Hành vi bán thuốc điều trị Covid không rõ nguồn gốc xử lý ra sao?

bởi PhuongMai
hành vi bán thuốc điều trị Covid không rõ nguồn gốc xử lý như thế nào

Dịch bệnh đáng sợ; đó là điều ai cũng phải thừa nhận. Lợi dụng tâm lý hoang mang của người dân; nhiều người đã nhập về những loại thuốc điều trị Covid không rõ nguồn gốc; bán với giá cao nhằm thu lợi bất chính. Mặc dù đã được cảnh báo nhiều lần nhưng nhiều người vẫn tranh giành nhau mua. Vậy hành vi bán thuốc điều trị Covid không rõ nguồn gốc xử lý ra sao? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết sau đây:

“Ngày 3/9; phòng cảnh sát môi trường phối hợp cùng Đội quản lý thị trường số 13, cục QLTT Hà Nội phát hiện, thu giữ hàng trăm hộp thuốc; được quảng cáo là có thể điều trị Covid nhưng không rõ nguồn gốc. Chiều ngày 2/9; lực lượng liên ngành đã kiểm tra ô tô mang BKS 30F-084.88. Qua điều tra, lực lượng chức năng phát hiện người phụ nữ này đang vận chuyển 400 hộp thuốc Areplivir và 50 hộp thuốc Kopoha. Trên bao bì các sản phẩm đều in chữ do nước ngoài sản xuất. Các loại thuốc đều chưa xác định được nguồn gốc.”

Căn cứ pháp lý

Nghị định 117/2020/NĐ-CP

Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)

Thế nào là hàng trôi nổi?

Hàng trôi nổi là những hàng hóa không rõ nguồn gốc; chưa được kiểm định và cấp phép bởi bộ y tế nhưng đã được lưu thông trên thị trường. Thường hàng trôi nổi là dùng để chỉ chung cho hai loại hàng giả và hàng nhái.

Trách nhiệm hành chính đối với hành vi bán thuốc điều trị Covid không rõ nguồn gốc

Hành vi bán thuốc điều trị Covid không rõ nguồn gốc có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 58 Nghị định 117/2020/NĐ-CP.

Tuy nhiên, nếu sau đó xác định được thuốc này có vi phạm mức độ 1, 2, 3 theo quy định của pháp luật hay không thì sẽ có thể áp dụng mức phạt khác.

Trách nhiệm hình sự đối với hành vi bán thuốc điều trị Covid không rõ nguồn gốc

Theo đó, hành vi bán thuốc điều trị Covid không rõ nguồn gốc có thể được xếp vào hành vi buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh.

  • Phạt tù từ 02 năm đến 07 năm đối với hành vi buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh.
  • Phạt tù từ 05 năm đến 12 năm trong trường hợp: có tổ chức; có tính chất chuyên nghiệp; tái phạm nguy hiểm; lợi dụng chức vụ, quyền hạn; lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức; buôn bán qua biên giới; hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá từ 150.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; …
  • Phạt tù từ 12 năm đến 20 năm trong trường hợp: hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá 500.000.000 đồng trở lên; thu lợi bất chính từ 500.000.000 đồng đến dưới 2.000.000.000 đồng; …
  • Phạt tù từ 20 năm; tù chung thân; tử hình trong trường hợp: thu lợi bất chính 2.000.000.000 đồng trở lên; làm chết 02 người trở lên; gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 122% trở lên; gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.

Giải quyết tình huống

Hiện tại, lực lượng chức năng vẫn đang tiếp tục điều tra về vụ việc trên. Số lượng người đã mua lô hàng này và sử dụng vẫn chưa được xác minh; vậy nên vẫn chưa thể xác định rõ trách nhiệm mà các đối tượng phải chịu. Tuy nhiên; với số lượng hàng hóa trên; có lẽ trách nhiệm hình sự là không thể tránh khỏi.

Có thể bạn quan tâm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vụ việc “Hành vi bán thuốc điều trị Covid không rõ nguồn gốc bị xử lý ra sao?“. Để biết thêm thông tin chi tiết về vụ việc hoặc giải đáp những vấn đề pháp lý khó khăn; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Tại sao hành vi buôn bán thuốc giả lại có mức xử phạt nặng hơn so với buôn bán hàng giả?

Hành vi buôn bán thuốc giả có mức xử phạt nặng hơn so với buôn bán hàng giả bởi thuốc giả sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến người bệnh, đến con người. Đây là hành vi nguy hiểm do đánh vào tâm lí của người bệnh.

Phân biệt hàng giả, hàng nhái và hàng kém chất lượng?

Hàng giả là hàng có tên y hệt với hàng thật; chất lượng của hàng giả có thể kém, có thể bằng, có thể hơn hàng thật. Hàng nhái là hàng có tên có sự thay đổi một vài chi tiết so với hàng thật. Hàng kém chất lượng là hàng thật; tuy nhiên các thông số lại có sự sai lệch so với hàng thật.

Tại sao hành vi buôn bán lương thực, thực phẩm giả lại có mức xử phạt nặng hơn so với buôn bán hàng giả?

Tương tự hành vi buôn bán thuốc giả; hành vi buôn bán lương thực, thực phẩm giả ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người nên có mức xử phạt nặng hơn.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm