Xin chào LSX, tôi có thắc mắc như sau mong được Luật sư hỗ trợ: Hiện nay tôi đang làm giáo viên tập sự tại một trường trung học phổ thông trên địa bàn thành phố Hải Phòng. Tôi đã tập sự được 04 tháng, kể từ ngày ký hợp đồng làm việc. Sắp tới, trường tôi có tổ chức hội thi giáo viên dạy giỏi cấp trường và tôi muốn đăng ký tham dự. Vậy, tôi muốn hỏi rằng: Giáo viên tập sự có được tham gia thi giáo viên giỏi không? Tôi chân thành cảm ơn!
Trả lời tư vấn: Cảm ơn bạn đã đặt câu hỏi cho LSX. Đối với vấn đề “Giáo viên tập sự có được thi giáo viên giỏi không?”, Luật sư X trả lời như sau:
Căn cứ pháp lý
- Văn bản hợp nhất Luật Viên chức 2019
- Luật Giáo dục 2019
- Thông tư 22/2019/TT-BGD
- Nghị định 115/2020/NĐ-CP
Giáo viên tập sự là ai?
Hiện nay, pháp luật chưa có quy định pháp luật cụ thể giải thích khái niệm giáo viên tập sự. Theo quy định tại LVC, giáo viên tập sự là thuật ngữ nhằm chỉ đối tượng giáo viên là viên chức đang trong thời kỳ tập sự. Khi giáo viên trúng tuyển viên chức sẽ phải thực hiện chế độ tập sự từ 03 tháng đến 12 tháng, trừ trường hợp giáo viên đó đã có thời gian từ đủ 12 tháng trở lên thực hiện chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm được tuyển dụng.
Theo quy định tại Điểm e Khoản 1 Điều 29 LVC, cơ sở giáo dục (đơn vị sự nghiệp công lập) sẽ đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc với giáo viên khi giáo viên không đạt yêu cầu sau thời gian tập sự. Do đó, có thể hiểu rằng, giáo viên tập sự đã được ký hợp đồng làm việc và được coi là viên chức.
Chế độ tiền lương của giáo viên tập sự
Chế độ tập sự đối với giáo viên là viên chức tương tự như chế độ thử việc của người lao động. Việc quy định chế độ tập sự giúp giáo viên có thời gian để làm quen với môi trường công tác, tập làm những công việc của vị trí việc làm được tuyển dụng như: giảng dạy, rèn luyện, … Trong thời gian tập sự, giáo viên vẫn công tác và làm việc, vì vậy, giáo viên tập sự vẫn được hưởng lương theo chế độ tập sự của viên chức tại Điều 23 Nghị định 115/2020/NĐ-CP (được sửa đổi bởi Khoản 13 Điều 1 Nghị định 85/2023/NĐ-CP), cụ thể như sau:
“1. Trong thời gian tập sự, người tập sự được hưởng 85% mức lương bậc 1 của chức danh nghề nghiệp tuyển dụng.
Trường hợp người tập sự có bằng tốt nghiệp ở trình độ đào tạo cao hơn so với yêu cầu về trình độ đào tạo của vị trí việc làm tuyển dụng thì mỗi mức trình độ đào tạo cao hơn được cộng thêm 01 bậc lương và được hưởng 85% hệ số lương ở bậc được xếp. Các khoản phụ cấp được hưởng theo quy định của pháp luật.
2. Người tập sự được hưởng 100% mức lương và phụ cấp của chức danh nghề nghiệp tương ứng với trình độ đào tạo quy định tại khoản 1 Điều này trong các trường hợp sau:
a) Làm việc vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn;
b) Làm việc trong các ngành, nghề độc hại, nguy hiểm;
c) Hoàn thành nghĩa vụ quân sự; nghĩa vụ tham gia công an nhân dân; sĩ quan quân đội, sĩ quan công an, quân nhân chuyên nghiệp phục viên, người làm công tác cơ yếu chuyển ngành, học viên tốt nghiệp đào tạo sĩ quan dự bị, tốt nghiệp đào tạo chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp xã ngành quân sự cơ sở được phong quân hàm sĩ quan dự bị đã đăng ký ngạch sĩ quan dự bị, đội viên thanh niên xung phong, đội viên trí thức trẻ tình nguyện tham gia phát triển nông thôn, miền núi từ đủ 24 tháng trở lên đã hoàn thành nhiệm vụ […]”
Giáo viên tập sự có được thi giáo viên giỏi không?
Thi giáo viên dạy giỏi là hội thi nhằm phát hiện, công nhận và tôn vinh giáo viên đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi. Đồng thời, việc tổ chức cuộc thi này giúp tạo động lực cho giáo viên phấn đấu, rèn luyện để hoàn thiện bản thân. Do đó, giáo viên sẽ là đối tượng mà hội thi này hướng tới. Vậy, giáo viên tập sự có được thi giáo viên giỏi không? là vấn đề mà nhiều giáo viên nhất là những giáo viên tập sự quan tâm. Đối với vấn đề này, LSX trả lời như sau:
Khoản 2 Điều 1 Thông tư 22/2019/TT-BGDĐT quy định về đối tượng được tham gia thi giáo viên dạy giỏi như sau: “Quy định này áp dụng đối với giáo viên đang chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ em trong trường mầm non, trường mẫu giáo, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập (sau đây gọi chung là cơ sở giáo dục mầm non); giáo viên đang giảng dạy, làm công tác chủ nhiệm lớp trong trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học, trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú, trường trung học phổ thông chuyên (sau đây gọi chung là cơ sở giáo dục phổ thông) và các tổ chức, cá nhân có liên quan.”
Quy định nêu trên không phân biệt giáo viên chính thức và giáo viên tập sự, do đó, giáo viên tập sự vẫn thuộc đối tượng được được hướng đến của hội thi giáo viên dạy giỏi cấp trường tới Đại học, Cao Đẳng.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, để đăng ký thi giáo viên dạy giỏi, giáo viên tập sự phải đáp ứng tiêu chuẩn về đảm bảo đạt chuẩn nghề nghiệp ở mức khá trở lên của năm liền kề năm tham dự Hội thi theo quy định tại Điều 6, Điều 7 và Điều 8 Thông tư 22/2019/TT-BGDĐT.
Hồ sơ tham dự Hội thi giáo viên dạy giỏi
Để đăng ký tham dự Hội thi giáo viên dạy giỏi, giáo viên cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ đăng ký tham dự theo quy định. Hồ sơ phải thể hiện được những thông tin nhân thân cơ bản của giáo viên, những thành tích mà giáo viên đạt được và những căn cứ chứng minh giáo viên đã đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn để tham gia hội thi theo quy định.
Căn cứ Điều 9 Thông tư 22/2019/TT-BGDĐT, hồ sơ tham dự Hội thi giáo viên dạy giỏi bao gồm:
Đối với cấp trường, hồ sơ gồm:
- Kết quả đạt chuẩn nghề nghiệp (bao gồm kết quả đánh giá đạt chuẩn nghề nghiệp và các minh chứng xác thực);
- Xác nhận của lãnh đạo cơ sở giáo dục kèm theo minh chứng xác thực về việc giúp người học có sự tiến bộ rõ rệt thông qua việc vận dụng hiệu quả biện pháp trong công tác chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ em; trong công tác giảng dạy, chủ nhiệm lớp;
Đối với cấp huyện, tỉnh, hồ sơ gồm:
- Danh sách các giáo viên đăng ký dự thi cấp huyện do lãnh đạo cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học, trung học cơ sở ký xác nhận;
- Danh sách các giáo viên đăng ký dự thi cấp tỉnh do trưởng phòng giáo dục và đào tạo, lãnh đạo trường trung học phổ thông trực thuộc ký xác nhận.
- Danh sách gửi kèm theo các minh chứng xác nhận đủ tiêu chuẩn tham dự Hội thi theo quy định;
- Xác nhận của lãnh đạo cơ sở giáo dục kèm theo minh chứng xác thực về việc giúp trẻ em, học sinh có sự tiến bộ rõ rệt thông qua việc vận dụng hiệu quả biện pháp trong công tác chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ em; trong công tác giảng dạy, chủ nhiệm lớp.
Mời bạn xem thêm:
- quyền và nghĩa vụ của giáo viên được quy định thế nào?
- viên chức có được kiêm nhiệm không?
- mã ngạch kế toán viên đại học như thế nào?
Khuyến nghị
LSX là đơn vị pháp lý đáng tin cậy, những năm qua luôn nhận được sự tin tưởng tuyệt đối của quý khách hàng. Với vấn đề Giáo viên tập sự có được thi giáo viên giỏi không? chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn luật dân sự Công ty LSX luôn hỗ trợ mọi thắc mắc, loại bỏ các rủi ro pháp lý cho quý khách hàng.
Thông tin liên hệ:
Vấn đề Giáo viên tập sự có được thi giáo viên giỏi không? đã được LSX giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty LSX chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc hay nhu cầu dịch vụ của quý khách hàng liên quan tới cấp bản sao trích lục khai tử Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102
Câu hỏi thường gặp:
Thời gian tập sự của giáo viên được quy định Khoản 2 Điều 21 Nghị định 115/2020/NĐ-CP như sau:
– 12 tháng đối với trường hợp tuyển dụng vào chức danh nghề nghiệp có yêu cầu tiêu chuẩn trình độ đào tạo đại học.
– 09 tháng đối với trường hợp tuyển dụng vào chức danh nghề nghiệp có yêu cầu tiêu chuẩn trình độ đào tạo cao đẳng;
– 06 tháng đối với trường hợp tuyển dụng vào chức danh nghề nghiệp có yêu cầu tiêu chuẩn trình độ đào tạo trung cấp.
– Thời gian nghỉ sinh con theo chế độ bảo hiểm xã hội, thời gian nghỉ ốm đau từ 14 ngày trở lên, thời gian nghỉ không hưởng lương, thời gian bị tạm giam, tạm giữ, tạm đình chỉ công tác theo quy định của pháp luật không được tính vào thời gian tập sự.
Trường hợp người tập sự nghỉ ốm đau hoặc có lý do chính đáng dưới 14 ngày mà được người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập nơi người được tuyển dụng vào viên chức đang thực hiện chế độ tập sự đồng ý thì thời gian này được tính vào thời gian tập sự.
Theo quy định tại Khoản 3 Điều 23 Nghị định 115/2020/NĐ-CP thì thời gian tập sự của viên chức nói chung và thời gian tập sự của giáo viên nói riêng sẽ không được tính vào thời gian xét nâng bậc lương.