Hợp đồng xây dựng hiện nay khá phổ biến trong đời sống xã hội. Khi giao kết loại hợp đồng này cần nắm cắc các quy định liên quan như khái niệm, đặc điểm, nguyên tắc ký kết, nội dung hợp đồng,… để hợp đồng được ký kết đúng pháp luật. Hãy tham khảo ngay bài viết của Luật sư X về vấn đề này.
Căn cứ pháp lý
Nghị định 37/2015/NĐ-CP
Nội dung tư vấn
Khái niệm
Khoản 1 Điều 138 Luật Xây dựng 2014 quy định như sau:
Hợp đồng xây dựng là hợp đồng dân sự được thoả thuận bằng văn bản giữa bên giao thầu và bên nhận thầu để thực hiện một phần hay toàn bộ công việc trong hoạt động đầu tư xây dựng.
Đặc điểm của hợp đồng xây dựng
Thứ nhất, về chủ thể. Bao gồm bên giao thầu bên nhận thầu. Nghị định 37/2015/NĐ-CP quy định bên giao thầu và bên nhận thầu như sau:
- Bên giao thầu là chủ đầu tư hoặc đại diện của chủ đầu tư hoặc tổng thầu hoặc nhà thầu chính.
- Bên nhận thầu là tổng thầu hoặc nhà thầu chính khi bên giao thầu là chủ đầu tư; là nhà thầu phụ khi bên giao thầu là tổng thầu hoặc nhà thầu chính. Bên nhận thầu có thể là liên danh các nhà thầu.
Thứ hai, về hình thức hợp đồng. Được lập thành văn bản và được ký kết bởi người đại diện đúng thẩm quyền theo pháp luật của các bên tham gia hợp đồng. Trường hợp một bên tham gia hợp đồng là tổ chức thì bên đó phải ký tên, đóng dấu theo quy định của pháp luật.
Các loại hợp đồng xây dựng
Căn cứ theo tính chất, nội dung công việc
Căn cứ theo tính chất, nội dung công việc có các loại sau:
- Hợp đồng tư vấn xây dựng;
- Hợp đồng thi công công trình;
- Hợp đồng mua sắm vật tư, thiết bị;
- Hợp đồng thiết kế và thi công công trình;
- Hợp đồng thiết kế và mua sắm vật tư, thiết bị;
- Hợp đồng mua sắm vật tư, thiết bị và thi công công trình;
- Hợp đồng thiết kế – cung cấp thiết bị công nghệ và thi công công trình;
- Hợp đồng chìa khoá trao tay để thực hiện toàn bộ các công việc lập dự án, thiết kế, cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng công trình của một dự án đầu tư xây dựng;
- Hợp đồng cung cấp nhân lực, máy và thiết bị thi công,…
Căn cứ theo hình thức giá hợp đồng
Căn cứ theo hình thức giá hợp đồng có các loại sau:
- Hợp đồng trọn gói;
- Hợp đồng theo đơn giá cố định;
- Hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh;
- Hợp đồng theo chi phí cộng phí;
- Hợp đồng theo giá kết hợp,…
Căn cứ theo mối quan hệ của các bên tham gia hợp đồng
Căn cứ theo mối quan hệ của các bên tham gia hợp đồng có các loại sau:
- Hợp đồng thầu chính;
- Hợp đồng thầu phụ;
- Hợp đồng giao khoán nội bộ;
- Hợp đồng có yếu tố nước ngoài.
Nguyên tắc ký kết hợp đồng xây dựng
Theo Điều 138 Luật Xây dựng 2014 thì có các nguyên tắc sau:
- Tự nguyện, bình đẳng, hợp tác, không trái pháp luật và đạo đức xã hội;
- Bảo đảm có đủ vốn để thanh toán theo thỏa thuận của hợp đồng;
- Đã hoàn thành việc lựa chọn nhà thầu và kết thúc quá trình đàm phán hợp đồng;
- Trường hợp bên nhận thầu là liên danh nhà thầu thì phải có thoả thuận liên danh. Các thành viên trong liên danh phải ký tên, đóng dấu (nếu có) vào hợp đồng, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
Nội dung của hợp đồng xây dựng
Theo khoản 1 Điều 141 Luật Xây dựng 2014 thì hợp đồng sẽ gồm các nội dung sau:
- Căn cứ pháp lý áp dụng;
- Ngôn ngữ áp dụng;
- Nội dung và khối lượng công việc;
- Chất lượng, yêu cầu kỹ thuật của công việc, nghiệm thu và bàn giao;
- Thời gian và tiến độ thực hiện hợp đồng;
- Giá hợp đồng, tạm ứng, đồng tiền sử dụng trong thanh toán và thanh toán hợp đồng;
- Bảo đảm thực hiện hợp đồng, bảo lãnh tạm ứng hợp đồng;
- Điều chỉnh hợp đồng;
- Quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng;
- Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng, thưởng và phạt vi phạm hợp đồng;
- Tạm ngừng và chấm dứt hợp đồng;
- Giải quyết tranh chấp hợp đồng;
- Rủi ro và bất khả kháng;
- Quyết toán và thanh lý hợp đồng;
- Các nội dung khác.
Hiệu lực của hợp đồng
Theo Điều 6 Nghị định 37/2015/NĐ-CP thì hợp đồng có hiệu lực khi đáp ứng các điều kiện sau:
- Người ký kết hợp đồng phải có đủ năng lực hành vi dân sự, đúng thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
- Bảo đảm các nguyên tắc ký kết hợp đồng;
- Bên nhận thầu phải có đủ điều kiện năng lực hoạt động, năng lực hành nghề xây dựng theo quy định của Luật Xây dựng năm 2014;
- Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là thời điểm ký kết hợp đồng hoặc thời điểm cụ thể khác do các bên hợp đồng thoả thuận.
Có thể bạn quan tâm
- Bồi thường thiệt hại do nhà cửa/công trình xây dựng khác gây ra
- Cấp giấy phép hoạt động xây dựng cho nhà thầu nước ngoài
- Xây dựng bảng quảng cáo có phải xin phép cơ quan nhà nước không?
Liên hệ Luật sư
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề: “Hợp đồng xây dựng theo quy định pháp luật hiện hành”. Để sử dụng dịch vụ của chúng tôi mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Hợp đồng xây dựng là hợp đồng dân sự được thoả thuận bằng văn bản giữa bên giao thầu và bên nhận thầu để thực hiện một phần hay toàn bộ công việc trong hoạt động đầu tư xây dựng.
Chủ thể bao gồm bên giao thầu bên nhận thầu:
– Bên giao thầu là chủ đầu tư hoặc đại diện của chủ đầu tư hoặc tổng thầu hoặc nhà thầu chính.
– Bên nhận thầu là tổng thầu hoặc nhà thầu chính khi bên giao thầu là chủ đầu tư; là nhà thầu phụ khi bên giao thầu là tổng thầu hoặc nhà thầu chính. Bên nhận thầu có thể là liên danh các nhà thầu.
– Tự nguyện, bình đẳng, hợp tác, không trái pháp luật và đạo đức xã hội;
– Bảo đảm có đủ vốn để thanh toán theo thỏa thuận của hợp đồng;
– Đã hoàn thành việc lựa chọn nhà thầu và kết thúc quá trình đàm phán hợp đồng;
– Trường hợp bên nhận thầu là liên danh nhà thầu thì phải có thoả thuận liên danh. Các thành viên trong liên danh phải ký tên, đóng dấu (nếu có) vào hợp đồng xây dựng, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.