Hỗn chiến vì mâu thuẫn cá nhân có bị đi tù không?

bởi PhuongMai
Hỗn chiến vì mâu thuẫn cá nhân có bị đi tù không?

Vấn nạn về bạo lực học đường đã và đang là một vấn nạn lớn; nhận được sự quan tâm của không chỉ những người làm trong ngành giáo dục; mà còn cả những vị phụ huynh và mọi người trong toàn xã hội. Bạo lực học đường có thể xảy ra dưới nhiều hình thức. Tuy nhiên; không thể phủ nhận, bên cạnh việc bắt nạt nhau; còn tồn tại một hình thức khác của bạo lực học đường. Đó là giải quyết mâu thuẫn bằng bạo lực. Vậy hành vi Hỗn chiến vì mâu thuẫn cá nhân có bị đi tù không? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết sau đây:

“Tối 13/9; công an Ninh Bình đã có thông tin chính thức nguyên nhân dẫn tới vụ việc 2 nhóm học sinh mang theo gậy, dao, tuýp sắt đánh nhau trước đó. Được biết, khoảng 14h ngày 12/9; do mâu thuẫn trong quá trình học tập; Trần Thị Ngọc A (sn 2005) đã hẹn Nguyễn Thị H (sn 2004) đến khu vực đê Hoàng Long để giải quyết. Trước khi tới điểm hẹn; Trần Thị Ngọc A đã kéo theo 30 người; nhóm của Nguyễn Thị H kéo theo 20 người cùng trường và một số đối tượng khác. Cuộc hỗn chiến khiến Đinh Thị H bị Nguyễn Kim Ng (nhóm của Ngọc A) gây thương tích và phải điều trị tại bệnh viện đa khoa tỉnh Ninh Bình.”

Căn cứ pháp lý

Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)

Nghị định 167/2013/NĐ-CP

Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT

Các hành vi mà học sinh không được làm theo quy định của pháp luật

Theo quy định tại Điều 37 Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT; các hành vi mà học sinh không được làm theo quy định của pháp luật gồm có:

  • Xúc phạm nhân phẩm, danh dự; xâm phạm thân thể giáo viên, cán bộ, nhân viên của nhà trường; người khác và học sinh khác.
  • Gian lận trong học tập, kiểm tra, thi, tuyển sinh.
  • Mua bán, sử dụng rượu, bia, thuốc lá, chất gây nghiện, các chất kích thích khác và pháo, các chất gây cháy nổ.
  • Sử dụng điện thoại di động; các thiết bị khác khi đang học tập trên lớp không phục vụ cho việc học tập và không được giáo viên cho phép.
  • Đánh nhau, gây rối trật tự, an ninh trong nhà trường và nơi công cộng.
  • Sử dụng, trao đổi sản phẩm văn hóa có nội dung kích động bạo lực, đồi trụy; sử dụng đồ chơi hoặc chơi trò chơi có hại cho sự phát triển lành mạnh của bản thân.
  • Học sinh không được vi phạm những hành vi bị nghiêm cấm khác theo quy định của pháp luật.

Các mức kỷ luật với hành vi hỗn chiến vì mâu thuẫn cá nhân

Theo quy định tại khoản 2 Điều 39 Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT; các mức kỷ luật được thiết lập với học sinh vi phạm khuyết điểm trong quá trình học tập là:

  • Nhắc nhở, hỗ trợ, giúp đỡ trực tiếp để học sinh khắc phục khuyết điểm.
  • Khiến trách, thông báo với cha mẹ học sinh nhằm phối hợp giúp đỡ học sinh khắc phục khuyết điểm.
  • Tạm dừng học ở trường có thời hạn và thực hiện các biện pháp giáo dục khác theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Trách nhiệm hành chính với hành vi hỗn chiến vì mâu thuẫn cá nhân

Nếu hành vi đánh nhau, hỗn chiến vì mâu thuẫn có tính chất phức tạp hơn; thì có thể bị xử lý hành chính với các mức phạt sau:

  • Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng với hành vi đánh nhau; xúi giục người khác đánh nhau; tụ tập nhiều người ở nơi công cộng gây mất trật tự công cộng.
  • Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi lôi kéo, kích động người khác đánh nhau gây mất trật tự công cộng; thuê hoặc lôi kéo người khác đánh nhau.
  • Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi gây rối trật tự công cộng có mang theo các loại vũ khí thô sơ hoặc công cụ hỗ trợ.

Hỗn chiến vì mâu thuẫn cá nhân có bị đi tù không?

Theo đó, hành vi hỗn chiến vì mâu thuẫn có thể đối mặt với một trong các tội danh sau: Tội gây rối trật tự công cộng; tội cố ý gây thương tích.

Tội gây rối trật tự công cộng

  • Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng; phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm; phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm trong trường hợp: có hành vi gây rối trật tự công cộng; gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội; đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này; chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
  • Phạt tù từ 02 năm đến 07 năm trong trường hợp: có tổ chức; dùng vũ khí, hung khí hoặc có hành vi phá phách; gây cản trở giao thông nghiêm trọng hoặc gây đình trệ hoạt động công cộng; xúi giục người khác gây rối; hành hung người can thiệp bảo vệ trật tự công cộng; tái phạm nguy hiểm.

Tội cố ý gây thương tích

  • Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm; phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm trong trường hợp: tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30%; tỷ lệ tổn thương cơ thể dưới 11% nhưng rơi vào các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 134 BLHS năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017.
  • Phạt tù từ 02 năm đến 06 năm trong trường hợp: gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%; gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 11% đến 30%; phạm tội 02 lần trở lên; tái phạm nguy hiểm; …
  • Phạt tù từ 05 năm đến 10 năm trong trường hợp: gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên, nếu không thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 4 Điều này; gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%; …
  • Phạt tù từ 07 năm đến 14 năm trong trường hợp: làm chết người; gây thương tích làm biến dạng vùng mặt của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;…
  • Phạt tù từ 12 năm đến 20 năm; tù chung thân trong trường hợp: làm chết 02 người; gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.

Giải quyết tình huống

Hiện tại, một trong những nữ sinh tham gia cuộc hỗn chiến vì mâu thuẫn cá nhân trên đã bị thương và đang được điều trị tại bệnh viện đa khoa tỉnh Ninh Bình. Hiện công an đang tiến hành điều tra làm rõ cũng như xác định mức hình phạt cho những nữ sinh trên.

Có thể bạn quan tâm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là quan điểm của Luật sư X về vụ việc “Hỗn chiến vì mâu thuẫn cá nhân có bị đi tù không?“. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc giải đáp những vấn đề pháp lý khó khăn; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Thế nào là hành vi cố ý gây thương tích?

Hành vi cố ý gây thương tích là hành vi cố ý sử dụng vũ lực hoặc thủ đoạn khác; xâm hại đến sức khỏe, tính mạng của người khác.

Thế nào là hành vi gây rối trật tự công cộng?

Hành vi gây rối trật tự công cộng là hành vi gây rối trật tự công cộng; gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

Hành vi trên có thể bị kỷ luật như thế nào?

Theo đó; hành vi lôi kéo nhiều người tụ tập, mang theo vũ khí có thể đối mặt với mức hình phạt đình chỉ học đến từ phía nhà trường.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm