Trước khi sử dụng bất kỳ tác phẩm nào thì cá nhân, tổ chức đều cần phải liên hệ với tác giả của tác phẩm đó để xin phép sử dụng và trả thù lao theo thỏa thuận. Tuy nhiên, đối với tác phẩm âm nhạc thì việc liên hệ với tác giả của tác phẩm tương đối khó khăn, do đó, cá nhân, tổ chức thông thường sẽ tiến hành thủ tục xin phép sử dụng tại Trung tâm bảo vệ bản quyền tác giả âm nhạc theo quy định. Vậy khi đó, Hồ sơ đăng ký sử dụng tác phẩm âm nhạc gồm những gì? Thủ tục xin cấp phép sử dụng tác phẩm âm nhạc được thực hiện như thế nào? Khi nào cần đăng ký sử dụng tác phẩm âm nhạc? Sau đây, Luật sư X sẽ làm rõ vấn đề này thông qua bài viết sau cùng những quy định liên quan. Hi vọng bài viết sẽ đem lại nhiều thông tin hữu ích cho quý bạn đọc.
Căn cứ pháp lý
Khái niệm tác phẩm âm nhạc
Tác phẩm âm nhạc là một tài sản trí tuệ và sẽ pháp luật bảo hộ dưới dạng quyền tác giả.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Luật Sở hữu trí tuệ thì quyền tác giả sẽ được bảo hộ kể từ khi mà tác phẩm được sáng tạo ra và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định. Nghĩa là khi nào tác phẩm được tạo ra và con người có thể xác định được sự tồn tại của nó thì lúc này tác phẩm đó sẽ được bảo hộ dưới dạng quyền tác giả.
Do đó, đối với tác phẩm âm nhạc cũng vậy, khi nhạc sĩ chỉ mới sáng tạo ra giai điệu trong suy nghĩ của nhạc sĩ lúc này tác phẩm âm nhạc này chưa được bảo hộ. Chỉ khi nào, người nhạc sĩ tiến hành việc thể hiện tác phẩm đó dưới dạng hình thức vật chất nhất định (viết giai điệu, nốt nhạc vào giấy, thể hiện trên máy tính,…) thì quyền tác giả của tác phẩm âm nhạc đó sẽ được phát sinh.
Hiểu thế nào là đăng ký sử dụng tác phẩm âm nhạc?
Trước khi tổ chức, cá nhân sử dụng tác phẩm âm nhạc với các mục đích kinh doanh (không thuộc trường hợp không phải xin phép và trả phí theo quy định) thì tổ chức, cá nhân cần liên hệ với tác giả của tác phẩm để xin phép sử dụng và trả thù lao cho tác giả. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp việc liên hệ với các tác giả để xin phép và trả thù lao tương đối khó khăn, đặc biệt nếu là trường hợp tổ chức, cá nhân sử dụng nhiều tác phẩm trong một lần thì công việc này chiếm tương đối nhiều thời gian và công sức. Vì vậy, một phương án tối ưu mà tổ chức, cá nhân có thể sử dụng đó là tiến hành thủ tục xin phép sử dụng tác phẩm âm nhạc và trả phí qua Trung tâm bảo vệ quyền tác giả Âm nhạc Việt Nam.
Khi nào cần đăng ký sử dụng tác phẩm âm nhạc?
Các tác phẩm âm nhạc phải xin cấp phép sử dụng tác phẩm âm nhạc
- Tác phẩm âm nhạc Việt Nam.
- Tác phẩm âm nhạc quốc tế
Hình thức sử dụng phải xin cấp phép sử dụng tác phẩm âm nhạc:
- Biểu diễn nhạc sống.
- Sử dụng bản ghi âm, ghi hình.
Lĩnh vực sử dụng tác phẩm âm nhạc phải xin cấp phép sử dụng tác phẩm âm nhạc:
- Phát thanh – Truyền hình.
- Truyền thông (nhạc chuông, nhạc chờ, website âm nhạc…).
- Nhà hàng, karaoke, café, vũ trường
- Biểu diễn.
- Xuất bản sách báo, băng đĩa nhạc.
- Quảng cáo.
- Siêu thị, cửa hàng.
- Khách sạn, CLB, khu vui chơi giải trí.
- Văn phòng cho thuê.
- Sản xuất phim, quảng cáo.
- Lĩnh vực khác.
Hồ sơ đăng ký sử dụng tác phẩm âm nhạc gồm những gì?
Hồ sơ đăng ký sử dụng tác phẩm âm nhạc bao gồm:
- Cung cấp thông tin về đối tượng sử dụng (tác phẩm Việt Nam hay quốc tế, hình thức sử dụng, lĩnh vực sử dụng);
- Bản xin phép và trả tiền bản quyền tác giả âm nhạc.
- Danh sách tác phẩm đăng ký sử dụng.
- Hợp đồng sử dụng tác phẩm âm nhạc.
Thủ tục xin cấp phép sử dụng tác phẩm âm nhạc
Trước khi tổ chức, cá nhân sử dụng tác phẩm âm nhạc với các mục đính kinh doanh (không thuộc trường hợp không phải xin phép và trả phí theo quy định) thì tổ chức, cá nhân cần liên hệ với tác giả của tác phẩm để xin phép sử dụng và trả thù lao cho tác giả.
Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp việc liên hệ với các tác giả để xin phép và trả thù lao tương đối khó khăn, đặc biệt nếu là trường hợp tổ chức, cá nhân sử dụng nhiều tác phẩm trong một lần thì công việc này chiếm tương đối nhiều thời gian và công sức.
Vì vậy, một phương án tối ưu mà tổ chức, cá nhân có thể sử dụng đó là tiến hành thủ tục xin phép sử dụng tác phẩm âm nhạc và trả phí qua Trung tâm bảo vệ quyền tác giả Âm nhạc Việt Nam. Cụ thể, có hai cách để thực hiện xin cấp phép sử dụng tác phẩm âm nhạc như sau:
Cách 1: Liên hệ trực tiếp với chủ sở hữu cả tác phẩm âm nhạc, để thực hiện xin phép sử dụng và trả tiền phí sử dụng tác phẩm cho tác giả. Tuy nhiên việc liên hệ với tác giả không phải dễ dàng, không phải ai cũng có thể liên lạc trực tiếp với tác giả. Một vấn đề nữa là việc xin cấp phép sử dụng nhiều tác phẩm cùng một lúc sẽ gây cho bạn nhiều khó khăn và tốn rất nhiều thời gian.
Cách 2: Cách tối ưu nhất để thực hiện xin cấp phép sử dụng tác phẩm âm nhạc đó là bạn thực hiện ủy quyền cho Trung tâm bản quyền tác giả âm nhạc, chúng tôi sẽ hợp tác trực tiếp với Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam. Một đơn vị được rất nhiều tác giả, chủ sở hữu, tổ chức đại diện trong và ngoài nước ủy quyền để kinh doanh tác phẩm nên chỉ cần làm việc thông qua Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam sẽ giúp quý khách hàng tiết kiệm rất nhiều thời gian và công sức.
Thời gian đăng ký sử dụng tác phẩm âm nhạc mất bao lâu?
Thời gian đăng ký sử dụng tác phẩm âm nhạc:
- Cấp phép sử dụng tác phẩm âm nhạc Việt Nam: 7 ngày làm việc
- Cấp phép sử dụng tác phẩm âm nhạc quốc tế: 14 ngày làm việc
Mời bạn xem thêm
- Hoãn thi hành án tử hình được thực hiện thế nào?
- Quy định chung về thủ tục công nhận và cho thi hành án tại Việt Nam
- Thi hành án phạt quản chế diễn ra theo trình tự nào chế theo pháp luật
Thông tin liên hệ
Luật sư X đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Hồ sơ đăng ký sử dụng tác phẩm âm nhạc”. Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến Thủ tục đăng ký tạm trú cho sinh viên. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
Câu hỏi thường gặp
Quyền tác giả đối tác phẩm âm nhạc được phát sinh ngay từ khi tác phẩm được ra đời. Tác phẩm phải được thể hiện dưới một hình thức nhất định, không phụ thuộc vào việc tác phẩm âm nhạc đó đã công bố, biểu diễn chưa. Theo quy định, bản quyền tác giả âm nhạc không nhất thiết phải đăng ký, công bố.
Tuy nhiên, để giảm thiếu các tranh chấp không đáng có sau này, hạn chế việc sử dụng trái pháp luật, vi phạm bản quyền tác giả thì đăng ký quyền tác giả âm nhạc là hành động cần thiết và ngày càng được nhiều tác giả coi trọng.
Đăng ký bản quyền tác giả âm nhạc khẳng định tác phẩm đã được nhà nước ghi nhận thông tin về tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả. Do đó, các chủ thể khác khi muốn sử dụng, khai thác giá trị từ tác phẩm đều phải được sự đồng ý của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả. Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả là một bằng chứng chứng minh quyền hợp pháp đối với tác phẩm âm nhạc khi sau này có tranh chấp xảy ra.
Như vậy, không bắt buộc phải đăng ký bản quyền tác giả âm nhạc. Tuy nhiên việc đăng ký là cần thiết để bảo vệ quyền sở hữu đối với tác phẩm
Hồ sơ nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện tại trụ sở Cục Bản quyền tác giả; hoặc Văn phòng đại diện của Cục Bản quyền tác giả tại thành phố Hồ Chí Minh; Văn phòng đại diện của Cục Bản quyền tác giả tại thành phố Đà Nẵng.
Tác giả có thể trực tiếp hoặc ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác nộp hồ sơ đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan tại trụ sở Cục Bản quyền tác giả
Cá nhân, pháp nhân nước ngoài có tác phẩm có thể trực tiếp hoặc ủy quyền cho tổ chức tư vấn, dịch vụ quyền tác giả, quyền liên quan nộp đơn đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan tại Cục Bản quyền tác giả.