Chào Luật sư! gần nhà tôi có một cái hồ. Dân thường xuyên lên hồ đánh cá bằng thuốc nổ. Mỗi buổi sáng tôi ra thấy ác con nổi lềnh bềnh trên mặt nước. Tôi có khuyên ngăn nhưng họ không có thái độ thiện chí. Tôi nghĩ rằng phải có sự can thiệp của pháp luật. Vậy Luật sư cho tôi hỏi là Hành vi dùng thuốc nổ đánh bắt thủy sản có bị đi tù không? Hi vọng nhận được phản hồi sớm từ phía Luật sư!
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho chúng tôi. Với thắc mắc của bạn Luật sư X xin phép đưa ra phương án cho câu hỏi của bạn như sau:
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Hành vi dùng thuốc nổ đánh cá trên hồ có thể bị xử phạt với tội danh huỷ hoại nguồn lợi thuỷ sản theo quy định tại 242 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017.
Huỷ hoại nguồn lợi thuỷ sản là gì?
Tội hủy hoại nguồn lợi thủy sản là hành vi nguy hiểm cho xã hội; được quy định trong Bộ luật hình sự; do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện với lỗi cố ý; xâm phạm chế độ quản lý nhà nước đối với thủy sản.
Các yếu tố cấu thành tội hủy hoại nguồn lợi thủy sản
Chủ thể
Chủ thể của tội này là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự.
Khách thể
Hành vi huỷ hoại nguồn lợi thuỷ sản xâm phạm đến chế độ quản lý; bảo vệ môi trường. Bên cạnh đó, còn xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của người khác.
Mặt chủ quan
Người phạm tội thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý.
Mặt khách quan
Mặt khách quan của tội này có các dấu hiệu sau:
Về hành vi
Người phạm tội thực hiện một trong các hành vi sau:
- Sử dụng chất độc; chất nổ; các hóa chất khác; dùng điện hoặc các phương tiện; ngư cụ khác bị cấm để khai thác thủy sản hoặc làm hủy hoại nguồn lợi thủy sản.
- Khai thác thủy sản tại khu vực bị cấm; trong mùa sinh sản của một số loài hoặc vào thời gian khác mà pháp luật cấm.
- Khai thác các loài thủy sản quý hiếm bị cấm (theo quy định của Chính phủ).
- Phá hoại nơi cư ngụ của các loài thủy sản quý hiếm được bảo vệ (theo quy định của Chính phủ).
- Vi phạm các quy định về bảo vệ nguồn lợi thủy sản.
Về hậu quả
Hành vi nêu trên phải gây ra hậu quả nghiêm trọng. Đây là dấu hiệu cấu thành cơ bản của tội này.
Hậu quả nghiêm trọng có thể là:
- Thiệt hại về tính mạng: làm chết một người (như dùng điện rà cá làm chết người…).
- Thiệt hại về sức khỏe: Gây tổn hại sức khỏe cho một người với tỷ lệ thương tật từ 31% trở lên (như dùng thuốc nổ đánh cá dẫn đến làm người khác bị tổn hại sức khỏe).
- Thiệt hại về tài sản: Từ ba mươi triệu đồng đến dưới ba trăm triệu đồng (làm chết các loại thủy sản; làm mất một số loài thủy sản quý hiếm…).
- Gây ô nhiễm môi trường.
Đối với trường hợp không gây hậu quả nghiêm trọng; nếu thuộc một trong các trường hợp sau mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự:
- Đã bị xử phạt hành chính về hành vi này nêu trên mà còn vi phạm.
- Đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
Hành vi dùng thuốc nổ đánh bắt thủy sản có bị đi tù không?
Khung 1: bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
Vi phạm quy định về bảo vệ nguồn lợi thủy sản thuộc một trong các trường hợp sau đây, gây thiệt hại nguồn lợi thủy sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc thủy sản thu được trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm:
- Sử dụng chất độc, chất nổ, hóa chất, dòng điện hoặc phương tiện, ngư cụ bị cấm để khai thác thủy sản hoặc làm hủy hoại nguồn lợi thủy sản;
- Khai thác thủy sản trong khu vực cấm hoặc trong khu vực cấm có thời hạn;
- Khai thác loài thủy sản bị cấm khai thác, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 244 của Bộ luật này;
- Phá hoại nơi cư ngụ của loài thủy sản thuộc Danh mục loài nguy cấp; quý; hiếm được ưu tiên bảo vệ;
- Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
- Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
- Vi phạm quy định khác của pháp luật về bảo vệ nguồn lợi thủy sản.
Pháp nhân thương mại phạm tội thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng;
Khung 2: phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 năm đến 05 năm:
Khung hình phạt này áp dụng trong các trường hợp sau đây:
- Gây thiệt hại nguồn lợi thủy sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng hoặc thủy sản thu được trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
- Làm chết người;
- Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên; mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%.
Pháp nhân thương mại phạm tội thì bị phạt tiền từ thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng;
Khung 3: phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
Khung hình phạt này áp dụng trong các trường hợp sau đây:
- Gây thiệt hại nguồn lợi thủy sản 1.500.000.000 đồng trở lên hoặc thủy sản thu được trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
- Làm chết 02 người trở lên;
- Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên.
Pháp nhân thương mại phạm tội thì bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm
Giải quyết vấn đề
Hành vi dùng thuốc nổ để đánh bắt thủy sản gây ô nhiễm môi trường, làm hủy hoại môi trường sinh vật dưới nước. Hành vi này có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với khung hình phạt từ 06 tháng đến 10 năm. Nếu phát hiện ra người có hành vi này, bạn cần tố giác tội phạm.
Mời bạn xem thêm:
- Đập phá di tích lịch sử bị xử lý thế nào?
- Hành vi khai thác vàng trái phép bị xử lý như thế nào?
- Trộm cắp tài sản có giá trị lớn bị xử phạt ra sao theo quy định?
Thông tin liên hệ Luật sư X
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư X về nội dung Hành vi dùng thuốc nổ đánh bắt thủy sản có bị đi tù không? Hy vọng bài viết sẽ giúp ích cho bạn đọc!
Luật sư X là đơn vị Luật uy tín; chuyên nghiệp, được nhiều cá nhân và tổ chức đặt trọn niềm tin. Được hỗ trợ và đồng hành để giải quyết những khó khăn về mặt pháp lý của quý khách là mong muốn của Luật sư X. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư X hãy liên hệ: 0833 102 102
Câu hỏi thường gặp
Phạm tội chưa đạt chưa hoàn thành: Là trường hợp người phạm tội vì nguyên nhân khách quan, chưa thực hiện hết các hành vi mà họ cho là cần thiết để gây ra hậu quả nên hậu quả không xảy ra (chưa đạt về hậu quả, chưa hoàn thành về hành vi).
Pháp luật về hình sự hiện nay chưa có định nghĩa thế nào là lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản mà mới chỉ liệt kê các hành vi thế nào là lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo quy định tại điểm a, b khoản 1 điều 175 Bộ luật hình sự 2015. Tuy nhiên xong ta có thể hiểu như sau:
“Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản là vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản tài sản đó, hoặc sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản”
Hình phạt bổ sung là hình phạt được áp dụng kèm theo hình phạt chính đối với những tội phạm nhất định nhằm tăng cường, củng cố tác dụng của hình phạt chính ( bổ sung cho hình phạt chính )