Học sinh ngộ độc thực phẩm dẫn đến tử vong ai chịu trách nhiệm?

bởi Thanh Tri
Học sinh ngộ độc thực phẩm dẫn đến tử vong ai chịu trách nhiệm?

Trong những ngày vừa qua, dư luận đang xôn xao về vụ việc 600 em học sinh trường iSchool Nha Trang bị ngộ độc và nhập viện, trong đó có 1 trường hợp bị tử vong. nhiều người tỏ ra bất bình, đặc biệt là các bậc phụ huynh có con, em nhập viện cũng bất an, rất lo lắng về vấn đề nguồn thực phẩm và vấn đề ăn uống trong môi trường học đường. Vậy học sinh ngộ độc thực phẩm dẫn đến tử vong ai chịu trách nhiệm?

Tại bài viết sau đây, Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu về vấn đề “Học sinh ngộ độc thực phẩm dẫn đến tử vong ai chịu trách nhiệm?“. Hi vọng bài viết này mang đến cho quý độc giả những thông tin cần thiết và bổ ích.

Căn cứ pháp lý

Ngộ độc thực phẩm là gì, dấu hiệu và triệu chứng ngộ độc thực phẩm ?

Tình trạng ngộ độc thực phẩm (hay ngộ độc thức ăn, trúng thực) xảy ra khi bạn ăn phải các thực phẩm bị nhiễm vi khuẩn, virus gây bệnh hay có độc tố mạnh hoặc do ăn phải thức ăn ôi thiu, có chứa nấm mốc.

Trường hợp bị trúng thực nhẹ, người bệnh thường cảm thấy khỏe hơn sau vài ngày mà không cần điều trị. Tuy nhiên, các ca ngộ độc nặng, biểu hiện những triệu chứng dữ dội hơn cần phải được nhập viện để điều trị và theo dõi.

Những dấu hiệu và triệu chứng ngộ độc thực phẩm hay dấu hiệu trúng thực thường gặp bao gồm:

  • Ói mửa, buồn nôn
  • Đau bụng
  • Đi tiêu phân lỏng hoặc có lẫn máu
  • Sốt
  • Mệt mỏi và thiếu năng lượng
  • Chán ăn
  • Đau cơ
  • Ớn lạnh

Các dấu hiệu và triệu chứng ngộ đọc thực phẩm có thể bắt đầu trong vòng vài giờ sau khi ăn thực phẩm bị ô nhiễm hoặc cũng có thể khởi phát sau vài ngày hoặc thậm chí vài tuần sau đó. Bệnh do ngộ độc thực phẩm thường kéo dài từ vài giờ đến vài ngày.

Xử phạt hành chính đối với hành vi bán thực phẩm gây ngộ độc thực phẩm cho người tiêu dùng

Xử phạt vi phạm hành chính về vi phạm bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, cung cấp thực phẩm theo khoản 6, khoản 8 Điều 22 Nghị định 115/2018/NĐ-CP được sửa đổi điểm e khoản 12 Điều 1 Nghị định 124/2021/NĐ-CP cụ thể như sau:

Điều 22. Vi phạm quy định khác về bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, cung cấp thực phẩm

  • Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
    • a) Nhập khẩu, sản xuất, chế biến, cung cấp, bán thực phẩm gây ngộ độc thực phẩm ảnh hưởng đến sức khỏe của từ 01 người đến 04 người mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
  • Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
    • a) Nhập khẩu, sản xuất, chế biến, cung cấp, bán thực phẩm gây ngộ độc thực phẩm ảnh hưởng đến sức khỏe của từ 05 người trở lên mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
  • Biện pháp khắc phục hậu quả:
    • a) Buộc thu hồi thực phẩm đối với vi phạm quy định tại các khoản 1, 5, 6, 7, 8 và 9 Điều này;
    • b) Buộc tiêu hủy thực phẩm đối với vi phạm quy định tại các khoản 6, 7, 8 và 9 Điều này;
    • c) Buộc chịu mọi chi phí cho việc xử lý ngộ độc thực phẩm, khám, điều trị người bị ngộ độc thực phẩm đối với vi phạm quy định tại điểm a khoản 6 và điểm a khoản 8 Điều này;
    • d) Buộc thu hồi bản tự công bố sản phẩm đối với sản phẩm thuộc diện tự công bố sản phẩm vi phạm quy định tại điểm a, b khoản 4, điểm a khoản 5, các khoản 6, 7, 8 và 9 Điều này.
    • đ) Buộc thay đổi mục đích sử dụng hoặc tái chế hoặc buộc tiêu hủy thực phẩm đối với vi phạm quy định tại các khoản 1, 3 và 5 Điều này;
    • e) Buộc nộp lại giấy tờ đã bị sửa chữa, tẩy xóa đối với vi phạm quy định tại điểm c khoản 4 Điều này.”
      Theo đó, nếu đơn vị ở khu công nghiệp có hành vi bán thực phẩm gây ngộ độc thực phẩm ảnh hưởng đến sức khỏe của từ 01 người đến 04 người mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì bị phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
  • Bán thực phẩm gây ngộ độc thực phẩm ảnh hưởng đến sức khỏe của từ 05 người trở lên mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì sẽ bị phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.

Ngoài ra, buộc thu hồi thực phẩm, tiêu hủy thực phẩm, chịu mọi chi phí cho việc xử lý ngộ độc thực phẩm, khám, điều trị người bị ngộ độc thực phẩm và thu hồi bản tự công bố sản phẩm đối với sản phẩm thuộc diện tự công bố sản phẩm.

Học sinh ngộ độc thực phẩm dẫn đến tử vong ai chịu trách nhiệm?
Học sinh ngộ độc thực phẩm dẫn đến tử vong ai chịu trách nhiệm?

Trách nhiệm hình sự đối với với hành vi bán thực phẩm gây ngộ độc thực phẩm cho người tiêu dùng

  • Phạm tội làm chết người thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
    • An toàn thực phẩm là việc bảo đảm để thực phẩm không gây hại đến sức khỏe, tính mạng con người.
    • Ngộ độc thực phẩm là tình trạng bệnh lý do hấp thụ thực phẩm bị ô nhiễm hoặc có chứa chất độc.

Tại khoản 1 Điều Luật An toàn thực phẩm quy định việc xử lý vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm như sau:

  • Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường và khắc phục hậu quả theo quy định của pháp luật.

Tại Điều 317 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định tội vi phạm quy định về an toàn thực phẩm như sau:

  • Điều 317. Tội vi phạm quy định về an toàn thực phẩm
    • Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây vi phạm quy định về an toàn thực phẩm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
      • a) Sử dụng chất, hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, phụ gia thực phẩm hoặc chất hỗ trợ chế biến thực phẩm mà biết là cấm sử dụng hoặc ngoài danh mục được phép sử dụng trong sản xuất thực phẩm mà sản phẩm trị giá từ 10.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
      • b) Sử dụng động vật chết do bệnh, dịch bệnh hoặc động vật bị tiêu hủy theo quy định của pháp luật để chế biến thực phẩm hoặc cung cấp, bán thực phẩm mà biết là có nguồn gốc từ động vật chết do bệnh, dịch bệnh hoặc động vật bị tiêu hủy mà sản phẩm trị giá từ 10.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
      • c) Sử dụng chất, hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, phụ gia thực phẩm hoặc chất hỗ trợ chế biến thực phẩm mà biết là chưa được phép sử dụng hoặc chưa được phép lưu hành tại Việt Nam trong sản xuất thực phẩm mà sản phẩm trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc sản phẩm trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
      • d) Nhập khẩu, cung cấp hoặc bán thực phẩm mà biết là có sử dụng chất, hóa chất, phụ gia thực phẩm hoặc chất hỗ trợ chế biến thực phẩm cấm sử dụng hoặc ngoài danh mục được phép sử dụng trị giá từ 10.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính từ 5.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
      • đ) Nhập khẩu, cung cấp hoặc bán thực phẩm mà biết là có sử dụng chất, hóa chất, phụ gia thực phẩm hoặc chất hỗ trợ chế biến thực phẩm chưa được phép sử dụng hoặc chưa được phép lưu hành tại Việt Nam trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng; thực phẩm trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính từ 20.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
      • e) Thực hiện một trong các hành vi quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm đ khoản này hoặc chế biến, cung cấp, bán thực phẩm mà biết là thực phẩm không bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật, quy định về an toàn thực phẩm gây ngộ độc ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của từ 05 người đến 20 người hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%.
    • Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
      • a) Có tổ chức;
      • b) Làm chết người;
      • c) Gây ngộ độc ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của từ 21 người đến 100 người;
      • d) Gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
      • đ) Gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
      • e) Thực phẩm có sử dụng chất, hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, phụ gia thực phẩm hoặc chất hỗ trợ chế biến thực phẩm cấm sử dụng hoặc ngoài danh mục được phép sử dụng trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính từ 20.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;
      • g) Thực phẩm có sử dụng nguyên liệu là động vật chết do bệnh, dịch bệnh hoặc động vật bị tiêu hủy trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng;
      • h) Thực phẩm có sử dụng chất, hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, phụ gia thực phẩm hoặc chất hỗ trợ chế biến thực phẩm chưa được phép sử dụng hoặc chưa được phép lưu hành tại Việt Nam trị giá từ 300.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
      • i) Tái phạm nguy hiểm.
    • Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
      • a) Làm chết 02 người;
      • b) Gây ngộ độc ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của từ 101 người đến 200 người;
      • c) Gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;
      • d) Thực phẩm có sử dụng chất, hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, phụ gia thực phẩm hoặc chất hỗ trợ chế biến thực phẩm cấm sử dụng hoặc ngoài danh mục được phép sử dụng trị giá từ 300.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng;
      • đ) Thực phẩm có sử dụng nguyên liệu là động vật chết do bệnh, dịch bệnh hoặc động vật bị tiêu hủy trị giá từ 300.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
      • e) Thực phẩm có sử dụng chất, hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, phụ gia thực phẩm hoặc chất hỗ trợ chế biến thực phẩm chưa được phép sử dụng hoặc chưa được phép lưu hành tại Việt Nam trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
    • Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:
      • a) Làm chết 03 người trở lên;
      • b) Gây ngộ độc ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của 201 người trở lên;
      • c) Gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;
      • d) Thực phẩm có sử dụng chất, hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, phụ gia thực phẩm hoặc chất hỗ trợ chế biến thực phẩm cấm sử dụng hoặc ngoài danh mục được phép sử dụng trị giá 500.000.000 đồng trở lên hoặc thu lợi bất chính 300.000.000 đồng trở lên;
      • đ) Thực phẩm có sử dụng nguyên liệu là động vật chết do bệnh, dịch bệnh hoặc động vật bị tiêu hủy trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
      • e) Thực phẩm có sử dụng chất, hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, phụ gia thực phẩm hoặc chất hỗ trợ chế biến thực phẩm chưa được phép sử dụng hoặc chưa được phép lưu hành tại Việt Nam trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên hoặc thu lợi bất chính 500.000.000 đồng trở lên.
    • Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến

Học sinh ngộ độc thực phẩm dẫn đến tử vong ai chịu trách nhiệm?

Theo thông tin ban đầu kết quả phân lập nuôi cấy mẫu phân ghi nhận, tác nhân khiến hàng trăm học sinh trường iSchool Nha Trang ngộ độc là vi khuẩn Salmonella, nhạy cảm với phần lớn kháng sinh. Chính vì vậy, cơ quan chức năng sẽ điều tra nguồn gốc vi khuẩn này phát sinh từ đâu trong khâu nào trong quá trình sản xuất, bảo quản, vận chuyển, chế biến thực phẩm để dẫn tới hậu quả gây nên ngộ độc thực phẩm cho hàng loạt học sinh.

Nếu vi khuẩn Salmonella gây ngộ độc thực phẩm nhưng do yếu tố chủ quan từ các khâu chế biến thực phẩm, sản xuất, bảo quản, vận chuyển của các cá nhân, tổ chức, thì rất có thể cơ quan công an sẽ khởi tố vụ án hình sự về tội Vi phạm quy định về an toàn thực phẩm quy định tại Điều 317 Bộ luật Hình sự năm 2015 nêu trên, để điều tra làm rõ trách nhiệm của các cá nhân, tổ chức có liên quan để xử lý theo quy định của pháp luật.

Để làm rõ nguyên nhân từ đâu dẫn đến vụ ngộ độc thực phẩm, cơ quan công an sẽ lấy mẫu bệnh phẩm của các bệnh nhân, lấy mẫu thức ăn, nguồn nước, dụng cụ phục vụ ăn uống, chế biến và các thực phẩm mà nhà trường sử dụng trong thời điểm sự việc diễn ra, để kiểm nghiệm nhằm xác định độc tố, nguyên nhân dẫn đến vụ ngộ độc hàng loạt này.

Trường hợp xác định hóa chất, độc tố có trong loại thực phẩm nào sẽ tiến hành truy xuất nguồn gốc thực phẩm để xác định việc thu hoạch,chế biến, sản xuất, bảo quản, vận chuyển, có đúng tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm hay không, nguyên nhân nào dẫn đến ngộ độc thực phẩm để tiến hành truy cứu trách nhiệm đối với tổ chức, cá nhân có liên quan theo quy định pháp luật hiện hành.

Trong trường hợp có căn cứ cho thấy đã có cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm quy định được mô tả theo khoản 1, Điều 317 Bộ luật Hình sự dẫn đến hậu quả một học sinh tử vong, khiến nhiều học sinh bị tổn hại nghiêm trọng đến đời sống, tâm lý, sức khỏe, cơ quan điều tra sẽ khởi tố vụ án hình sự, xác định trách nhiệm của cá nhân có liên quan để khởi tố bị can, xử lý theo quy định của pháp luật.

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ

Vấn đề “Học sinh ngộ độc thực phẩm dẫn đến tử vong ai chịu trách nhiệm?” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư X luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là Dịch vụ luật sư Bắc Giang… vui lòng liên hệ đến hotline: 0833.102.102. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện. Hoặc quý khách hàng có thể tham khảo thêm các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Ngộ độc thực phẩm có thể điều trị tại nhà được không?

Có thể điều trị tại nhà được không là câu hỏi thường gặp về ngộ độc thực phẩm. Thực tế thì khi bị ngộ độc thực phẩm chúng ta có thể tiến hành sơ cứu tại nhà với các trường hợp nhẹ. Đối với trường hợp có biểu hiện nặng như nôn mửa, tiêu chảy liên tục, nhức đầu, co giật…cần đưa ngay đến bệnh viện để được xử lý kịp thời

Vai trò quan trọng của bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm ra sao?

Thực phẩm là nguồn cung cấp năng lượng, các chất dinh dưỡng cần thiết để con người sống và phát triển. Thế nhưng thực phẩm cũng là nguồn truyền bệnh nguy hiểm, nếu như không bảo đảm được vệ sinh và an toàn, vì thế người ta thường nói “Bệnh từ miệng vào”. Khi không bảo đảm vệ sinh và an toàn thực phẩm, thức ăn không những không giữ được giá trị các chất dinh dưỡng như ban đầu, mà còn là nguồn gây bệnh độc hại, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, thậm chí tính mạng của con người.

Thói quen sinh hoạt nào giúp hạn chế diễn tiến của ngộ độc thực phẩm?

Mặc dù không phổ biến như những vấn đề trên nhưng đây cũng là câu hỏi thường gặp về ngộ độc thực phẩm. Các biện pháp dưới đây giúp làm chậm diễn tiến sẽ làm thuyên giảm các dấu hiệu ngộ độc.
+ Để dạ dày nghỉ ngơi bằng cách hạn chế ăn trong nhiều giờ.
+ Uống nhiều nước, từng ngụm nhỏ. Tuyệt đối không dùng đồ uống có cồn hoặc caffeine.
+ Nên ăn các loại thức ăn nhạt, ít béo, dễ tiêu hoá. Bổ sung thêm các vi khuẩn có lợi cho đường ruột.
+ Nghỉ ngơi nhiều hơn đến khi hồi phục sức khỏe hoàn toàn.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm