Hành vi mua bán trái phép chất ma tuý sẽ bị xử lí như thế nào?

bởi
Hành vi mua bán trái phép chất ma tuý sẽ bị xử lí như thế nào?

Gần đây, rộ lên các tin tức về mẹ nữ sinh giao gà bị sát hại ở Điện Biên bị khởi tố về Tội mua bán trái phép chất ma tuý và đây là một tội danh thuộc loại tội phạm nghiêm trọng trong quy định của Bộ luật hình sự 2015. Vậy, như thế nào là hành vi mua bán trái phép chất ma tuý? Và hình phạt đối với hành vi vi phạm pháp luật trên là gì? Bài viết này sẽ cung cấp một số thông tin về loại tội phạm trên.

Căn cứ pháp lý

Nội dung tư vấn

Quy định về chất ma túy

Khái niệm chất ma tuý được đưa ra trong Luật Phòng chống ma tuý ban hành năm 2000, sửa đổi bổ sung năm 2008. Theo văn bản này, chất ma tuý là các chất gây nghiện, chất hướng thần được quy định trong các danh mục do Chính phủ ban hành. Trên cơ sở đó, Chính phủ đã ban hành Nghị định 73/2018/NĐ-CP về danh mục các chất ma tuý và tiền chất để các cơ quan quyền lực nhà nước dễ dàng quản lý, kiểm soát và phòng chống các tội phạm về ma tuý. 

Tuy nhiên, trong lĩnh vực luật hình sự, ngoài áp dụng danh mục các chất ma tuý và tiền chất để điều tra, khởi tố, truy cứu trách nhiệm hình sự thì việc xác định khối lượng chất ma tuý và tiền chất ảnh hưởng đến vấn đề xác định tội danh, mức hình phạt của tội phạm. Trên thực tế, để xác định khối lượng chất ma tuý và tiền chất là vấn đề rất khó khăn, bởi tội phạm có những cách thức rất tinh vi hòng qua mắt cơ quan điều tra để thoát tội. Do đó, dù chưa có văn bản hướng dẫn chính xác các tội phạm về ma tuý theo BLHS 2015 sửa đổi bổ năm 2017 nhưng tinh thần các văn bản về vấn đề tương tự hướng dẫn cho BLHS 1999 vẫn các nhà hành luật tiếp thu. Cụ thể, trong Thông tư liên tịch số 08/VBHN-BCA về hướng dẫn áp dụng một số quy định tại chương XVIII “Các tội phạm về ma tuý” của Bộ luật hình sự năm 1999 đã chỉ ra các trường hợp xác định chất ma tuý như sau:

– Đối với các chất ma túy ở thể rắn được hòa thành dung dịch hoặc chất ma túy ở thể lỏng đã được pha loãng thì không coi toàn bộ dung dịch hoặc dung dịch pha loãng này là chất ma túy ở thể lỏng mà cần xác định hàm lượng chất ma túy trong dung dịch để tính trọng lượng chất ma túy đó. Ví dụ: Thuốc phiện, hêrôin được hòa thành dung dịch thì không coi toàn bộ dung dịch này là chất ma túy ở thể lỏng mà cần xác định hàm lượng moócphin cùng với các thành phần khác của thuốc phiện trong dung dịch để tính trọng lượng của thuốc phiện hoặc xác định hàm lượng moócphin cùng với các thành phần khác của hêrôin để tính trọng lượng hêrôin.

– Đối với xái thuốc phiện thì không coi là nhựa thuốc phiện mà phải xác định hàm lượng moocphin trong xái thuốc phiện để tính trọng lượng của thuốc phiện.

Như vậy, một chất được xem là chất ma tuý thì phải là các chất gây nghiện, chất hướng thần thuộc danh mục do Chính phủ ban hành, đồng thời, cần phải xác định được hàm lượng của chất đó trong trường hợp bị pha loãng.

Hành vi mua bán trái phép ma túy là gì ?

Trong quy định về Tội mua bán trái phép chất ma tuý (Điều 251 BLHS 2015) không đề cập đến các hành vi như thế nào là hành vi mua bán trái phép chất ma tuý. Do đó, để có thể xác định cụ thể hành vi phạm tội, cơ quan điều tra cần dựa trên tinh thần của các quy định trong Thông tư liên tịch số 08/VBHN-BCA. Cũng trong Thông tư này, cơ quan ban hành đã chỉ rõ đặc điểm của các hành vi mua bán trái phép chất ma tuý như sau:

a) Bán trái phép chất ma túy cho người khác (không phụ thuộc vào nguồn gốc chất ma túy do đâu mà có) bao gồm cả việc bán hộ chất ma túy cho người khác để hưởng tiền công hoặc các lợi ích khác;

b) Mua chất ma túy nhằm bán trái phép cho người khác;

c) Xin chất ma túy nhằm bán trái phép cho người khác;

d) Dùng chất ma túy nhằm trao đổi thanh toán trái phép (không phụ thuộc vào nguồn gốc chất ma túy do đâu mà có);

đ) Dùng tài sản không phải là tiền đem trao đổi, thanh toán… lấy chất ma túy nhằm bán lại trái phép cho người khác;

e) Tàng trữ chất ma túy nhằm bán trái phép cho người khác;

g) Vận chuyển chất ma túy nhằm bán trái phép cho người khác.

Ngoài ra, người tổ chức, người xúi giục, người giúp sức cho người thực hiện một trong các hành vi mua bán trái phép chất ma túy cho các trường hợp kể trên cũng đều bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội mua bán trái phép chất ma túy.

Để xác định một đối tượng có phạm tội mua bán trái phép chất ma tuý hay không, cơ quan điều tra sẽ làm rõ, xác minh đối tượng đó có thực hiện một trong các hành vi trên hay không. Không nhất thiết rằng đối tượng phạm tội phải thực toàn bộ các giai đoạn từ mua ma tuý, vận chuyển, bán chất ma tuý, … mà chỉ cần thực hiện một hành vi trong các giai đoạn trên thì đối tượng đó đã phạm tội mua bán trái phép chất ma tuý.

Mua bán trái phép chất ma túy bị xử lý ra sao ?

Trong BLHS 2015, Tội mua bán trái phép chất ma tuý có mức phạt thấp nhất là phạt tù 02 năm và cao nhất là tử hình. Cụ thể, Điều 251 BLHS 2015 quy định:

1. Người nào mua bán trái phép chất ma túy, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Có tổ chức;

b) Phạm tội 02 lần trở lên;

c) Đối với 02 người trở lên;

d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

đ) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

e) Sử dụng người dưới 16 tuổi vào việc phạm tội hoặc bán ma túy cho người dưới 16 tuổi;

g) Qua biên giới;

h) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có khối lượng từ 500 gam đến dưới 01 kilôgam;

i) Heroine, Cocaine, Methamphetamine, Amphetamine, MDMA hoặc XLR-11 có khối lượng từ 05 gam đến dưới 30 gam;

k) Lá cây côca; lá khát (lá cây Catha edulis); lá, rễ, thân, cành, hoa, quả của cây cần sa hoặc bộ phận của cây khác có chứa chất ma túy do Chính phủ quy định có khối lượng từ 10 kilôgam đến dưới 25 kilôgam;

l) Quả thuốc phiện khô có khối lượng từ 50 kilôgam đến dưới 200 kilôgam;

m) Quả thuốc phiện tươi có khối lượng từ 10 kilôgam đến dưới 50 kilôgam;

n) Các chất ma túy khác ở thể rắn có khối lượng từ 20 gam đến dưới 100 gam;

o) Các chất ma túy khác ở thể lỏng có thể tích từ 100 mililít đến dưới 250 mililít;

p) Có 02 chất ma túy trở lên mà tổng khối lượng hoặc thể tích của các chất đó tương đương với khối lượng hoặc thể tích chất ma túy quy định tại một trong các điểm từ điểm h đến điểm o khoản này;

q) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm:

a) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có khối lượng từ 01 kilôgam đến dưới 05 kilôgam;

b) Heroine, Cocaine, Methamphetamine, Amphetamine, MDMA hoặc XLR-11 có khối lượng từ 30 gam đến dưới 100 gam;

c) Lá cây côca; lá khát (lá cây Catha edulis); lá, rễ, thân, cành, hoa, quả của cây cần sa hoặc bộ phận của cây khác có chứa chất ma túy do Chính phủ quy định có khối lượng từ 25 kilôgam đến dưới 75 kilôgam;

d) Quả thuốc phiện khô có khối lượng từ 200 kilôgam đến dưới 600 kilôgam;

đ) Quả thuốc phiện tươi có khối lượng từ 50 kilôgam đến dưới 150 kilôgam;

e) Các chất ma túy khác ở thể rắn có khối lượng từ 100 gam đến dưới 300 gam;

g) Các chất ma túy khác ở thể lỏng có thể tích từ 250 mililít đến dưới 750 mililít;

h) Có 02 chất ma túy trở lên mà tổng khối lượng hoặc thể tích của các chất đó tương đương với khối lượng hoặc thể tích chất ma túy quy định tại một trong các điểm từ điểm a đến điểm g khoản này.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:

a) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có khối lượng 05 kilôgam trở lên;

b) Heroine, Cocaine, Methamphetamine, Amphetamine, MDMA hoặc XLR-11 có khối lượng 100 gam trở lên;

c) Lá cây côca; lá khát (lá cây Catha edulis); lá, rễ, thân, cành, hoa, quả của cây cần sa hoặc bộ phận của cây khác có chứa chất ma túy do Chính phủ quy định có khối lượng 75 kilôgam trở lên;

d) Quả thuốc phiện khô có khối lượng 600 kilôgam trở lên;

đ) Quả thuốc phiện tươi có khối lượng 150 kilôgam trở lên;

e) Các chất ma túy khác ở thể rắn có khối lượng 300 gam trở lên;

g) Các chất ma túy khác ở thể lỏng có thể tích 750 mililít trở lên;

h) Có 02 chất ma túy trở lên mà tổng khối lượng hoặc thể tích của các chất đó tương đương với khối lượng hoặc thể tích chất ma túy quy định tại một trong các điểm từ điểm a đến điểm g khoản này.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Trong quy định trên, tuỳ tính chất nghiêm trọng mà đối tượng mua bán trái phép chất ma tuý có thể bị phạt tù từ 2 năm cho đến 30 hoặc tù chung thân. Nghiêm trọng nhất, đối với các tội phạm có nhiều tình tiết tăng nặng thuộc khoản 4 Điều 251 BLHS 2015 có thể đối mặt với án tử hình.

Đối với khoản 5 Điều 251 BLHS 2015, đây là hình phạt bổ sung cho Tội mua bán trái phép chất ma tuý; do đó, có thể áp dụng hình phạt ở khoản 5 đi kèm với các hình phạt quy định từ khoản 1 đến khoản 4 của Điều này.

Thông tin liên hệ với Luật sư X

Luật sư X là đơn vị Luật uy tín; chuyên nghiệp, được nhiều cá nhân và tổ chức đặt trọn niềm tin. Được hỗ trợ và đồng hành giải quyết khó khăn về mặt pháp lý của quý khách là mong muốn của Luật sư X. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của Luật Sư X hãy liên hệ

Hotline:  0833102102

Câu hỏi liên quan

Rủ người khác sử dụng ma túy bị phạt bao nhiêu năm tù?

Người nào rủ rê, dụ dỗ, xúi giục hoặc bằng các thủ đoạn khác nhằm lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

Vận chuyển ma tuý mà không biết đó là ma tuý có phạm tội không?

Đối với loại tội này, người thực hiện phải cố ý, tức là biết rõ mình đang vận chuyển mà túy hoặc bắt buộc phải biết. Nếu bạn không hề biết mà vận chuyển ma túy thì bạn sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội vận chuyển trái phép chất ma túy. Tuy nhiên, việc xác định “biết” hay “không biết” trong trường hợp này còn phụ thuộc vào kết quả điều tra của cơ quan điều tra. Do đó, cần phải thận trọng khi người khác nhờ cầm hộ những món đồ không rõ nguồn gốc

Điều kiện để được hưởng án treo về tội tàng chữ trái phép chất ma túy?

Để được hưởng án treo về tội tàng chữ trái phép chất ma túy, cần xét đến các yếu tố sau:  
Bị xử phạt tù không quá 03 năm; Có nhân thân tốt; Có nhiều tình tiết giảm nhẹ; Không có tình tiết tăng nặng; Có nơi cư trú rõ ràng hoặc nơi làm việc ổn định để cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giám sát, giáo dục; Có khả năng tự cải tạo và việc cho họ hưởng án treo không gây nguy hiểm cho xã hội; không ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm