Trong bối cảnh thương mại toàn cầu đang phát triển mạnh mẽ, ngoài giao kết hợp đồng truyền thống thì phương thức giao kết hợp đồng điện tử cũng được ưu tiên lựa chọn bởi chi phí giao dịch, thời gian giao dịch, dễ dàng hơn trong việc tiếp xúc với khách hàng và thị trường trong nước cũng như thị trường nước ngoài. Vậy hợp đồng điện tử là gì và có những điểm giống, khác biệt so với hợp đồng truyền thống? Hãy tham khảo bài viết dưới đây của Luật sư X.
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Hợp đồng điện tử là gì?
Khác với một số loại hợp đồng như hợp đồng ủy quyền, hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất… Căn cứ theo quy định tại Điều 33 Luật Giao dịch điện tử 2005. Hợp đồng điện tử là hợp đồng được thiết lập dưới dạng thông điệp dữ liệu theo quy định của Luật này.
Như vậy, đây là hợp đồng được thiết lập dưới dạng thông tin được tạo ra, được gửi đi, được nhận và được lưu trữ bằng phương tiện điện tử. Trong đó, theo quy định tại Khoản 10 Điều 4. Phương tiện điện tử là phương tiện hoạt động dựa trên công nghệ điện, điện tử, kỹ thuật số, từ tính, truyền dẫn không dây, quang học, điện từ hoặc công nghệ tương tự.
Trong giao kết và thực hiện hợp đồng trên, thông báo dưới dạng thông điệp dữ liệu có giá trị pháp lý như thông báo bằng phương pháp truyền thống.
Có thể bạn quan tâm:
- Hợp đồng bị vô hiệu là gì? Hợp đồng bị vô hiệu khi nào?
- Phạt vi phạm hợp đồng thương mại theo pháp luật hiện hành.
Điểm giống và khác biệt giữa hợp đồng điện tử và hợp đồng truyền thống?
Điểm giống nhau
Hai loại hợp đồng này có những điểm giống nhau như sau:
- Thứ nhất, hai loại hợp đồng này đều được xác lập; thay đổi và chấm dứt đều dựa trên sự thỏa thuận của các bên. Trong đó sự thống nhất ý chí giữa các bên là điều quan trọng nhất dù là loại hợp đồng gì;
- Thứ hai, hai loại hợp đồng này khi giao kết hay thực hiện đều phải tuân thủ những chuẩn mực chung nhất của hợp đồng liên quan tới hình thức của hợp đồng, chủ thể của hợp đồng, điều kiện có hiệu lực của hợp đồng, quy trình giao kết hợp đồng, chế độ trách nhiệm do vi phạm hợp đồng và giải quyết tranh chấp phát sinh (nếu có).
Điểm khác biệt
Bên cạnh đó, ngoài các điểm chung. Cũng có sự khác biệt cơ bản giữa hai loại hợp đồng. Cụ thể
- Thứ nhất, về căn cứ pháp lý: hợp đồng truyền thống được quy định tại Bộ luật Dân sự 2015; trong khi đó, hợp đồng điện tử được quy định tại Luật Giao dịch điện tử năm 2005
- Thứ hai, về phương thức giao dịch hợp đồng: theo quy định của Bộ luật dân sự 2015, thì hợp đồng truyền thống có thể được giao kết dưới hình thức văn bản, lời nói, hành động hoặc các hình thức khác do hai bên thỏa thuận; trong khi đó, hợp đồng này được giao dịch bằng phương tiện điện tử hay còn được gọi là giao dịch bằng văn bản, được ký bằng chữ ký điện tử.
- Thứ ba, về nội dung hợp đồng: theo quy định của Bộ luật dân sự 2015. N, nội dung của hợp đồng truyền thống bao gồm: đối tượng của hợp đồng; số lượng, chất lượng; giá, phương thức thanh toán; thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng; quyền, nghĩa vụ của các bên; trách nhiệm do vi phạm hợp đồng; phương thức giải quyết tranh chấp. Trong khi đó, đối với hợp đồng điện tử, ngoài các nội dung như hợp đồng truyền thống. Các bên giao kết điện tử có thể thỏa thuận về: yêu cầu kỹ thuật; chứng thực chữ ký điện tử; các điều kiện về bảo đảm tính toàn vẹn, bảo mật.
Thông tin liên hệ Luật Sư X
Trên đây là nội dung tư vấn về Hợp đồng điện tử là gì? Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan. Các vấn đề pháp lý về hợp đồng như hợp đồng dịch vụ, hợp đồng hợp tác kinh doanh… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.
Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833 102 102
Câu hỏi thường gặp
Hiệu lực của hợp đồng này vẫn được xét theo hiệu lực của hợp đồng bằng văn bản thông thường. Nếu thoả mãn các điều kiện của việc tạo lập thông tin, gửi, nhận và lưu trữ thông tin bằng phương tiện điện tử.
Mục đích giảm thiểu chi phí cho doanh nghiệp. Với việc ký kết điện tử, mọi thao tác của người dùng từ tạo lập, kiểm duyệt, ký kết, gửi và nhận hợp đồng được xác thực qua internet một cách nhanh chóng. Không cần phải tốn kém chi phí thời gian cho việc in ấn, quản lý, lưu trữ, chuyển phát hợp đồng. Hay di chuyển đến địa điểm để ký hợp đồng trực tiếp với khách hàng.
– Hệ thống pháp luật về hợp đồng này chưa đầy đủ. Các quy định hướng dẫn giao kết hợp đồng chưa rõ ràng.
– Thiếu thông tin về phía đối tác; Thiếu thông tin về sự thay đổi giá cả của sản phẩm trên thị trường.
– Thiếu hiểu biết về thị trường mục tiêu mà doanh nghiệp thâm nhập.