Người ta nói: dâu con rể khách có lẽ vì mối quan hệ bố vợ con rể thường rất thân thiết. Nhưng cũng không ít trường hợp; mối quan hệ này lại xung khắc đến mức gây ra những hậu quả đau lòng. Mới đây, vụ việc “con rể bị đánh tử vong do đe dọa giết vợ và cha vợ” gây nên nhiều ý kiến trái chiều. Vậy hành vi giết con rể có thể phải đối mặt với mức hình phạt nào? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết sau đây:
“Theo thông tin ban đầu; ông Tấu sống chung nhà với con gái ruột Nguyễn Thị Phụng và con rể Đào Văn Dõng. Khoảng 17h ngày 12/8; Dõng và vợ xảy ra mâu thuẫn nên Dõng dọn đồ ra sân sau uống rượu một mình. Khoảng 20 giờ cùng ngày, Dõng gọi điện cho vợ nhờ lấy 2 tấm ảnh 3×4 để dán vào hồ sơ xin việc nhưng bà Phụng nói tối rồi, để mai. Bực tức vì vợ không nghe lời, ông Dõng gọi điện lại với lời lẽ hăm dọa. Bà Phụng sợ bị đánh nên đã sang nhà hàng xóm ngủ, ông Tấu vẫn ngủ trong nhà. Khoảng 23 giờ, ông Dõng đập cửa đòi vào giết ông Tấu và bà Phụng; ông Tấu khuyên con rể bình tĩnh nhưng không được. Ông Tấu xuống bếp cầm búa thủ sẵn; 20 phút sau ông Tấu nghe thấy tiếng cắt mái tôn, sợ hãi, ông cầm búa đứng chờ sẵn. Khi ông Dõng vừa thò đầu vào nhà, ông Tấu sử dụng búa đập vào đầu khiến ông Dõng tử vong.”
Căn cứ pháp lý
Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)
Thế nào là hành vi giết người?
Giết người là hành vi cố ý tước đoạt tính mạng của người khác một cách trái pháp luật.
Trách nhiệm hình sự đối với hành vi giết con rể
Theo đó; hành vi giết con rể của bố vợ; có thể đối mặt với một trong hai tội danh: giết người và giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh.
Đối với tội danh giết người của hành vi giết con rể
Hình phạt chính đối với hành vi giết con rể
Phạt tù từ 12 năm đến 20 năm; tù chung thân; tử hình trong trường hợp: giết 02 người trở lên; giết người dưới 16 tuổi; giết phụ nữ mà biết là có thai; giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân; giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình; giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại thực hiện một tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng; để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác; để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân; thực hiện tội phạm một cách man rợ; bằng cách lợi dụng nghề nghiệp; bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người; thuê giết người hoặc giết người thuê; có tính chất côn đồ; có tổ chức; tái phạm nguy hiểm; vì động cơ đê hèn.
Phạt tù từ 07 năm đến 15 năm trong trường hợp giết người nhưng không rơi vào quy định tại khoản 1 Điều này.
Hình phạt bổ sung đối với hành vi giết con rể
Người phạm tội còn có thể bị cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm; phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm.
Đối với tội danh giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh của hành vi giết con rể
Theo quy định tại Điều 125; hành vi giết con rể nếu trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh có thể rơi vào các trường hợp sau:
Phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm trong trường hợp: giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân đối với người đó hoặc người thân thích của người đó.
Phạt tù từ 03 năm đến 07 năm trong trường hợp: phạm tội đối với 02 người trở lên.
Giải quyết tình huống đối với vụ việc cha vợ giết con rể
Trước tiên, xét về hành vi của người con rể. Người con rể có hành vi đe dọa vợ và bố vợ. Hành vi của Dõng có thể bị xử lý với tội danh ” Đe dọa giết người” theo quy định tại Điều 133 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).
Tiếp đó; hành vi của ông Tấu có thể rơi vào trường hợp tự vệ chính đáng. Tuy nhiên; người con rể chưa có bất kỳ hành vi nào đe dọa đến sức khỏe, tính mạng của ông Tấu. Hành vi của ông là phòng vệ tưởng tượng.
Từ đó cho thấy; ông Tấu có thể bị xử lý với tội danh “Giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh”; với mức phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
Có thể bạn quan tâm:
- Giết người khi ăn nhậu do mẫu thuẫn, nam công nhân bị xử lý ra sao?
- Dùng mìn tự chế giết người bị như xử lý thế nào theo quy định?
- Hành vi tự ý nghỉ việc không được trả lương nên giết người xử lý thế nào?
Thông tin liên hệ
Trên đây là quan điểm của Luật sư X về vụ việc “Hành vi giết con rể có thể phải đối mặt với mức hình phạt nào?“. Để biết thêm thông tin chi tiết về vụ việc hoặc có những vấn đề pháp lý khó khăn cần giải quyết; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ quyền hoặc lợi ích chính đáng của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên.
Hành vi đe dọa giết người là hành vi đe dọa giết người khiến người bị đe dọa lo sợ rằng việc đe dọa này sẽ được thực hiện.
Hành vi này là hành vi đối xử tồi tệ hoặc có hành vi bạo lực xâm phạm thân thể ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình.