Thời điểm đại dịch Covid – 19 bùng phát mạnh mẽ; nhiều lệnh phong tỏa được thực thi. Kéo theo đó; nhiều chốt kiểm soát dịch bệnh được thiết lập trên phạm vi cả nước. Hiện tại; chỉ có những xe “luồng xanh” mới được qua chốt kiểm dịch. Tất cả những xe còn lại đều phải dừng lại, khai báo y tế và có thể phải cách ly. Nhưng có một số người lại cố tình không biết điều đó, gây tắc nghẽn “luồng xanh”. Vậy hành vi gây tắc “luồng xanh” có thể bị xử lý như thế nào theo quy định? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết sau:
“Khoảng 7h30 ngày 4/8; tài xế Tuyên điều khiển xe trộn bê tông di chuyển theo hướng Thành phố Việt Trì đi thành phố Vĩnh Yên. Khi đến chốt kiểm dịch; mặc dù biết xe mình không được đi vào “luồng xanh”; nhưng do không muốn phải khai báo y tế nên tài xế này đã điều khiển xe mình chạy vào “luồng xanh”. Xe của Tuyên sau đó đã bị lực lượng trực chốt chặn lại để thực hiện khai bao y tế. Tuy nhiên; đối tượng này không chấp hành mà khóa cửa xe ngồi trong cabin, dừng tại “luồng xanh” để gây ách tắc khiến lực lượng trực chốt buộc phải xả chốt. Sau đó; nhận thấy tình hình không khả quan; đối tượng đã có hành vi “thông chốt”. Đối tượng này đã bị bắt lại ngay sau đó.”
Căn cứ pháp lý
Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)
Trách nhiệm hình sự đối với hành vi gây tắc “luồng xanh”
Hành vi gây tắc “luồng xanh” có thể phải đối mặt với 2 tội danh: Tội cản trở giao thông đường bộ hoặc tội chống người thi hành công vụ.
Đối với hành vi gây tắc “luồng xanh”
Theo đó; hành vi gây tắc “luồng xanh” có thể phải đối mặt với tội cản trở giao thông đường bộ theo quy định tại Điều 261 BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).
Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng; phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm; phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm trong trường hợp: thực hiện những hành vi cản trở giao thông mà làm chết người; gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của 02 trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương của cơ thể của những người này từ 61% đến 121%; gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng; phạt tù từ 02 năm đến 07 năm trong trường hợp: tại đèo, dốc, đường cao tốc hoặc đoạn đường nguy hiểm; làm chết 02 người; gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%; gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến 1.500.000.000 đồng.
Phạt tù từ 05 năm đến 10 năm trong trường hợp: làm chết 03 người trở lên; gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này là 201%; gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.
Đối với hành vi chống người thi hành công vụ khi gây tắc “luồng xanh”
Bên cạnh đó; hành vi này còn có thể phải đối mặt với tội danh chống người thi hành công vụ. Với những mức hình phạt sau:
Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm; phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm trong trường hợp: dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật.
Phạt tù từ 02 năm đến 07 năm trong trường hợp: có tổ chức; phạm tội 02 lần trở lên; xúi giục, lôi kéo, kích động người khác phạm tội; gây thiệt hại về tài sản 50.000.000 đồng trở lên; tái phạm nguy hiểm.
Giải quyết tình huống
Trên thực tế, người tài xế trong tình huống trên đã bị tuyên 18 tháng tù về tội “chống người thi hành công vụ”.
Có thể bạn quan tâm:
- Hành vi trộm tài sản của người bị tai nạn xử lý ra sao?
- Hành vi vào phá ứng dụng cứu trợ có thể bị xử lý như thế nào?
- Làm chết người khi phòng vệ chính đáng thì bị xử lý như thế nào?
Thông tin liên hệ
Trên đây là quan điểm của Luật sư X về vụ việc “Hành vi gây tắc “luồng xanh” có thể bị xử lý như thế nào theo quy định?“. Để biết thêm thông tin chi tiết về vụ việc hoặc giải đáp những vấn đề pháp lý khó khăn; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
Hành vi gây tắc “luồng xanh” có thể bị xử lý về tội cản trở giao thông đường bộ khi mục đích của hành vi là nhằm cản trở giao thông đường bộ. Tuy nhiên; trong trường hợp trên; hành vi gây tắc “luồng xanh” phù hợp với 2 cấu thành tội phạm. Vậy nên theo nguyên tắc thu hút của luật hình sự; tội phạm có cấu thành nặng hơn sẽ thu hút hành vi của tội phạm có cấu thành nhẹ hơn.
Hành vi rải đinh trên đường cao tốc có thể bị xử lý về tội cản trở giao thông đường bộ.
Hành vi đỗ xe dưới lòng được có thể được coi là hành vi cản trở giao thông.