Hành vi chống đối lực lượng phòng chống dịch sẽ bị xử lý ra sao?

bởi HuongGiang
Hành vi chống đối lực lượng phòng chống dịch sẽ bị xử lý ra sao?

Thời gian vừa qua tình hình Covid-19 diễn biến phức tạp; tại các chốt kiểm dịch lực lượng phòng chống dịch kiểm soát chặt chẽ tránh để giảm thiểu tình trạng lây lan dịch bệnh. Tuy nhiên vừa qua có các trường hợp không tuân thủ quy định về phòng chống dịch; có hành vi chống đối lực lượng phòng chống dịch gây bức xúc trong dư luận gần đây:

“Tối 28.5, xe khách biển số 76B-010.22 của nhà xe Chín Nghĩa lưu thông trên QL1A theo hướng nam – bắc; đến chốt kiểm soát dịch Covid-19 xã Hòa Phước (H.Hòa Vang, Đà Nẵng); thì lực lượng trực chốt yêu cầu dừng xe kiểm tra. Tuy nhiên; người của nhà xe Chín Nghĩa đã có hành vi chống đối lực lượng làm nhiệm vụ tại chốt. Tài xế Nguyễn Văn Tuấn (32 tuổi, ngụ TP.Quảng Ngãi) bất hợp tác.

Người nhà xe không cung cấp giấy tờ về điểm đi và đến; không đưa hành khách xuống đo thân nhiệt, không khai báo y tế phòng chống dịch Covid-19. Tuấn còn đóng cửa xe; “nhốt” một CSGT bên trong rồi di chuyển với tốc độ cao để bỏ chạy; thì tông vào chốt kiểm dịch dã chiến làm vỡ gương quan sát tại chốt, vỡ kính xe. Khi bị CSGT buộc dừng xe, người này và phụ xe còn tiếp tục chống trả quyết liệt.”

Căn cứ pháp lý

Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012

Nghị định 208/2013/NĐ-CP

Nghị định 167/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính

Chống đối lực lượng phòng chống dịch sẽ bị xử phạt về tội gì ?

Khoản 1 Điều 3 Nghị định 208/2013/NĐ-CP quy định như sau:

1. Người thi hành công vụ là cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ lực lượng vũ trang nhân dân được cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có thẩm quyền giao thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật và được pháp luật bảo vệ nhằm phục vụ lợi ích của Nhà nước, nhân dân và xã hội.“

2. Hành vi chống người thi hành công vụ là hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc không chấp hành hiệu lệnh, yêu cầu của người thi hành công vụ hoặc có hành vi khác nhằm cản trở người thi hành công vụ thực hiện nhiệm vụ được giao hoặc ép buộc người thi hành công vụ không thực hiện nhiệm vụ được giao.“

Theo quy định trên; hành vi chống đối lực lượng phòng chống dịch tại chốt kiểm dịch chính là hành vi chống người thi hành công vụ. Đây là hành vi vi phạm pháp luật; và sẽ bị xử lý hành chính hoặc xử lý hình sự .

Xử phạt hành chính hành vi chống đối lực lượng phòng chống dịch

Điều 20 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tự; an toàn xã hội thì hành vi cản trở; chống lại việc thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ; hoặc đưa hối lộ người thi hành công vụ mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì có thể bị phạt tiền: 

“Điều 20. Hành vi cản trở; chống lại việc thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ hoặc đưa hối lộ người thi hành công vụ

……….

2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Cản trở hoặc không chấp hành yêu cầu thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ;

b) Có lời nói, hành động đe dọa, lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm người thi hành công vụ;

c) Xúi giục, lôi kéo hoặc kích động người khác không chấp hành yêu cầu thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ.

3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực để chống người thi hành công vụ;

b) Gây thiệt hại về tài sản, phương tiện của cơ quan nhà nước, của người thi hành công vụ;

c) Đưa tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác cho người thi hành công vụ để trốn tránh việc xử lý vi phạm hành chính”.

Theo quy định trên tùy vào hành vi vi phạm; người vi phạm phòng chống dịch có thể bị xử phạt hành chính từ 2 triệu đồng đến 5 triệu đồng đối với hành vi chống đối lực lượng phòng dịch.

Truy cứu hình sự hành vi chống đối lực lượng phòng chống dịch

Bộ luật Hình sự 2015; sửa đổi bổ sung 2017 quy định truy cứu trách nhiệm hình sự về tội chống người thi hành công vụ trong trường hợp sau

Điều 330. Tội chống người thi hành công vụ

1. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Phạm tội 02 lần trở lên;

c) Xúi giục, lôi kéo, kích động người khác phạm tội;

d) Gây thiệt hại về tài sản 50.000.000 đồng trở lên;

đ) Tái phạm nguy hiểm.”

Như vậy những người có hành vi chống đối lực lượng phòng chống dịch; với mức độ nghiêm trọng có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm; trường hợp có tổ chức hoặc phạm tội nhiều lần;… người vi phạm có thể đối mặt với mức phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.

Mời bạn xem thêm bài viết

Trên đây là quan điểm của Luật sư X về vấn đề; “Hành vi chống đối lực lượng phòng chống dịch sẽ bị xử lý ra sao?“. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc giải đáp những vấn đề pháp lý khó khăn; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Một hành vi vi phạm hành chính có thể bị xử phạt bao nhiêu lần?

Căn cứ quy định về Điểm d Khoản 1 Điều 3 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 về nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính:
d) Chỉ xử phạt vi phạm hành chính khi có hành vi vi phạm hành chính do pháp luật quy định.
Một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị xử phạt một lần.
Nhiều người cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính thì mỗi người vi phạm đều bị xử phạt về hành vi vi phạm hành chính đó.
Một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính hoặc vi phạm hành chính nhiều lần thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm;

Quy định về hình thức xử phạt trục xuất 

Căn cứ quy định tại Điều 27 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, quy định về hình thức xử phạt trục xuất cụ thể như sau:
“1. Trục xuất là hình thức xử phạt buộc người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính tại Việt Nam phải rời khỏi lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2. Chính phủ quy định chi tiết việc áp dụng hình thức xử phạt trục xuất.”

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm