Khi muốn chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu, logo, kiểu dáng công nghiệp,… của mình sang cho người khác thì các bên có thể tiến hành thủ tục chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ theo quy định. Các bên có thể thỏa thuận với nhau về quyền và nghĩa vụ của các bên và ghi nhận những điều này trong hợp đồng. Vậy theo quy định của pháp luật hiện hành, Mẫu hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ là mẫu nào? Soạn thảo hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ ra sao? Cần lưu ý những gì khi giao kết hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ? Sau đây, Luật sư X sẽ giúp quý bạn đọc làm rõ vấn đề này thông qua bài viết sau cùng những quy định liên quan. Hi vọng bài viết sẽ đem lại nhiều thông tin hữu ích cho quý bạn đọc.
Căn cứ pháp lý
Hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ là gì?
Khoản 1 Điều 141 Luật Sở hữu trí tuệ quy định chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp (hay còn gọi là li-xăng) là việc chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp thuộc phạm vi quyền sử dụng của mình.
Theo đó, Hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ (hay còn gọi là hợp đồng li-xăng) là dạng đặc thù của hợp đồng chuyển giao công nghệ. Đây là hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng các đối tượng sở hữu trí tuệ mà theo đó, tổ chức, cá nhân nắm độc quyền sử dụng một đối tượng sở hữu trí tuệ cho phép cá nhân tổ chức khác sử dụng đối tượng sở hữu trí tuệ đó.
Quy định của pháp luật về chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ
Chuyển quyền sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan
Khoản 1 Điều 47 Luật Sở hữu trí tuệ (LSHTT) 2005 (sửa đổi, bổ sung 2009, 2019) quy định chuyển quyền sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan là việc chủ sở hữu quyền tác giả, quyền liên quan cho phép người khác sử dụng có thời hạn một, một số hoặc toàn bộ các quyền thuộc quyền sử dụng đối với quyền tác giả, quyền liên quan của mình như quyền công bố tác phẩm, quyền tài sản,…
Chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp
Theo quy định tại khoản 1 Điều 141 LSHTT 2005 (sửa đổi, bổ sung 2009, 2019) chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp là việc chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp thuộc phạm vi quyền sử dụng của mình.
Đặc điểm của hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ
Đặc điểm của hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ (hợp đồng li xăng) như sau:
Thứ nhất, về chủ thể chuyển giao thì bên cấp li-xăng về nguyên tắc phải là chủ sở hữu các đối tượng sở hữu sở hữu công nghiệp được chuyển giao.
Thứ hai, đây là hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp. Việc chuyển quyền sở hữu công nghiệp của chủ sở hữu là một hình thức khai thác quyền sở hữu công nghiệp, qua đó chủ sở hữu công nghiệp thu về một khoản tiền (phí chuyển quyền sử dụng) hoặc lợi ích vật chất khác mà không phải trực tiếp sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp.
Thứ ba, nội dung chủ yếu của hợp đồng không chỉ bị pháp luật yêu cầu về những điều khoản chủ yếu mà còn bị giới hạn về các điều khoản không được phép thỏa thuận và đưa vào hợp đồng (điều khoản cấm). Hợp đồng li-xăng sẽ vô hiệu nếu có chứa đựng các điều khoản cấm đó.
Thứ tư, hợp đồng li-xăng bị giới hạn về lãnh thổ và thời gian. Theo thỏa thuận trong hợp đồng, bên nhận li-xăng chỉ được sử dụng đối tượng của hợp đồng trong phạm vi một lãnh thổ nhất định và trong một khoảng thời gian xác định. Pháp luật các nước đều quy định thời gian có hiệu lực của hợp đồng li-xăng.
Mẫu hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ
Bạn có thể tham khảo và tải về Mẫu hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ tại đây:
Hướng dẫn soạn thảo hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ
Khi soạn thảo hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ (hợp đồng li-xăng) cần chú ý những điều khoản sau:
a) Căn cứ chuyển giao li-xăng
Điều khoản về căn cứ chuyển giao li-xăng phải khẳng định tư cách chuyển giao li-xăng của bên giao li-xăng,
b) Đối tượng li-xăng
Cần xác định phạm vi đối tượng sở hữu công nghiệp mà bên nhận được sử dụng: một phần hay tòan bộ khối lượng bảo hộ được xác lập theo văn bằng bảo hộ, giới hạn hành vi sử dụng mà bên nhận được phép thực hiện ( tất cả hay một số hành vi sử dụng thuốc độc quyền của bên giao) ; Tên, số, ngày cấp và thời hạn hiệu lực của văn bằng bảo hộ thuộc quyền sở hữu của bên giao ; hoặc tên, ngày ký, số đăng ký và thời hạn hiệu lực của hợp đồng li-xăng cấp trên, trong đó li-xăng độc quyền được cấp cho bên giao ( đối với li-xăng thứ cấp ).
c) Phạm vi li-xăng
Điều khoản về vi phạm li-xăng phải chỉ ra các điều kiện giới hạn quyền sử dụng của bên nhận ; dạng li-xăng: li-xăng độc quyền hay không độc quyền, li-xăng có phải là li-xăng thứ cấp hay không. Lãnh thổ li-xăng: xác định phạm vi lãnh thổ mà tại đó bên nhận được phép sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp.
d) Thời hạn li-xăng
Điều khoản về thời hạn li-xăng phải xác định khoảng thời gian mà bên nhận được phép sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp ( thuộc thời hạn hiệu lực của bằng độc quyền, hoặc thời hạn của hợp đồng li-xăng độc quyền ).
e) Giá li-xăng và phương thức thanh toán
Điều khoản về giá li xăng ( hay phí li-xăng ): phải quy định khoản tiền mà bên nhận phải thanh toán cho bên giao để được sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp theo các điều kiện đã thỏa thuận trong hợp đồng. Phí li-xăng do các bên thỏa thuận dựa trên cơ sở ước tính hiệu quả kinh tế ( mà bên nhận có thể thu được từ việc sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp và phải tuân thủ các quy định của pháp luật về giá chuyển giao công nghệ.
Đối với li-xăng miễn phí, hợp đồng cũng phải ghi rõ bên nhận không phải trả phí li-xăng cho bên giao. Điều khoản về phương thức thanh toán phải quy định thời hạn, phương tiện, cách thức thanh toán phí li-xăng.
Cần lưu ý những gì khi giao kết hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ?
Khi chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu, chủ sở hữu cần lưu ý:
- Quyền sử dụng nhãn hiệu tập thể không được chuyển giao cho tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của chủ sở hữu nhãn hiệu tập thể đó.
- Bên được chuyển quyền không được ký kết hợp đồng thứ cấp với bên thứ ba, trừ trường hợp được bên chuyển quyền cho phép.
- Bên được chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu có nghĩa vụ ghi chỉ dẫn trên hàng hoá, bao bì hàng hoá về việc hàng hoá đó được sản xuất theo hợp đồng sử dụng nhãn hiệu.
Hợp đồng Li-xăng bao gồm 3 loại đó là hợp đồng Li-xăng độc quyền, hợp đồng Li-xăng không độc quyền và hợp đồng Li-xăng thứ cấp. Theo đó, hợp đồng Li-xăng độc quyền là hợp đồng mà theo đó, chủ sở hữu nhãn hiệu không được ký kết hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp với bất kỳ bên thứ ba nào và chỉ được sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp đó nếu được phép của bên được chuyển quyền, bên được chuyển quyền được độc quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp trong phạm vi, thời hạn chuyển giao.
Hợp đồng không độc quyền là hợp đồng mà theo đó trong phạm vi và thời hạn chuyển giao quyền sử dụng, bên chuyển quyền vẫn có quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp, quyền ký kết hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp không độc quyền với người khác;
Hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp thứ cấp là hợp đồng mà theo đó bên chuyển quyền là người được chuyển giao quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp đó theo một hợp đồng khác.
Như vậy, chủ sở hữu nhãn hiệu cần phân biệt rõ 3 loại hợp đồng để đưa ra quyết định chính xác, tránh việc nhầm lẫn gây thiệt hại cho chính doanh nghiệp. Thêm vào đó, hợp đồng Li-xăng phải đảm bảo đủ các nội dung theo quy định của pháp luật. Hiệu lực của hợp đồng Li-xăng không phụ thuộc vào việc đăng ký giống như hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu nhãn hiệu mà phát sinh dựa theo sự thỏa thuận giữa các bên. Tuy nhiên, hợp đồng Li-xăng chỉ có giá trị pháp lý với bên thứ nếu được đăng ký tại cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp. Như vậy, khi thực hiện chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu, các bên nên thực hiện việc đăng ký hợp đồng Li-xăng để tránh xảy ra tranh chấp.
Mời bạn xem thêm
- Hoãn thi hành án tử hình được thực hiện thế nào?
- Quy định chung về thủ tục công nhận và cho thi hành án tại Việt Nam
- Thi hành án phạt quản chế diễn ra theo trình tự nào chế theo pháp luật
Khuyến nghị
Đội ngũ luật sư, luật gia cùng chuyên viên, chuyên gia tư vấn pháp lý với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, chúng tôi có cung cấp dịch vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu Luật sư X với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn” chúng tôi đảm bảo với quý khách hàng sự UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – CHUYÊN NGHIỆP.
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như tư vấn pháp lý về tạm ngưng công ty. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833.102.102
Câu hỏi thường gặp
Hợp đồng li-xăng không được phép có những điều khoản hạn chế bất hợp lý quyền của bên nhận, đặc biệt là những điều khoản không xuất phát từ quyền của bên giao đối với đối tượng sở hữu công nghiệp hoặc không nhằm bảo vệ các quyền đó. Trường hợp các bên trong hợp đồng có thỏa thuận về những điều khoản đó, thỏa thuận đó vô hiệu.
Hợp đồng li-xăng phải được chính các bên thông qua người đại diện hợp pháp của mình ký kết.
Về chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ, việc sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp có hai lợi điểm:
Thứ nhất, chúng ta có khả năng chọn các đối tượng có tính ứng dụng được vào thực tiễn, không mất công mày mò nghiên cứu
Thứ hai, chúng ta được hỗ trợ những kiến thức kỹ thuật và các dịch vụ đi kèm một cách có hệ thống
Đối tượng của hợp đồng li-xăng là sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu và bí mật kinh doanh.