đổi, bổ sung năm 2019) thì được hưởng trợ cấp sau khi được hưởng lại lương hưu.
Cách tính mức trợ cấp thâm niên khi giáo viên nghỉ hưu
Đối với những giáo viên thuộc trường hợp được hưởng và đủ điều kiện hưởng phụ cấp thâm niên khi nghỉ hưu theo quy định sẽ được Nhà nước chi trả phụ cấp thâm niên một lần bằng tiền. Mức trợ cấp được tính trên cơ sở tiền lương hưu và số năm được tính trợ cấp được quy định cụ thể tại Điều 4 Nghị định 14/2020/NĐ-CP.
Số tiền trợ cấp = (lương hưu tháng x 10%) x số năm được tính trợ cấp
Trong đó:
– Lương hưu tháng là mức lương hưu của tháng tại thời điểm Nghị định này có hiệu lực thi hành;
– Số năm được tính trợ cấp là tổng thời gian trực tiếp giảng dạy, giáo dục, hướng dẫn thực hành trong các cơ sở giáo dục, thời gian tham gia giảng dạy ở các lớp học được tổ chức tại các đơn vị thanh niên xung phong, nếu không liên tục thì được cộng dồn, không gồm thời gian đã hưởng phụ cấp thâm niên của lực lượng vũ trang và phụ cấp thâm niên của các ngành khác (nếu có) trong lương hưu.
Tháng lẻ từ 3 tháng đến 6 tháng được tính tròn là nửa năm; từ trên 6 tháng đến dưới 12 tháng được tính tròn là 1 năm.
Mời bạn xem thêm:
- Quyền và nghĩa vụ của giáo viên được quy định thế nào?
- Giáo viên nghỉ ốm có được xét thi đua không?
- Giáo viên nghỉ hè có lương không?
Khuyến nghị
Với đội ngũ nhân viên là các luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý của LSX, chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý toàn diện về vấn đề luật dân sự đảm bảo chuyên môn và kinh nghiệm thực tế. Ngoài tư vấn online 24/7, chúng tôi có tư vấn trực tiếp tại các trụ sở Hà Nội, Hồ Chí Minh, Bắc Giang.
Thông tin liên hệ:
LSX đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề Giáo viên nghỉ hưu có được tính thâm niên không. Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến bản cam đoan đăng ký lại khai sinh Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
Câu hỏi thường gặp:
Đối với những giáo viên nghỉ hưu chưa được hưởng phụ cấp thâm niên mà thuộc đối tượng được hưởng và đáp ứng điều kiện hưởng phụ cấp thâm niên khi nghỉ hưu thì nộp hồ sơ giải quyết chế độ trợ cấp thâm niên đến cơ quan bảo hiểm xã hội cấp huyện tại địa phương. Hồ sơ bao gồm:
Thứ nhất, đối với nhà giáo đang hưởng lương hưu: Tờ khai đề nghị hưởng trợ cấp ban hành kèm theo Nghị định này (Mẫu số 01).
Thứ hai, đối với nhà giáo đủ điều kiện hưởng trợ cấp, chưa được giải quyết chế độ mà từ trần từ ngày 01 tháng 01 năm 2012 trở về sau, hồ sơ bao gồm:
– Tờ khai đề nghị hưởng trợ cấp của thân nhân, ban hành kèm theo Nghị định này (Mẫu số 02).
– Bản chụp Giấy chứng tử hoặc Giấy báo tử hoặc Quyết định của tòa án tuyên bố là đã chết (mang theo bản chính để đối chiếu).
– Văn bản ủy quyền theo quy định tại Khoản 2 Điều 4 Nghị định 14/2020/NĐ-CP (Mẫu số 03); trường hợp chỉ có một thân nhân thì không cần văn bản ủy quyền này.
Theo quy định tại Điều 6 Nghị định 14/2020/NĐ-CP thì: “Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày cơ quan bảo hiểm xã hội huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh nhận được đầy đủ hồ sơ đề nghị của người đủ điều kiện hưởng trợ cấp theo quy định tại Điều 5 Nghị định này, cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm giải quyết và chi trả trợ cấp cho người được hưởng. Trường hợp không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.”