Hàng xóm hát karaoke bị đâm chết xử lý thế nào?

bởi TranQuynhTrang
Hàng xóm hát karaoke bị đâm chết

Thời gian vừa qua rất nhiều vụ việc thương tâm đáng tiếc xảy do xô xát không đáng có giữa hàng xóm với nhau, điển hình như hàng xóm hát karaoke bị đâm chết tại tỉnh Hà Tĩnh thời gian qua, vụ việc diễn ra để lại hậu quả nghiêm trọng, thiệt hại về người và của. Toà án đã xét xử xử phạt đối với hành vi vi phạm này. Bên cạnh đó, thắc mắc mà nhiều bạn đọc quan tâm rằng hành vi hát karaoke gây ồn có bị xử lý không? Và ai có thẩm quyền giải quyết hành vi hát karaoke gây ồn? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu tại nội dung bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc nêu trên cho bạn. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích đến bạn.

Căn cứ pháp lý

Hàng xóm hát karaoke bị đâm chết

Bản án ngày 28/8 của TAND Hà Tĩnh xác định, khoảng 11h ngày 28/2, về nhà sau khi uống rượu, ông Nguyễn Viết Lộc (xã Thái Yên, huyện Đức Thọ) nằm ngủ song nghe tiếng hát karaoke quá to phát ra từ nhà hàng xóm Nguyễn Công Thành (45 tuổi). Bực tức, ông Lộc ném gạch vào sân rồi chửi bới.

Thấy vậy, ông Nguyễn Minh Phước (50 tuổi) cùng một số người đang hát ở nhà ông Thành đã đi ra. Hai bên xô xát, ông Lộc bị ông Phước cắn vào má phải. Ông Lộc bực tức về nhà lấy hai con dao và một chiếc liềm chạy sang đâm hai nhát vào ông Phước khiến tử vong.

Tại phiên tòa Hội đồng xét xử tuyên phạt ông Lộc 14 năm tù về tội Giết người, buộc bồi thường cho gia đình bị hại 180 triệu đồng.

Hành vi hát karaoke gây ồn có bị xử lý không?

Căn cứ theo Điều 8 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về bảo đảm sự yên tĩnh chung như sau:

“Điều 8. Vi phạm quy định về bảo đảm sự yên tĩnh chung

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Gây tiếng động lớn, làm ồn ào, huyên náo tại khu dân cư, nơi công cộng trong khoảng thời gian từ 22 giờ ngày hôm trước đến 06 giờ sáng ngày hôm sau;

b) Không thực hiện các quy định về giữ yên tĩnh của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, nhà điều dưỡng, trường học hoặc ở những nơi khác có quy định phải giữ yên tĩnh chung;

c) Bán hàng ăn uống, giải khát quá giờ quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi dùng loa phóng thanh, chiêng, trống, còi, kèn hoặc các phương tiện khác để cổ động ở nơi công cộng mà không được phép của các cơ quan có thẩm quyền.

3. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này.”

Như vậy, theo quy định trên nếu hàng xóm hát karaoke làm ồn ào trong khoảng thời gian từ 22 giờ hôm trước đến 06 giờ sáng ngày hôm sau thì sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng.

Mức xử phạt đối với hành vi hát karaoke gây tiếng ồn?

Theo Điều 17 Nghị định 155/2016/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định tiếng ồn, cụ thể:

“Điều 17. Vi phạm các quy định về tiếng ồn

1. Phạt cảnh cáo đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn dưới 02 dBA.

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 02 dBA đến dưới 05 dBA.

3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 05 dBA đến dưới 10 dBA.

Hàng xóm hát karaoke bị đâm chết
Hàng xóm hát karaoke bị đâm chết

4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 10 dBA đến dưới 15 dBA.

5. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 15 dBA đến dưới 20 dBA.

6. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 20 dBA đến dưới 25 dBA.

7. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 25 dBA đến dưới 30 dBA.

8. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 30 dBA đến dưới 35 dBA.

9. Phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 140.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 35 dBA đến dưới 40 dBA.

10. Phạt tiền từ 140.000.000 đồng đến 160.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn trên 40 dBA.

11. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Đình chỉ hoạt động gây ô nhiễm tiếng ồn của cơ sở từ 03 tháng đến 06 tháng đối với trường hợp vi phạm quy định tại các khoản 4, 5, 6 và 7 Điều này;

b) Đình chỉ hoạt động của cơ sở từ 06 tháng đến 12 tháng đối với trường hợp vi phạm quy định tại các khoản 8, 9 và 10 Điều này.

12. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc thực hiện biện pháp giảm thiểu tiếng ồn đạt quy chuẩn kỹ thuật trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các vi phạm quy định tại Điều này gây ra;

b) Buộc chi trả kinh phí trưng cầu giám định, kiểm định, đo đạc và phân tích mẫu môi trường trong trường hợp có vi phạm về tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường hoặc gây ô nhiễm tiếng ồn theo định mức, đơn giá hiện hành đối với các vi phạm quy định tại Điều này.”

Như vậy, người hát karaoke có thể bị phạt tiền lên đến 160 triệu đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn trên 40 dBA. Ngoài việc bị xử phạt vi phạm hành chính, người hát karaoke không đúng giờ quy định gây ồn còn bị đình chỉ hoạt động gây ô nhiễm tiếng ồn cũng như buộc thực hiện biện pháp giảm thiểu tiếng ồn và các chi phí trưng cầu giám định phân tích tiếng ồn..

Ai có thẩm quyền giải quyết hành vi hát karaoke gây ồn?

Căn cứ Điều 68, Điều 69 Nghị định 144/2021/NĐ-CP đối với hành vi vi phạm quy định về tiếng ồn trên, thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính thuộc về Chủ tịch UBND các cấp hoặc Công an nhân dân. Do đó, khi gặp phải hàng xóm hát karaoke ồn ào như trên, người dân có thể báo cho UBND hoặc Công an nhân dân gần nhất để được giải quyết một cách nhanh chóng để không ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Khuyến nghị

Đội ngũ luật sư, luật gia cùng chuyên viên, chuyên gia tư vấn pháp lý với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, chúng tôi có cung cấp dịch vụ tư vấn luật hình sự Luật sư X với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn” chúng tôi đảm bảo với quý khách hàng sự UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – CHUYÊN NGHIỆP.

Thông tin liên hệ:

Vấn đề Hàng xóm hát karaoke bị đâm chết” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư X luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như dịch vụ tư vấn pháp lý về giải thể công ty tnhh 2 thành viên nhanh chóng, vui lòng liên hệ đến hotline 0833102102 Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.

Câu hỏi thường gặp:

Tố cáo hành vi hát karaoke gây mất trật tự ở đâu?

Trường hợp phát hiện hát karaoke gây mất trật tự; gây ồn ào ảnh hưởng đến trật tự công cộng; gây khó chịu tới hàng xóm; gây ảnh hưởng đến cuộc sống của mọi người xung quanh khu dân cư. Có thể báo hành vi vi phạm đến Ủy ban nhân dân xã/phường để giải quyết.

Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính hành vi hát karaoke gây mất trật tự là bao lâu?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định 144/2021/NĐ-CP thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính hành vi hát karaoke gây mất trật tự được quy định với thời gian là 01 năm.

Dịch vụ karaoke được hiểu là như thế nào?

Căn cứ khoản 1 Điều 2 Nghị định 54/2019/NĐ-CP quy định về dịch vụ karaoke như sau:
“Dịch vụ karaoke là dịch vụ cung cấp âm thanh, ánh sáng, nhạc, lời bài hát và hình ảnh thể hiện trên màn hình (hoặc hình thức tương tự) phục vụ cho hoạt động ca hát tại các cơ sở đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke theo quy định của Nghị định này“.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm