Dịch bệnh kéo dài với nhiều lệnh phong tỏa khiến nhiều người lao động cũng rơi vào khó khăn. Nhiều người hiện tại không còn tiền trong người; lại không thể về quê; tình hình lúc này căng thẳng hơn bao giờ hết. Để người dân có thể an tâm chống dịch; Nhà nước đã thực hiện nhiều biện pháp như cứu trợ; lập những ứng dụng, đường dây nóng cho những người cần. Cả nước cùng nhau cố gắng. Nhưng lại có những người không quan tâm đến điều đó. Vậy hành vi vi phá ứng dụng cứu trợ; nhắn tin, gọi điện quấy rối, xúc phạm đội ngũ tình nguyện viên sẽ bị xử lý ra sao? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết sau:
“Trên các ứng dụng cứu trợ như SOSMap, Kuutro; hoặc các tổng đài tiếp nhận cứu trợ, đã xuất hiện nhiều đối tượng phá phách, quấy rối các cơ quan chức năng. Theo ghi nhận tại Hà Nội; nhiều người nhắn tin yêu cầu mua gạo ST25, tôm hùm, vịt nướng, cua bể. Còn tại TP Hồ Chí Minh; nhiều người yêu cầu 500 thùng mì, 5000 thùng khẩu trang, 500 thùng bia, 5000 quả trứng. Được biết đây là ứng dụng cho hộ gia đình nên mức như vậy là quá nhiều. Gây khó khăn cho những người thực sự cần. Bên cạnh đó; nhiều người gọi điện giả vờ là trường hợp cấp cứu nhưng khi đội ngũ tình nguyện viên đến lại không có ai. Có người còn gọi điện gạ gẫm, xúc phạm, quấy rối tình dục đội ngũ tình nguyện viên.”
Căn cứ pháp lý
Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)
Trách nhiệm hành chính đối với hành vi phá ứng dụng cứu trợ; gọi điện gạ gẫm, xúc phạm, quấy rối tình dục đội ngũ tình nguyện viên
Đối với hành vi phá ứng dụng cứu trợ, báo tình huống cấp cứu giả
Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi phá ứng dụng cứu trợ, báo tình huống cấp cứu giả.
Đối với hành vi gạ gẫm, quấy rối, xúc phạm đội ngũ tình nguyện viên
Hành vi gạ gẫm, quấy rối, xúc phạm đội ngũ tình nguyện viên có thể bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng cho hành vi có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác.
Trách nhiệm hình sự đối với hành vi phá ứng dụng cứu trợ; gọi điện gạ gẫm, xúc phạm, quấy rối tình dục đội ngũ tình nguyện viên
Đối với hành vi phá ứng dụng cứu trợ, báo tình huống cấp cứu giả
Đối với hành vi phá ứng dụng cứu trợ, báo tình huống cấp cứu giả; gây khó khăn cho những người thực sự cần giúp đỡ có thể vi phạm vào tội chống người thi hành công vụ.
Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm trong trường hợp: dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật.
Phạt tù từ 02 năm đến 07 năm trong trường hợp: có tổ chức; phạm tội 02 lần trở lên; xúi giục, lôi kéo, kích động người khác phạm tội; gây thiệt hại về tài sản 50.000.000 đồng trở lên; tái phạm nguy hiểm.
Đối với hành vi gạ gẫm, quấy rối, xúc phạm đội ngũ tình nguyện viên
Phạt cảnh cáo; phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng; phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm trong trường hợp: xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác.
Phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm trong trường hợp: phạm tội 02 lần trở lên; đối với 02 người trở lên; lợi dụng chức vụ, quyền hạn; đối với người đang thi hành công vụ; đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình; sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội; gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%.
Phạt tù từ 02 năm đến 05 năm trong trường hợp: gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; làm nạn nhân tự sát.
Giải quyết tình huống
Trong thực tế; việc người dân trong khu vực bị phong tỏa yêu cầu ăn những món đồ cao cấp khác là hoàn toàn bình thường. Bởi điều đó xuất phát từ quyền con người của họ. Nếu họ tự trả tiền cho việc đó tức là họ tự đáp ứng được bản thân của mình. Tuy nhiên; được biết hiện tại tại Hà Nội; những khu vực bị phong tỏa vẫn có thể đặt hàng qua những ứng dụng giao hàng điện tử như Shopee, Grabfood,… nên việc vào app cứu trợ đặt là không phù hợp.
Tiếp đó; mục đích của app cứu trợ là để cho những người thực sự khó khăn. Và việc giúp đỡ ở đây là miễn phí. Nếu vậy; những hành vi yêu cầu được trợ giúp gạo ST25, tôm hùm, cua hoàng đế và thậm chí để cả tài khoản ngân hàng là sai. Có thể xác định những người này vào app với mục đích phá ứng dụng; gây khó khăn cho những người thực sự cần.
Với hành vi này có lẽ vẫn chưa đến mức bị xử lý hình sự mà có thể chỉ bị xử phạt hành chính từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng.
Cũng theo đó; hành vi gọi điện dọa dẫm, xúc phạm, quấy rối đội ngũ tình nguyện viên có thể chỉ bị phạt từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng.
Tuy nhiên, nếu tình trạng trên cứ tiếp tục tiếp diễn; khả năng bị xử lý hình sự là có thể xảy ra.
Có thể bạn quan tâm:
- Chống người thi hành công vụ sẽ bị xử lý như thế nào?
- Lăng mạ lực lượng phòng chống dịch Covid-19 sẽ bị phạt thế nào?
- Thông chốt, tông trọng thương cảnh sát bị xử lý như thế nào?
Thông tin liên hệ
Trên đây là quan điểm của Luật sư X về vụ việc “Hành vi vào phá ứng dụng cứu trợ có thể bị xử lý như thế nào?”. Để biết thêm thông tin chi tiết về vụ việc hoặc giải đáp những vấn đề pháp lý khó khăn; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
Hành vi lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân là hành vi lợi dụng các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tín ngưỡng, tôn giáo, tự do hội họp, lập hội và các quyền tự do dân chủ khác xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
Hành vi hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản là hành vi hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác.
Hành vi thiếu trách nhiệm gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp là hành vi của người có nhiệm vụ trực tiếp trong công tác quản lý tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp; vì thiếu trách nhiệm mà để mất mát, hư hỏng, lãng phí gây thiệt hại cho tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.