Giấy tờ để làm hồ sơ tạm ngừng kinh doanh công ty tnhh mới

bởi Bảo Nhi
Giấy tờ để làm hồ sơ tạm ngừng kinh doanh công ty tnhh mới

Có rất nhiều lý do dẫn đến việc công ty tnhh phải tạm ngừng hoạt động, nhưng hiện nay đa phần là do vấn đề gặp khó khăn về mặt tài chính, nhân công … điều này buộc chủ sở hữu bắt buộc phải tiến hành thủ tục tạm ngừng hoạt động kinh doanh. Trong điều kiện ngày nay với sự biến động của nền kinh tế các hoạt động liên quan đến sản xuất, kinh doanh còn gặp nhiều khó khăn. Chính vì vậy, nhiều doanh nghiệp mới thành lập có vốn đầu tư nhỏ giúp khi gặp những biến động ngoài dự kiến ban đầu có thể không đủ kinh tế để duy trì hoạt động nên đành phải tạm ngừng kinh doanh. Khi thực hiện thủ tục tạm ngừng kinh doanh của công ty; thì cùng với đó, công ty cũng phải chuẩn bị đầy đủ những giấy tờ hồ sơ để nộp lên cơ quan có thẩm quyền. Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Luật sư X để hiểu và nắm rõ được những quy định về “Hồ sơ tạm ngừng kinh doanh công ty tnhh” có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.

Căn cứ pháp lý

Khái niệm tạm ngừng kinh doanh

Tạm ngừng kinh doanh công ty là thủ tục hành chính được doanh nghiệp thực hiện tại Sở kế hoạch đầu tư để tạm ngừng hoạt động sản xuất kinh doanh trong một khoảng thời gian nhất định vì các lý do khác nhau.

Hồ sơ tạm ngừng kinh doanh tnhh

Giấy tờ để làm hồ sơ tạm ngừng kinh doanh công ty tnhh mới
Giấy tờ để làm hồ sơ tạm ngừng kinh doanh công ty tnhh mới

Chuẩn bị hồ sơ được các cá nhân, tổ chức đánh giá là bước khó nhất trong thủ tục tạm ngừng kinh doanh. Phần vì các hồ sơ phải đảm bảo tính chính xác tuyệt đối, phần vì mỗi loại hình doanh nghiệp (cổ phần, trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh…) lại có những yêu cầu khác nhau. Trong khi đó thông tin về hồ sơ trên internet khá rối loạn, mỗi website đề cập một thông tin riêng. Chính vì vậy mà mọi người khi nghiên cứu, chuẩn bị hồ sơ không khỏi hoang mang, lo lắng.

Thông tin về hồ sơ tạm ngừng hoạt động kinh doanh được quy định rất rõ tại Nghị định 78/2015/NĐ-CP. Luật Hoàng Phi sẽ trình bày lại để quý bạn đọc nắm rõ.

Hồ sơ tạm ngừng kinh doanh Công ty TNHH 2 thành viên trở lên

– 1 Thông báo tạm ngừng kinh doanh (theo mẫu quy định)

– 1 Quyết định và bản sao biên bản họp của Hội đồng thành viên công ty về việc tạm ngừng kinh doanh

– 1 Giấy ủy quyền (nếu cá nhân, tổ chức sử dụng dịch vụ của một đơn vị ngoài)

Hồ sơ tạm ngừng kinh doanh Công ty TNHH 1 thành viên

– 1 Thông báo tạm ngừng kinh doanh (theo mẫu quy định)

– 1 Quyết định của chủ sở hữu công ty về việc tạm ngừng kinh doanh công ty

– 1 Giấy ủy quyền (nếu cá nhân, tổ chức sử dụng dịch vụ của một đơn vị ngoài)

Thủ tục tạm ngừng kinh doanh

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ tạm ngừng kinh doanh

Cá nhân, tổ chức: Soạn thảo các hồ sơ, tài liệu theo quy định (thông tin hồ sơ cụ thể mọi người xem ở mục dưới). Hồ sơ tạm ngừng kinh doanh có 1 phần quan trọng là lý do tạm ngừng kinh doanh, thông thường các doanh nghiệp đều lấy lý do là khó khăn về tài chính và không thể tiếp tục hoạt động.

Bước 2: Nộp hồ sơ tạm ngừng kinh doanh tới Sở kế hoạch đầu tư

Sau khi đã chuẩn bị xong hồ sơ tạm ngừng kinh doanh, cá nhân, tổ chức nộp trực tuyến tới Sở kế hoạch đầu tư tỉnh/thành phố đăng ký trụ sở chính doanh nghiệp

Bước 3: Tiếp nhận và thẩm định hồ sơ tạm ngừng kinh doanh công ty

Phòng Đăng ký kinh doanh thụ lý hồ sơ, xin ý kiến của các cơ quan liên quan (nếu cần) trong quá trình giải quyết và hoàn tất kết quả giải quyết hồ sơ và cập nhật tình trạng hồ sơ trên cơ sở dữ liệu trực tuyến để doanh nghiệp cập nhật được tình trạng hồ sơ

Bước 4: Nhận thông báo tạm ngừng hoạt động kinh doanh

Trường hợp hồ sơ hợp lệ, doanh nghiệp sẽ nộp hồ sơ (bản cứng) giấy tới Phòng đăng ký kinh doanh để nhận kết quả. Trường hợp hồ sơ cần sửa đổi, bổ sung, doanh nghiệp sẽ thực hiện việc sửa đổi, bổ sung hồ sơ theo yêu cầu của cơ quan đăng ký

Lưu ý: Thủ tục tạm ngừng hoạt động kinh doanh công ty chỉ cần nộp tại Sở kế hoạch đầu tư và KHÔNG phải nộp tại cơ quan thuê đang quản lý thuế của Doanh nghiệp.

Bước 5: Chính thức tạm ngừng hoạt động kinh doanh công ty

Sau khi nhận được thông báo tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp sẽ tạm ngừng từ thời gian được ghi trên thông báo, mọi hoạt động kinh doanh sau ngày tạm dừng hoạt động đều phải dừng lại, doanh nghiệp được phép hoạt động trở lại sau khi hết thời hạn tạm ngừng hoặc xin hoạt động sớm trở lại khi chưa hết thời hạn tạm ngừng.

Các khoản phí phải thanh toán khi tạm ngừng kinh doanh

Căn cứ vào Thông tư số 96/2015/TT-BTC quy định như sau:

“Điều 6. Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế

1. Trừ các khoản chi không được trừ nêu tại Khoản 2 Điều này, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:

a) Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

b) Khoản chi có đủ hoá đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.

c) Khoản chi nếu có hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.

Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt thực hiện theo quy định của các văn bản pháp luật về thuế giá trị gia tăng.

Như vậy khi doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh thì doanh nghiệp đó không có phát sinh bất kỳ chi phí nào liên quan đến hoạt động sản xuất nên các chi phí nếu có phát sinh.

Mời các bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Luật sư X sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Hồ sơ tạm ngừng kinh doanh công ty tnhh” hoặc các dịch vụ khác liên quan như là Thủ tục chứng minh căn nhà duy nhất. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833.102.102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.

Câu hỏi thường gặp

Khi doanh nghiệp thực hiện thủ tục tạm ngừng thì chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh có phải thực hiện thủ tục tạm ngừng kinh doanh không?

Khi doanh nghiệp muốn tạm ngừng kinh doanh công ty thì doanh nghiệp đồng thời phải gửi thông báo tạm ngừng hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh đã đăng ký (Nếu doanh nghiệp có chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh) căn cứ theo quy định tại Điều 66 Luật Doanh nghiệp 2020.

Doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có phải đóng BHXH không?

Căn cứ vào khoản 3 Điều 206 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định như sau: “Trong thời gian tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp phải nộp đủ số thuế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp còn nợ; tiếp tục thanh toán các khoản nợ, hoàn thành việc thực hiện hợp đồng đã ký với khách hàng và người lao động, trừ trường hợp doanh nghiệp, chủ nợ, khách hàng và người lao động có thỏa thuận khác.”
Theo quy định này, trường hợp doanh nghiệp hoàn thành tất cả các nghĩa vụ tài chính cho người lao động trước thời điểm tạm ngừng kinh doanh thì không phải tiếp tục đóng BHXH trong thời gian tạm ngừng kinh doanh. Nếu chưa thực hiện hết các nghĩa vụ bảo hiểm thì phải tiếp tục hoàn thiện nghĩa vụ này.
Như vậy, trường hợp doanh nghiệp tại thời điểm tạm ngừng kinh doanh, nếu vẫn phát sinh các khoản nợ về thuế, BHXH…thì vẫn phải tiếp tục thanh toán, chỉ trừ trường hợp doanh nghiệp và các bên có thoả thuận khác.

Thời gian giải quyết hồ sơ là bao lâu?

Sau khi nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và cấp giấy xác nhận về việc doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh đăng ký tạm ngừng kinh doanh trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm