Hành vi trèo tường trốn cách ly sẽ bị xử phạt như thế nào?

bởi HuongGiang

Tình hình Covid 19 diễn biến phức tạp; nhiều địa phương vẫn phải thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng. Số người nhiễm Covid trên cả nước có xu hướng nhiều lên; đòi hỏi phải chuẩn bị nhiều khu cách ly đủ điều kiện để cho những người thuộc diện phải cách ly. Tuy nhiên trong thời gian cách ly; nhiều người đã không chấp hành cách ly theo quy định, tìm mọi cách trốn khỏi khu cách ly. Nhiều người trèo tường trốn cách ly ra ngoài vì nhiều lí do khác nhau. Mặc dù tình trạng người có hành vi trèo tường trốn cách ly này đã bị xử phạt nhiều nhưng nhiều người vẫn bất chấp trốn khỏi khu cách ly.

“Sáng 22/8, ông Tuấn, 47 tuổi; được công an huyện Việt Yên, Bắc Giang, bàn giao cho khu cách ly tại trường Mầm non Hoàng Ninh, thị trấn Nếnh. Ngày 13/8, ông Tuấn từ TP HCM trở về Bắc Giang và được đưa đi cách ly tập trung tại huyện Việt Yên. Khoảng 0h30 ngày 20/8; ông Tuấn trèo tường trốn khỏi khu cách ly, lấy ôtô của mình và đi đến huyện Lục Nam thuê phòng nghỉ để ở.

Ngày 21/8; Công an huyện Việt Yên phát thông báo, đề nghị nhân dân hỗ trợ, truy tìm Tạ Anh Tuấn. Tối cùng ngày, ông Tuấn được cảnh sát vận động nên quay trở lại cơ sở cách ly.

Thời gian cách ly 14 ngày được tính từ hôm ông Tuấn vào khu cách ly (13/8); do đó, “việc ông Tuấn bỏ về đã vi phạm quy định của tỉnh Bắc Giang”, Chủ tịch UBND huyện Việt Yên cho hay sẽ ra quyết định xử phạt với ông Tuấn.

Căn cứ pháp lý

Nghị định 117/2020/NĐ-CP

Bộ Luật Hình Sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017

Quyết định số 219/QĐ-TTg ngày 29/01/2020

Quy định của Bộ Y tế về cách ly y tế phòng chống dịch Covid-19

Ngày 01/4/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định 447/QĐ-TTg công bố dịch COVID-19 trên toàn quốc. Theo đó xác định rõ bệnh COVID-19 là bệnh truyền nhiễm nhóm A; nguy cơ ở mức độ đại dịch toàn cầu.

Dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona (COVID-19) gây ra nằm trong danh mục các bệnh truyền nhiễm nhóm A; theo quy định của Bộ Y tế tại Quyết định số 219/QĐ-TTg ngày 29/01/2020. Để phòng, chống dịch bệnh có hiệu quả; các cơ quan y tế đã triển khai thực hiện biện pháp cách ly y tế.

Đối tượng phải cách ly y tế

Theo quy định tại Điều 49 Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm; người mắc bệnh dịch, người bị nghi ngờ mắc bệnh dịch, người mang mầm bệnh dịch, người tiếp xúc với tác nhân gây bệnh dịch phải được cách ly. Việc áp dụng biện pháp cưỡng chế cách ly y tế; được thực hiện trong trường hợp đối tượng thuộc diện phải áp dụng biện pháp cách ly y tế không tuân thủ yêu cầu cách ly y tế của người có thẩm quyền.

Hành vi trèo tường trốn cách ly sẽ bị xử phạt như thế nào?

Xử phạt hành chính vi phạm quy định về cách ly y tế

Căn cứ Khoản 2 Điều 11 Nghị định số 117/2020/NĐ-CP ngày 28/9/2020; quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế:

1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau :

a) Không tổ chức cách ly y tế; cưỡng chế cách ly y tế đối với trường hợp phải thực hiện việc cách ly y tế theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 2 Điều này;

b) Từ chối hoặc trốn tránh việc áp dụng biện pháp cách ly y tế; cưỡng chế cách ly y tế của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều này;

c) Không lập danh sách và theo dõi sức khỏe của những người tiếp xúc với người bị áp dụng biện pháp cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế theo quy định của pháp luật.

2. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

b) Từ chối hoặc trốn tránh việc áp dụng quyết định cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với người mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A đối tượng kiểm dịch y tế biên giới mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A; hoặc khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu…”.

Theo đó, người có hành vi vi phạm còn bị buộc phải thực hiện việc cách ly y tế; cưỡng chế cách ly y tế theo Khoản 3 Điều 11 Nghị định số 117/2020/NĐ-CP.

Trách nhiệm hình sự trèo tường trốn cách ly

Xử phạt đối với hành vi trèo tường trốn cách ly làm lây lan dịch bệnh

Căn cứ theo Điều 240 Bộ luật hình sự 2015 quy định về tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người.

Người trèo tường trốn cách ly lây lan dịch bệnh cho người khác có thể bị phạt tù với các hành vi sau:

Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

  Hành vi khác làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người.

– Phạm tội thuộc trường hợp sau đây; thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:

 Dẫn đến phải công bố dịch thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh hoặc Bộ trưởng Bộ Y tế

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 12 năm:

 Dẫn đến phải công bố dịch thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ;

– Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng; cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Nếu người đã được thông báo mắc bệnh; người nghi ngờ mắc bệnh hoặc trở về từ vùng có dịch bệnh Covid-19 đã được cách ly mà trốn khỏi nơi cách ly gây lây truyền dịch bệnh Covid-19 cho người khác thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm cho người theo quy định tại Điều 240 Bộ luật hình sự 2015.

Đối với hành vi trèo tường trốn cách ly vi phạm quy định về an toàn ở nơi đông người

Nếu người chưa bị xác định mắc bệnh Covid-19; nhưng sống trong khu vực đã có quyết định cách ly quyết định phong tỏa mà trốn khỏi khu vực bị cách ly, khu vực bị phong tỏa gây thiệt hại từ 100.000.000 đồng trở lên do phát sinh chi phí phòng, chống dịch bệnh thì bị xử lý về tội vi phạm quy định về an toàn ở nơi đông người theo quy định tại Điều 295 Bộ luật hình sự 2015.

Giải quyết vấn đề

Trong trường hợp này người trèo tường trốn cách ly sẽ bị xử phạt hành chính; theo Điều 11 Nghị định 117/2020/NĐ-CP, người vi phạm quy định về cách ly y tế; cưỡng chế cách ly y tế sẽ bị xử phạt từ 5 đến 20 triệu đồng. Trường hợp xác định người vi phạm quy định về cách ly; và làm lây dịch bệnh nguy hiểm cho người khác có thể bị xử lý theo Điều 240 Bộ luật Hình sự.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin liên hệ

Trên đây là quan điểm của Luật sư X về vụ việc “Hành vi trèo tường trốn cách ly sẽ bị xử phạt như thế nào?”. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc có vấn đề pháp lý khó khăn cần giải đáp; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Nghĩa vụ của người cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế

Trong thời gian áp dụng quyết định cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế người bị áp dụng biện pháp cách ly y tế không được tiếp xúc trực tiếp với người thân hoặc ra khỏi khu vực cách ly trừ các trường hợp phải chuyển cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo quy định

Áp dụng hình thức cách ly tại nhà

Hình thức cách ly tại nhà được áp dụng đối với người bị nghi ngờ mắc bệnh dịch, người mang mầm bệnh dịch, người tiếp xúc với tác nhân gây bệnh dịch đang lưu trú tại vùng có bệnh dịch; Người xuất phát hoặc đi qua vùng có bệnh dịch và người tiếp xúc với người mắc bệnh dịch

Áp dụng hình thức cách ly tại tại cơ sở y tế

Hình thức cách ly tại tại cơ sở y tế được áp dụng đối với người mắc bệnh dịch, người bị nghi ngờ mắc bệnh dịch, người mang mầm bệnh dịch, người tiếp xúc với tác nhân gây bệnh dịch đang khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở y tế; Người mắc dịch bệnh đang lưu trú tại vùng có bệnh dịch và người đang bị áp dụng biện pháp cách ly y tế tại nhà, tại cửa khẩu nhưng có dấu hiệu tiến triển thành mắc bệnh truyền nhiễm.

5/5 - (2 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm