Hiện nay hành vi chiếm đoạt tiền bảo hiểm y tế thông qua việc gian lận, trục lợi Quỹ Bảo hiểm y tế ngày càng phức tạp, tinh vi, gây tổn hại lớn cho Quỹ Bảo hiểm y tế cũng như quyền lợi của người tham gia Bảo hiểm y tế. Việc trục lợi xảy ra ở hai quá trình chính bao gồm: Trục lợi trong quá trình tham gia Bảo hiểm y tế (thu/đóng và phát hành thẻ Bảo hiểm y tế) và trục lợi trong khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế. Điển hình như việc nhân viên y tế đã dùng mã thẻ của người bệnh kê khống đơn lĩnh thuốc và đề nghị thanh toán….Để có thể hiểu thêm về các mức xử phạt đối với hành vi này, mời Quý bạn đọc cùng Luật sư X tham khảo bài viết về chủ đề: “Hành vi chiếm đoạt tiền bảo hiểm y tế bị xử lý như thế nào 2023” dưới đây nhé!
Căn cứ pháp lý:
Mức xử phạt hành chính đối với hành vi chiếm đoạt tiền bảo hiểm y tế
Theo đó thì tại nghị định 117/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế. Cụ thể tại khoản 4 và 5 điều 80 có quy định như sau:
– Phạt tiền từ 10.000.000 đến 15.000.000 đồng đối với hành vi chiếm đoạt tiền bảo hiểm y tế.
– Biện pháp khắc phục hậu quả
+ Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được vào tài khoản thu của quỹ bảo hiểm y tế đối với hành vi vi phạm nêu trên
+ Buộc hoàn trả số tiền mà đối tượng tham gia bảo hiểm y tế bị thiệt hại ( nếu có) đối với hành vi vi phạm. Trường hợp không hoàn trả được cho đối tượng thì nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật.
Mức phạt nêu trên là mức phạt tiền đối với cá nhân, đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Tại điều 49 của luật bảo hiểm cũng quy định về xử lý vi phạm. Theo đó thì
– Người có hành vi vi phạm quy định của Luật này và quy định khác của luật có liên quan đến bảo hiểm y tế thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật
– Cơ quan, tổ chức có hành vi vi phạm quy định của luật này và quy định khác của luật có liên quan đến bảo hiểm y tế thì bị xử phạt vi phạm hành chính, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật
– Cơ quan, tổ chức, người sử dụng lao động có trách nhiệm đóng bảo hiểm y tế mà không đóng hoặc đóng không đầy đủ theo quy định của pháp luật thì sẽ bị xử lý như sau:
+ Phải đóng đủ số tiền chưa đóng và nộp lại số tiền lại bằng hai lần mức lãi suất liên ngân hàng tính trên số tiền, thời gian chậm đóng;nếu không thực hiện thì theo yêu cầu của người có thẩm quyền, ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước có trách nhiệm trích tiền từ tài khoản tiền gửi của cơ quan, tổ chức, người sử dụng lao động có trách nhiệm đóng bảo hiểm y tế để nộp số tiền chưa đóng, chậm đóng và lãi của số tiền này vào tài khoản của quỹ bảo hiểm y tế.
+ Phải hoàn trả toàn bộ chi phí cho người lao động trong phạm vi quyền lợi, mức hưởng bảo hiểm y tế mà người lao động đã chi trả trong thời gian chưa có thẻ bảo hiểm y tế.
Như vậy thì đối với những hành vi vi phạm liên quan đến bảo hiểm xã hội thì tùy theo tính chất mức độ mà có những mức phạt khác nhau, có thể là xử lý kỷ luật, phạt vi phạm hành chính, truy cứu trách nhiệm hình sự.
Truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi chiếm đoạt tiền bảo hiểm y tế
Căn cứ Điều 215 Bộ luật Hình sự 2015 quy định tội gian lận bảo hiểm y tế như sau:
Khung hình phạt 1:
Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, chiếm đoạt tiền bảo hiểm y tế từ 10.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại từ 20.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng mà không thuộc trường hợp quy định tại một trong các điều 174, 353 và 355 của Bộ luật này, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
Khung hình phạt 2:
Người nào phạm tội gian lận bảo hiểm y tế thuộc những trường hợp sau đây thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
– Có tổ chức;
– Có tính chất chuyên nghiệp;
– Chiếm đoạt tiền bảo hiểm y tế từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
– Gây thiệt hại từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
– Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt;
– Tái phạm nguy hiểm.
Khung hình phạt 3:
Người nào phạm tội gian lận bảo hiểm y tế thuộc trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
– Chiếm đoạt tiền bảo hiểm y tế 500.000.000 đồng trở lên;
– Gây thiệt hại 500.000.000 đồng trở lên.
Người phạm tội gian lận bảo hiểm y tế còn có hình phạt bổ sung: bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Trình tự đăng ký đóng, cấp thẻ BHYT online đối với người chỉ tham gia BHYT năm 2023
Phụ lục Quyết định 50/QĐ-BHXH ngày 19/01/2023 nêu rõ trình tự thực hiện việc đăng ký đóng, cấp thẻ BHYT online đối với người chỉ tham gia BHYT như sau:
- Bước 1. Đăng ký, đăng nhập Cổng Dịch vụ công quốc gia hoặc Cổng Dịch vụ công của BHXH Việt Nam.
- Bước 2. Lựa chọn dịch vụ “Đăng ký đóng, cấp thẻ BHYT đối với người chỉ tham gia BHYT”.
- Bước 3. Người tham gia kê khai thông tin online theo Mẫu 01-TK theo Quyết định 3510/QĐ-BHXH ngày 21/11/2022.
- Bước 4. Người tham gia chọn thanh toán và thực hiện thanh toán theo hướng dẫn.
- Bước 5. Người tham gia nhận thông báo: Biên lai thu tiền điện tử từ hệ thống ngân hàng/trung gian thanh toán.
- Bước 6. Người tham gia nhận thông báo thời hạn trả thẻ BHYT hoặc thời hạn thẻ BHYT tiếp tục được sử dụng.
- Bước 7. Nhận thẻ BHYT bản điện tử hoặc thẻ BHYT bản giấy theo phương thức đã đăng ký.
Mời bạn xem thêm:
- Mức hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo 2023
- Xử lý vi phạm gia công hàng hóa có yếu tố nước ngoài
- Mức phạt tiền thuế chậm nộp là bao nhiêu?
- Mức phạt hành vi đổ rác ra đường bộ không đúng nơi quy định
Thông tin liên hệ
Luật sư X đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Hành vi chiếm đoạt tiền bảo hiểm y tế bị xử lý như thế nào 2023“. Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến Thủ tục cho công ty thuê xe ô tô. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định tại Điều 27 Bộ luật Hình sự 2015 quy định thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự như sau:
Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được quy định như sau:
a) 05 năm đối với tội phạm ít nghiêm trọng;
b) 10 năm đối với tội phạm nghiêm trọng;
c) 15 năm đối với tội phạm rất nghiêm trọng;
d) 20 năm đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được tính từ ngày tội phạm được thực hiện. Nếu trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này, người phạm tội lại thực hiện hành vi phạm tội mới mà Bộ luật này quy định mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy trên 01 năm tù, thì thời hiệu đối với tội cũ được tính lại kể từ ngày thực hiện hành vi phạm tội mới.
Nếu trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này, người phạm tội cố tình trốn tránh và đã có quyết định truy nã, thì thời hiệu tính lại kể từ khi người đó ra đầu thú hoặc bị bắt giữ.
Theo đó, tùy theo khung hình phạt được áp dụng thì thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự về tội gian lận bảo hiểm y tế áp dụng những mức nêu trên.
– Khách thể của tội phạm này là các quỹ bảo hiểm y tế của cơ quan bảo hiểm xã hội. Tội phạm này xâm phạm đến trật tự quản lý quỹ bảo hiểm y tế, xâm phạm đến các quy định của nhà nước về bảo hiểm y tế.
– Đối tượng tác động của tội gian lận bảo hiểm y tế là hồ sơ bệnh án, đơn thuốc, chi phí, giường bệnh…, hồ sơ hưởng chế độ bảo hiểm y tế, thẻ y tế… Khách thể của tội phạm ở đây có thể bị xâm hại để chiếm đoạt số tiền của cơ quan bảo hiểm.
Những gian lận của người tham gia bảo hiểm y tế:
+ Giả mạo hồ sơ, thẻ bảo hiểm y tế để hưởng chế độ bảo hiểm y tế trái quy định/
+ Sử dụng thẻ bảo hiểm y tế được cấp khống, thẻ bảo hiểm y tế giả, thẻ đã bị thu hồi, thẻ bị sửa chữa, thẻ bảo hiểm y tế của người khác trong khám chữa bệnh hưởng chế độ bảo hiểm y tế trái quy định.
– Những gian lận của người liên quan: Chủ yếu là những cán bộ trong các cơ quan y tế
+ Lập hồ sơ bệnh án, kê đơn thuốc khống. Có nghĩa là các đối tượng đã lập hồ sơ bệnh án của những bệnh nhân không có thật, kê đơn thuốc không có thật để hưởng chế độ bảo hiểm y tế. Dạng hành vi này thường là hành vi có tổ chức và thường gây ra hậu quả rất lớn do cùng lúc lập khống rất nhiều hồ sơ, bệnh án, đơn thuốc. Đó là các trường hợp cán bộ, bác sĩ trong cơ sở khám chữa bệnh có ký hợp đồng khám chữa bệnh bảo hiểm y tế với cơ quan bảo hiểm xã hội đã dùng thủ đoạn mượn thẻ bảo hiểm y tế, làm giấy chuyển viện khống, lập đơn thuốc khống để chiếm đoạt số lượng lớn thuốc bảo hiểm y tế hoặc chiếm đoạt tiền bảo hiểm y tế.
+ Kê tăng số lượng hoặc thêm loại thuốc, vật tư y tế, dịch vụ kỹ thuật, chi phí giường bệnh và các chi phí khác mà thực tế người bệnh không sử dụng.