Hành vi trộm tài sản của người bị tai nạn xử lý ra sao theo quy định?

bởi DuongLinh
Hành vi trộm tài sản của người bị tai nạn xử lý ra sao?

Thấy người gặp nạn ra tay cứu giúp vốn là một nghĩa cử cao đẹp; và cũng là một truyền thống quý báu của người dân Việt nam. Tuy nhiên, bên cạnh đó; vẫn tồn tại những người lợi dụng hoàn cảnh đó mà trộm cắp tài sản của người bị tai nạn. Và thường những hành vi đó lại rất ít khi bị phát giác. Bởi chủ nhân của tài sản đang trong trạng thái hoảng loạn; còn những người xung quanh lại đang mải quan tâm đến người bị nạn. Vậy hành vi trộm tài sản của người bị tai nạn sẽ bị xử lý như thế nào? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết sau:

“Ngày 23/8; Công an TP Phan Thiết đang truy tìm 2 thanh niên trộm xe máy của người bị tai nạn giao thông sau khi khiêng nạn nhân vào lề đường. Được biết, vào ngày 22/8; ông T.V.H điều khiên xe máy lưu thông trên Quốc lộ 1 theo hướng Bắc – Nam thì tự đâm vào giải phân cách, ngã xuống. Một lúc sau; có 2 thanh niên điều khiển xe máy dừng lại khiêng ông H. vào lề đường rồi bỏ đi. Tuy nhiên, sau đó; 2 thanh niên quay lại trộm xe máy của nạn nhân rồi bỏ đi. Ông H. được xác định là đã tử vong tại hiện trường.”

Căn cứ pháp lý

Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)

Nghị định 167/2013/NĐ-CP

Thế nào là hành vi trộm tài sản của người bị tai nạn?

Hành vi trộm tài sản là hành vi lén lút chiếm đoạt tài sản của người khác. Cũng theo đó; hành vi trộm tài sản của người bị tai nạn là hành vi lợi dụng tình trạng không thể chống cự của nạn nhân để chiếm đoạt tài sản.

Trách nhiệm hành chính đối với hành vi trộm tài sản của người bị tai nạn

Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 15; hành vi trộm cắp tài sản có thể đối mặt với mức phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.

Trách nhiệm hình sự đối với hành vi trộm tài sản của người bị tai nạn

Đối với hành vi trộm tài sản của người bị tai nạn; tùy vào trạng thái của người bị tai nạn khi đó mà người có hành vi đó có thể phải đối mặt với những tội danh sau: tội trộm cắp tài sản; tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng.

Nếu hành vi trộm tài sản của người bị tai nạn xảy ra khi người bị tai nạn còn sống hoặc đã chết

Theo đó; người thực hiện hành vi ngày có thể phải đối mặt với tội danh trộm cắp tài sản. Mà theo quy định tại Điều 173 BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017); hành vi này phải đối mặt với những mức hình phạt sau:

Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm; phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm trong trường hợp: tài sản trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng; tài sản trị giá dưới 2.000.000 đồng nhưng rơi vào những trường hợp: đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm; đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 174, 175, 290 Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội; tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; tài sản là di vật, cổ vật.

Phạt tù từ 02 năm đến 07 năm trong trường hợp: có tổ chức; có tính chất chuyên nghiệp; chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng; dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm; hành hung để tẩu thoát; tài sản là bảo vật quốc gia; tái phạm nguy hiểm.

Phạt tù từ 07 năm đến 15 năm trong trường hợp: chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

Phạt tù từ 12 năm đến 20 năm trong trường hợp: chiếm đoạt tài sản trị giá từ 500.000.000 đồng trở lên; lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

Nếu hành vi trộm tài sản của người bị tai nạn xảy ra khi người bị tai nạn đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng

Nếu hành vi trộm cắp này xảy ra khi người bị tai nạn đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng; người thực hiện hành vi này còn có thể đối mặt với tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng.

Phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm; phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm trong trường hợp: thấy người khác đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng; tuy có điều kiện mà không cứu giúp dẫn đến hậu quả người đó chết.

Phạt tù từ 01 năm đến 05 năm trong trường hợp: người không cứu giúp là người đã vô ý gây ra tình trạng nguy hiểm; người không cứu giúp là người mà theo pháp luật hay nghề nghiệp có nghĩa vụ phải cứu giúp.

Phạt tù từ 03 năm đến 07 năm trong trường hợp: dẫn đến hậu quả 02 người trở lên chết.

Giải quyết tình huống

Từ tình huống thực tế cho thấy; hai thanh niên kia sau khi khiêng người bị tai nạn và lề đường; đi rồi mới quay lại trộm cắp tài sản. Có thể thấy khả năng cao; ông H. đã chết trước khi được hai thanh niên kia khiêng vào lề đường. Hoặc có thể đến thời điểm đó; cơ thể ông còn quá ít dấu hiệu của sự sống khiến 2 thanh niên kia không thể nhận ra.

Nếu ông còn sống hoặc thoi thóp; khả năng cao 2 thanh niên sẽ trộm xe luôn chứ không khiêng ông vào lề đường. Từ đó cho thấy; khả năng cao 2 thanh niên sẽ chỉ phải chịu hình phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm; phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm với tội danh trộm cắp tài sản.

Có thể bạn quan tâm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là quan điểm của Luật sư X về vụ việc “Hành vi trộm tài sản của người bị tai nạn xử lý ra sao?“. Để biết thêm thông tin chi tiết về vụ việc hoặc giải đáp những vấn đề pháp lý khó khăn; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Hành vi trộm tài sản của người bị tai nạn có thể bị xử lý về tội công nhiên chiếm đoạt tài sản hay không?

Hành vi trộm tài sản của người bị tai nạn không thể bị xử lý về tội công nhiên chiếm đoạt tài sản bởi hành vi công nhiên chiếm đoạt tài sản yêu cầu chủ sở hữu tài sản phải ý thức được mình có thể bị chiếm đoạt tài sản nhưng lại để cho tình trạng đó xảy ra. Và hành vi công nhiên chiếm đoạt tài sản có thể xảy ra một cách công khai.

Nếu hai thanh niên bắt gặp người đàn ông khi người đàn ông đó chưa chết và đã giết ông để chiếm đoạt tài sản thì bị xử lý ra sao?

Nếu hai thanh niên bắt gặp người đàn ông khi người đàn ông đó chưa chết và đã giết ông để chiếm đoạt tài sản thì có thể sẽ bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm; tù chung thân; tử hình với hành vi giết người theo quy định tại khoản 1 Điều 123 BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).

Hành vi đặt bẫy khiến người qua đường bị tai nạn giao thông nhằm cướp tài sản mà khiến người đó chết thì bị xử lý ra sao?

Hành vi đặt bẫy khiến người qua đường bị tai nạn giao thông nhằm cướp tài sản mà khiến người đó chết có thể bị xử lý về tội cướp tài sản; với tình tiết định khung hình phạt tăng nặng “làm chết người“.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm