Chiến tranh qua đi; Việt Nam đứng lên xây dựng chủ nghĩa xã hội. Mặc dù chiến tranh đã qua đi từ rất lâu; nhưng Việt Nam vẫn phải đối mặt với những thế lực thù trong giặc ngoài; luôn sẵn sàng tìm đủ mọi cách để phá hoại sự hòa bình vốn có của Việt Nam. Mới đây; cơ quan công an đã khởi tố, bắt tạm giam một thanh niên có hành vi chống phá nhà nước Việt Nam. Vậy hành vi này có thể phải đối mặt với hình phạt gì? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết dưới đây:
“Ngày 10/8; cơ quan an ninh điều tra Công an tỉnh Tiền Giang khởi tố, tạm giam Huấn về hành vi làm, tàng trữ, phát tán, tuyên truyền thông tin, tài liệu nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Cơ quan điều tra xác định; từ năm 2015 đến nay; Huấn sử dụng tài khoản mạng xã hội Huan Tran đăng tải nhiều bài viết với nội dung xuyên tạc; phỉ báng chính quyền, xúc phạm các lãnh đạo Đảng, Nhà nước; bịa đặt thông tin gây hoang mang dư luận. Làm việc với công an Tiền Giang; Huấn cam kết sẽ chấm dứt hành vi nhưng vẫn tái phạm. Đến ngày 7/4, Huấn đã chia sẻ 186 bài viết với 254 trang. Các nội dung được Huấn đề cập đã được xác định đều là nội dung sai sự thật.”
Căn cứ pháp lý
Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)
Thế nào là tội làm, tàng trữ, phát tán, tuyên truyền thông tin, tài liệu nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Đây là tội có hành vi cấu thành tội phạm là hành vi làm, tàng trữ, phát tán, tuyên truyền thông tin; tài liệu nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Thường những hành vi của tội danh này được thực hiện thông qua mạng xã hội. Rất khó khăn để phát hiện. Bởi những đối tượng khi thực hiện hành vi này thường rất ranh ma; họ sử dụng nhiều tài khoản mạng xã hội ảo. Sau khi đạt được mục đích; họ hoàn toàn có thể xóa những nội dung đã đăng tải để trốn tránh tội phạm. Chính vì vậy, để phát hiện những tội phạm như vậy cần sự tham gia; giúp sức rất lớn của lực lượng an ninh mạng.
Trách nhiệm hình sự đối với hành vi làm, tàng trữ, phát tán, tuyên truyền thông tin, tài liệu nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Với hành vi chống phá nhà nước; thanh niên đó có thể đối mặt với một trong các mức hình phạt sau:
Phạt tù từ 05 năm đến 12 năm trong trường hợp: làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm có nội dung xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân; làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm có nội dung bịa đặt, gây hoang mang trong nhân dân; làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm gây chiến tranh tâm lý.
Phạt tù từ 10 năm đến 20 năm trong trường hợp: phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng.
Phạt tù từ 01 năm đến 05 năm với người chuẩn bị phạm tội này.
Giải quyết tình huống
Từ tình huống trên cho thấy; Huấn đã bị khởi tố và tạm giam về hành vi “làm, tàng trữ, phát tán, tuyên truyền thông tin, tài liệu nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Có thể thấy, Huấn đã từng làm việc với công an một lần và đã hứa là sẽ không thực hiện hành vi trên nữa; nhưng sau đó vẫn tái phạm. Từ đó cho thấy khả năng cao lần này; Huấn có thể phải đối mặt với hình phạt tù từ 12 năm đến 20 năm.
Bên cạnh đó; với hành vi tái phạm của mình; đó có thể được coi là một tình tiết tăng nặng mức hình phạt mà Huấn phải chịu cho hành vi làm, tàng trữ, phát tán, tuyên truyền thông tin; tài liệu nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam của mình.
Có thể bạn quan tâm:
- In ấn tài liệu tuyên truyền chống phá nhà nước bị tội gì?
- Lăng mạ lực lượng phòng chống dịch Covid-19 sẽ bị phạt thế nào?
- Bị thiên tai được nhà nước hỗ trợ thế nào?
Thông tin liên hệ
Trên đây là quan điểm của Luật sư X về vụ việc “Hành vi chống phá nhà nước có thể phải đối mặt với án phạt gì?“. Để biết thêm thông tin chi tiết về vụ việc hoặc giải đáp những vấn đề pháp lý khó khăn; vui lòng liên hệ: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
Hành vi phá rối an ninh là hành vi nhằm chống chính quyền nhân dân mà kích động, lôi kéo, tụ tập nhiều người phá rối an ninh; chống người thi hành công vụ; cản trở hoạt động của cơ quan, tổ chức.
Hành vi chống phá cơ sở giam giữ là hành vi nhằm chống chính quyền nhân dân mà phá cơ sở giam giữ; tổ chức trốn khỏi cơ sở giam giữ; đánh tháo người bị giam giữ, người bị áp giải hoặc trốn khỏi cơ sở giam giữ.
Hành vi khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân là hành vi nhằm chống chính quyền nhân dân mà xâm phạm tính mạng của cán bộ, công chức hoặc người khác; hoặc phá hủy tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân.