Hút cần sa bị phạt thế nào?

bởi
Hiện nay, cần sa không còn lạ lẫm gì vói giới trẻ, được cho là một thú vui “tao nhã” trong các cuộc giải trí. Gần như mọi người ai cũng biết là cần sa bị cấm, nhưng vẫn cứ sử dụng. Vậy hút cần (cần sa) bị phạt như thế nào?

LSX xin giới thiệu ý kiến tham khảo

Căn cứ:

  • Bộ luật hình sự
  • Nghị định 167/2013/NĐ-CP
  • Nghị định 73/2018/NĐ-CP
  • Nghị định 136/2016/NĐ-CP

Nội dung tư vấn

Cần sa là một chất ma túy, và hoàn toàn bị cấm sử dụng trong đời sống thông thường theo nghị định 73/2018/NĐ-CP quy định về các chất ma túy và tiền chất

1. Hút cần sẽ bị phạt hành chính

Nếu đã bị cấm sử dụng thì việc sử dụng (hút cần) trong đời sống là hoàn toàn phạm pháp. Tuy nhiên, hiện nay thì hút cần sa không bị xử lý hình sự mà chỉ bị xử phạt hành chính (theo điều 21 nghị định 167/2013/NĐ-CP);

Điều 21. Vi phạm các quy định về phòng, chống và kiểm soát ma túy

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng trái phép chất ma túy.

Ngoài ra thì người hút cần sa nếu bị nghiện thì sẽ bị đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc (nghị định 136/2016/NĐ-CP)

Điều 3. Đối tượng áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc

1. Người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên, có nơi cư trú ổn định, trong thời hạn 02 năm kể từ ngày chấp hành xong quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn do nghiện ma túy hoặc trong thời hạn 01 năm kể từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn do nghiện ma túy mà vẫn còn nghiện.

2. Người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên, có nơi cư trú ổn định, bị chấm dứt thi hành quyết định giáo dục tại xã, phường, thị trấn do nghiện ma túy.

3. Người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên, không có nơi cư trú ổn định

2. Tàng trữ, cất giấu cần sa thì có thể phải đi tù

Tuy nhiên, dù bạn chỉ sử dụng nhưng lại có hành vi tàng trữ cần sa thì vẫn có thể bị xử lý hình sự (theo điều 249 bộ luật hình sự).

Điều 249. Tội tàng trữ trái phép chất ma túy

1. Người nào tàng trữ trái phép chất ma túy mà không nhằm mục đích mua bán, vận chuyển, sản xuất trái phép chất ma túy thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm: 

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này hoặc một trong các tội quy định tại các điều 248, 250, 251 và 252 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; 

Nếu số lượng cần sa tàng trữ quá lớn thì hình phạt có thể lên đến tù chung thân. Còn nếu tàng trữ với số lượng nhỏ và là lần đầu thì chỉ bị xử phạt hành chính (theo điều 21 nghị định 167/2013/NĐ-CP)

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Tàng trữ, vận chuyển hoặc chiếm đoạt chất ma túy trái phép;

Tóm lại, hút cần thì sẽ bị phạt tiền, nhưng cất giấu, chuẩn bị sẵn cần để hút thì có thể bị đi tù. Hút cần thì phê, nhưng ngồi tù thì không phê lắm đâu! Hãy cẩn thận với những cám dỗ và luôn nhớ “vui có chừng, dừng đúng lúc” nhé.

Thông tin liên hệ Luật Sư X

Trên đây là nội dung tư vấn về Hút cần sa bị phạt thế nào? Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan. Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.

Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833.102.102.

Bình chọn bài viết

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm