Khai thác thủy sản bằng tàu cá có bắt buộc phải xin giấy phép không?

bởi Hương Giang
Khai thác thủy sản bằng tàu cá có bắt buộc phải xin giấy phép không

Không ít người khai thác thủy sản bằng tàu cá hiện nay vẫn chưa nẳm rõ các quy định pháp luật liên quan đến vấn đề Giấy phép khai thác thủy sản. Vậy pháp luật quy định như thế nào về Giấy phép khai thác thủy sản? Khai thác thủy sản bằng tàu cá có bắt buộc phải xin giấy phép không? Trình tự thủ tục xin giấy phép khai thác thủy sản như thế nào? Tại bài viết này, Luật sư X sẽ giúp bạn làm sáng tỏ những vấn đề nêu trên, mời bạn cùng theo dõi nhé.

Cơ sở pháp lý

Khai thác thuỷ sản là gì?

Theo khoản 18 Điều 3 Luật Thuỷ sản 2017 thì khai thác thuỷ sản là hoạt động đánh bắt hoặc hoạt động hậu cần đánh bắt nguồn lợi thủy sản.

Khai thác thủy sản bằng tàu cá có bắt buộc phải xin giấy phép không?

Căn cứ khoản 1 và khoản 2 Điều 50 Luật Thủy sản 2017 quy định điều kiện đánh bắt bắt thủy sản ngoài biển như sau:

“Điều 50. Giấy phép khai thác thủy sản

1. Tổ chức, cá nhân khai thác thủy sản bằng tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 06 mét trở lên phải có Giấy phép khai thác thủy sản.

Như vậy, đối chiếu quy định trên, tổ chức, cá nhân khai thác thủy sản bằng tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 06 mét trở lên phải thực hiện thủ tục xin Giấy phép khai thác thủy sản. Đồng thời để được xin giấy phép khai thác thủy sản bạn cần đáp ứng các điều kiện nêu trên.

 Điều kiện cấp Giấy phép khai thác thuỷ sản trên biển

Theo khoản 2 Điều 50 Luật Thuỷ sản 2017 thì cá nhân, tổ chức được cấp Giấy phép khai thác thuỷ sản phải đáp ứng các điều kiện sau:

(1) Trong hạn ngạch Giấy phép khai thác thủy sản, đối với khai thác thủy sản trên biển;

(2) Có nghề khai thác thủy sản không thuộc Danh mục nghề cấm khai thác;

(3) Có Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá, đối với tàu cá phải đăng kiểm;

(4) Tàu cá có trang thiết bị thông tin liên lạc theo quy định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

(5) Có thiết bị giám sát hành trình đối với tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15 mét trở lên theo quy định của Chính phủ;

(6) Có Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá;

(7) Thuyền trưởng, máy trưởng phải có văn bằng, chứng chỉ theo quy định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

(8) Trường hợp cấp lại do giấy phép hết hạn phải đáp ứng điều kiện quy định tại các điểm (2), (3), (4), (5), (6) và (7), đã nộp nhật ký khai thác theo quy định và tàu cá không thuộc danh sách tàu cá khai thác thủy sản bất hợp pháp do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công bố.

Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép khai thác thuỷ sản trên biển

Theo khoản 1 Điều 45 Nghị định 26/2019/NĐ-CP thì hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép khai thác thuỷ sản trên biển bao gồm:

– Đơn đề nghị theo Mẫu số 02.KT Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định 26/2019/NĐ-CP;

– Bản chụp giấy chứng nhận đăng ký tàu cá và giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá đối với loại tàu cá theo quy định phải đăng kiểm;

– Bản chụp văn bằng hoặc chứng chỉ thuyền trưởng, máy trưởng tàu cá đối với loại tàu cá theo quy định phải có văn bằng hoặc chứng chỉ thuyền trưởng, máy trưởng tàu cá.

Thủ tục tiến hành xin cấp Giấy phép khai thác thủy sản?

Khai thác thủy sản bằng tàu cá có bắt buộc phải xin giấy phép không
Khai thác thủy sản bằng tàu cá có bắt buộc phải xin giấy phép không

Trình tự, thủ tục xin cấp giấy phép khai thác thuỷ sản cho tổ chức, cá nhân Việt Nam được Luật Thuỷ sản 2017 và Nghị định 26/2019/NĐ-CP quy định  như sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ gồm

Bạn cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ như chúng tôi đã trình bày ở nội dung trên.

Bước 2: Nộp hồ sơ

– Cơ quan nhận hồ sơ: cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh;

– Hình thức nộp hồ sơ:

+ nộp trực tiếp hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính: các thành phần hồ sơ phải là bản chính hoặc bản sao chứng thực hoặc bản chụp có đóng dấu của cơ sở. Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính kiểm tra thành phần hồ sơ và trả lời ngay khi tổ chức, cá nhân đến nộp hồ sơ;

+ nộp qua môi trường mạng (cơ chế một cửa quốc gia, dịch vụ công trực tuyến, phần mềm điện tử, email, fax): các thành phần hồ sơ phải được scan, chụp từ bản chính. Trong thời hạn không quá 02 ngày làm việc, Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính xem xét tính đầy đủ, nếu hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính thông báo cho tổ chức, cá nhân biết để bổ sung.

– Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

Bước 3: Cấp giấy phép khai thác thủy sản

Trong thời hạn 06 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan thẩm quyền thực hiện cấp, Giấy phép khai thác thủy sản theo Mẫu số 04.KT Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định 26/2019/NĐ-CP;

Trong trường hợp không cấp cơ quan có thẩm quyền trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Trường hợp tàu cá không có giấy phép khai thác thủy sản thì bị xử phạt như thế nào?

Theo điểm a khoản 1 Điều 23 Nghị định 42/2019/NĐ-CP quy định về xử lý vi phạm Giấy phép khai thác thủy sản như sau:

“Điều 23. Vi phạm quy định về Giấy phép khai thác thủy sản

1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:

a) Sử dụng tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 06 mét đến dưới 12 mét khai thác thủy sản trong vùng biển Việt Nam không có Giấy phép khai thác thủy sản hoặc Giấy phép khai thác thủy sản đã hết hạn;

b) Sử dụng tàu cá có chiều dài lớn nhất dưới 15 mét khai thác thủy sản không đúng nghề ghi trong Giấy phép khai thác thủy sản.

2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:

a) Sử dụng tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 12 mét đến dưới 15 mét khai thác thủy sản trong vùng biển Việt Nam không có Giấy phép khai thác thủy sản hoặc Giấy phép khai thác thủy sản đã hết hạn;

b) Sử dụng tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15 mét trở lên khai thác thủy sản không đúng nghề ghi trong Giấy phép khai thác thủy sản.

3. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với trường hợp tái phạm một trong các hành vi vi phạm sau:

a) Sử dụng tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 12 mét đến dưới 15 mét khai thác thủy sản trong vùng biển Việt Nam không có Giấy phép khai thác thủy sản hoặc Giấy phép khai thác thủy sản đã hết hạn trong trường hợp tái phạm;

b) Sử dụng tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15 mét trở lên khai thác thủy sản không đúng nghề ghi trong Giấy phép khai thác thủy sản trong trường hợp tái phạm.

4. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tịch thu thủy sản khai thác đối với hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này;

b) Tịch thu ngư cụ đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này;

c) Tước quyền sử dụng văn bằng, chứng chỉ thuyền trưởng tàu cá từ 06 tháng đến 12 tháng hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.”

Như vậy, trường hợp bạn sử dụng tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 06 mét đến dưới 12 mét khai thác thủy sản trong vùng biển Việt Nam không có Giấy phép khai thác thủy sản thì sẽ bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.

Đồng thời, tịch thu thủy sản khai thác đối với việc không có giấy phép khai thác thủy sản.

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Khai thác thủy sản bằng tàu cá có bắt buộc phải xin giấy phép không?”. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến thanh toán hóa đơn, đăng ký mã số thuế cá nhân cho thuê nhà, … Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp. 

Để được tư vấn cũng như trả lời những thắc mắc của khách hàng trong và ngoài nước thông qua web Luatsux.vn, lsx.vn, web nước ngoài Lsxlawfirm,…

Liên hệ hotline: 0833.102.102.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Câu hỏi thường gặp

Thời hạn của Giấy phép khai thác thủy sản?

Căn cứ tại Khoản 6 Điều 50 Nghị định 26/2019/NĐ-CP quy định như sau:
“Điều 50. Giấy phép khai thác thủy sản
6. Thời hạn của giấy phép khai thác thủy sản được quy định như sau:
a) Thời hạn của giấy phép cấp lần đầu, cấp lại thuộc trường hợp quy định tại điểm c khoản 4 Điều này không quá thời hạn còn lại của hạn ngạch kể từ ngày cấp;
b) Thời hạn của giấy phép được cấp lại thuộc trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 4 Điều này bằng thời hạn còn lại của giấy phép đã được cấp.”

Tàu cá muốn tiến hành đánh bắt có cần xin giấy phép khai thác thủy sản không?

Căn cứ khoản 1 và khoản 2 Điều 50 Luật Thủy sản 2017 quy định điều kiện đánh bắt bắt thủy sản ngoài biển như sau:“Điều 50. Giấy phép khai thác thủy sản
1. Tổ chức, cá nhân khai thác thủy sản bằng tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 06 mét trở lên phải có Giấy phép khai thác thủy sản.
Đối chiếu quy định trên, trường hợp tàu cácó chiều dài lớn nhất 06 mét phải thực hiện thủ tục xin Giấy phép khai thác thủy sản. Đồng thời để được xin giấy phép khai thác thủy sản bạn cần đáp ứng các điều kiện theo quy định.

Giấy phép khai thác thủy sản bao gồm những nội dung gì?

Căn cứ quy định tại khoản 3 Điều 50 Luật Thủy sản 2017 thì giấy phép khai thác thủy sản bao gồm:
“Điều 50. Giấy phép khai thác thủy sản

3. Nội dung chủ yếu của Giấy phép khai thác thủy sản được quy định như sau:
a) Tên tổ chức, cá nhân được cấp phép;
b) Số đăng ký tàu cá; tên tàu, hô hiệu, mã số của Tổ chức Hàng hải quốc tế (nếu có);
c) Nghề, vùng biển hoặc khu vực được phép khai thác;
d) Thời gian hoạt động khai thác của từng nghề;
đ) Sản lượng cho phép khai thác theo loài (nếu có);
e) Cảng cá đăng ký;
g) Thời hạn của giấy phép.”

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm