Hành vi lấn chiếm lòng lề đường bị xử lý như thế nào năm 2022?

bởi Trúc Hà
Hành vi lấn chiếm lòng lề đường bị xử lý như thế nào năm 2022?

Chào Luật sư X, gần đây nhà tôi bước vào vụ thu hoạch lúa nên tôi có phơi lúa ở ven đường vì sân nhà tôi không đủ rộng để phơi hết lúa. Tuy nhiên con trai tôi lại khuyên tôi không nên làm như vậy vì đó là hành vi lấn chiếm lòng lề đường và có thể bị xử phạt. Cho tôi hỏi hành vi lấn chiếm lòng lề đường bị xử lý như thế nào? Xin được tư vấn.

Chào bạn, để giải đáp thắc mắc hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết sau nhé.

Căn cứ pháp lý

Lấn chiếm lòng lề đường là gì?

Điều 36 Luật giao thông đường bộ năm 2008 về mục đích sử dụng lòng đường, hè phố và các hoạt động khác trên đường phố như sau:

– Lòng đường và hè phố chỉ được sử dụng cho mục đích giao thông

– Các hoạt động khác trên đường phố phải thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 35 của Luật này, trường hợp đặc biệt, việc sử dụng tạm thời một phần lòng đường, hè phố vào mục đích khác do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định nhưng không được làm ảnh hưởng đến trật tự, an toàn giao thông.

– Không được thực hiện các hành vi sau đây: Các hành vi quy định tại khoản 2 Điều 35 của Luật này;

Lần chiếm lòng lề đường là một trong những hành vi vô cùng phổ biến hiện nay, gây ảnh hưởng nhiều đến trật tự an toàn giao thông, người thực hiện hành vi này có thể bị xử phạt vi phạm hành chính.

Khi nào lấn chiếm lòng lề đường bị xử phạt vi phạm hành chính

Thuật ngữ “lấn chiếm lòng lề đường” không được định nghĩa cụ thể trong văn bản pháp luật. Tuy nhiên, hành vi lấn chiếm lòng lề đường được xác định là “hành vi vi phạm quy định về sử dụng, khai thác trong phạm vi đất dành cho đường bộ“. Một số hành vi có liên quan đến trường hợp của bạn như sau:

– Bán hàng rong hoặc bán hàng hóa nhỏ lẻ khác trên lòng đường đô thị, trên vỉa hè các tuyến phố có quy định cấm bán hàng
– Phơi thóc, lúa, rơm, rạ, nông, lâm, hải sản trên đường bộ; đặt máy tuốt lúa trên đường bộ.
– Chiếm dụng dải phân cách giữa của đường đôi làm nơi: Bày, bán hàng hóa; để vật liệu xây dựng
– Họp chợ, mua, bán hàng hóa trong phạm vi đất của đường bộ ở đoạn đường ngoài đô thị
….
Như vậy, khi một người sử dụng, khai thác lòng đường vào những mục đích cá nhân, gây ảnh hưởng và cản trở đến người, giao thông hay các hoạt động bình thường khác thì bị coi là hành vi lấn chiếm lòng đường. Lấn chiếm lòng lề đường là vi vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP.

Hành vi lấn chiếm lòng lề đường bị xử lý như thế nào năm 2022?
Hành vi lấn chiếm lòng lề đường bị xử lý như thế nào năm 2022?

Mức xử phạt hành vi lấn chiếm lòng lề đường

Điều 12 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định mức xử phạt hành vi vi phạm như sau:

Điều 12. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về sử dụng, khai thác trong phạm vi đất dành cho đường bộ

  1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với cá nhân, từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Bán hàng rong hoặc bán hàng hóa nhỏ lẻ khác trên lòng đường đô thị, trên vỉa hè các tuyến phố có quy định cấm bán hàng, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 2, điểm b khoản 5, điểm e khoản 6 Điều này;

b) Phơi thóc, lúa, rơm, rạ, nông, lâm, hải sản trên đường bộ; đặt máy tuốt lúa trên đường bộ.

  1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Dựng rạp, lều quán, cổng ra vào, tường rào các loại, công trình khác trái phép trong phạm vi đất dành cho đường bộ, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm đ khoản 6, điểm b khoản 8, điểm a khoản 9 Điều này;

b) Sử dụng trái phép lòng đường đô thị, hè phố để: Họp chợ; kinh doanh dịch vụ ăn uống; bày, bán hàng hóa; sửa chữa phương tiện, máy móc, thiết bị; rửa xe; đặt, treo biển hiệu, biển quảng cáo; xây, đặt bục bệ; làm mái che hoặc thực hiện các hoạt động khác gây cản trở giao thông, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm d, điểm đ, điểm e, điểm g khoản 6; khoản 7; điểm a khoản 8 Điều này;

c) Chiếm dụng lòng đường đô thị hoặc hè phố dưới 05 m2 làm nơi trông, giữ xe;

d) Chiếm dụng phần đường xe chạy hoặc lề đường của đường ngoài đô thị dưới 20 m2 làm nơi trông, giữ xe.

Như vậy đối với hành vi buôn bán lấn chiếm vỉa hè có thể phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với cá nhân, từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với tổ chức. Đối với hành vi lấn sử dụng trái phép lòng đường đô thị, hè phố để: Họp chợ; kinh doanh dịch vụ ăn uống; bày, bán hàng hóa; sửa chữa phương tiện, máy móc, thiết bị; rửa xe; đặt, treo biển hiệu, biển quảng cáo; xây, đặt bục bệ; làm mái che hoặc thực hiện các hoạt động khác gây cản trở giao thông chiếm lòng lề đường có thể phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với tổ chức.

Thẩm quyền xử phạt hành vi lấn chiếm lòng lề đường

Thẩm quyền xử phạt hành vi lấn chiếm đường bộ được quy định tại Điều 74 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP, cụ thể như sau:

– Cảnh sát giao thông trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi các hành vi lấn chiếm lòng lề đường trừ điểm a khoản 5, điểm b khoản 8 và khoản 9 Điều 12
– Cảnh sát trật tự, Cảnh sát phản ứng nhanh, Cảnh sát cơ động, Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi lấn chiếm lòng lề đường trừ điểm a khoản 5, điểm đ khoản 6 Điều 12.
– Trưởng Công an cấp xã trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi bán hàng rong hoặc bán hàng hóa nhỏ lẻ khác trên lòng đường đô thị, trên vỉa hè các tuyến phố có quy định cấm bán hàng và họp chợ, mua, bán hàng hóa trong phạm vi đất của đường bộ ở đoạn đường ngoài đô thị.
– Thanh tra giao thông vận tải, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành đường bộ.
– Thanh tra chuyên ngành bảo vệ môi trường, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành bảo vệ môi trường có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi Xả nước ra đường bộ không đúng nơi quy định, đổ rác ra đường bộ không đúng nơi quy định và đổ, để trái phép vật liệu, chất phế thải trong phạm vi đất dành cho đường bộ.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin liên hệ Luật Sư X

Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Hành vi lấn chiếm lòng lề đường bị xử lý như thế nào năm 2022?“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến tra số mã số thuế cá nhân; thành lập công ty mới, điều chỉnh tên cha mẹ trong giấy khai sinh, kết hôn với người nước ngoài, đổi tên bố trong giấy khai sinh…. của Luật Sư X, hãy liên hệ: 0833.102.102.

Hoặc qua các kênh sau:

FaceBook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

Xe máy lấn chiếm lòng lề đường phạt bao nhiêu?

Theo quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP thì xe máy lấn chiếm lòng, lề đường có thể bị xử phạt từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng.
Ngoài ra tùy vào hậu quả mà hành vi này gây ra, chủ thể thực hiện có thể phải chịu thêm một số biện pháp khắc phục hậu quả như giấy phép lái xe có thể bị tước quyền sử dụng từ 02 tháng đến 04 tháng.

Mẫu đơn tố cáo lấn chiếm lòng đường là gì?

Đơn tố cáo lấn chiếm lòng đường là văn bản được cá nhân, tổ chức sử dụng để phản ánh với chủ thể có thẩm quyền việc một cá nhân/ tổ chức nào đó có hành vi lấn chiếm lòng đường, từ đó yêu cầu chủ thể có thẩm quyền có biện pháp giải quyết hợp lý.
Mẫu đơn tố cáo lấn chiếm lòng đường được dùng để gửi tới cơ quan có thẩm quyền tố cáo việc lấn chiếm lòng lề đường yêu cầu cơ quan xem xét, xử lý đối tượng lẫn chiếm lòng đường trái phép .

Soạn thảo mẫu đơn tố cáo lấn chiếm lòng đường như thế nào?

Tên cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tố cáo về lấn chiếm lòng đường
Họ, tên và địa chỉ của người tố cáo về lấn chiếm lòng đường:
-Nếu là người đại diện của cơ quan, tổ chức thực hiện việc yêu cầu thì ghi rõ chức danh, tên cơ quan, tổ chức mà mình được đại diện;
– Nếu người tố cáo về lấn chiếm lòng đường không có CMND/Hộ chiếu/Thẻ căn cước công dân thì ghi các thông tin theo giấy tờ tùy thân..
– Ghi tóm tắt nội dung tố cáo về lấn chiếm lòng đường; ghi rõ cơ sở của việc tố cáo về lấn chiếm lòng đường; yêu cầu giải quyết tố cáo về lấn chiếm lòng đường.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm