Khi giết trộm vào nhà có đi tù không theo QĐ của Bộ luật Hình sự

bởi Bảo Nhi
Khi giết trộm vào nhà có đi tù không theo QĐ của Bộ luật Hình sự

Tình hình tội phạm hiện nay đang có mức độ gia tăng đáng kể. Bởi vì điều đó mà chúng ta phải hết sức nâng cao cảnh giác. Khi có kẻ trộm đột nhập vào nhà, đặc biệt là có hung khí được được xem như một tình huống rất nguy hiểm, có thể trở thành những vụ án giết người nghiêm trọng. Chính vì thế việc đối phó với trộm vào nhà là một tình huống không hề dễ với tất cả mọi người không có vũ khí bên cạnh, điều này đòi hỏi cần phải có kĩ năng và có nhiều hiểu biết nhất định về mặt pháp lý mới đảm bảo được an toàn về thân thể cũng như an toàn về góc độ pháp lý. Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Luật sư X để hiểu và nắm rõ được những quy định về “Giết trộm vào nhà có đi tù không” có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.

Căn cứ pháp lý

Khái niệm về trộm tài sản

Điều 168 Bộ Luật Hình Sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 định nghĩa Tội cướp tài sản như sau: “Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản”.

Theo định nghĩa trên thì cấu thành Tội cướp tài sản bao gồm:

Có hành vi dùng vũ lực;

Hoặc có hành vi đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc;

Làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được;

Hậu quả có xảy ra hay không đều không ảnh hưởng đến việc truy cứu trách nhiệm hình sự;

Xâm phạm đến quyền sở hữu của người khác: Nhà nước, tổ chức, công dân,…

Người phạm tội thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý;

Chủ thể thực hiện hành vi là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự

Bộ luật Hình sự phân chia hành vi cướp thành những tội sau: Tội cướp tài sản, tội cướp giật tài sản, tội trộm cắp tài sản

Giết trộm vào nhà có đi tù không?

Khi giết trộm vào nhà có đi tù không theo QĐ của Bộ luật Hình sự

Căn cứ theo quy định tại Điều 24 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2017, năm 2021) quy định gây thiệt hại trong khi bắt giữ người phạm tội như sau: Hành vi của người để bắt giữ người thực hiện hành vi phạm tội mà không còn cách nào khác là buộc phải sử dụng vũ lực cần thiết gây thiệt hại cho người bị bắt giữ thì không phải là tội phạm. Trường hợp gây thiệt hại do sử dụng vũ lực rõ ràng vượt quá mức cần thiết, thì người gây thiệt hại phải chịu trách nhiệm hình sự.

Căn cứ theo Hiến pháp năm 2013 đã quy định rõ ràng tại Điều 20 mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể và sẽ được pháp luật bảo hộ về danh dự, sức khỏe và nhân phẩm; không bị bạo lực, truy bức, tra tấn, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe,… Do vậy, cần lưu ý rằng việc đánh chết kẻ trộm chính là tước đoạt tính mạng của người khác do đó có thể phải chịu trách nhiệm hình sự. Cụ thể, người này có thể phạm tội sau:

– Điều 125 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017, năm 2021) Giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh: 

Người nào giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân đối với người đó hoặc đối với người thân thích của người đó, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

Phạm tội đối với 02 người trở lên, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm.

– Điều 126 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017, năm 2021) Giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội: 

Người nào giết người trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc trong trường hợp vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

Phạm tội đối với 02 người trở lên, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm.

– Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội (Điều 136, Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017, năm 2021):

Tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội, thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:

+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, tỷ lệ tổn thương cơ thể 61 % trở lên.

+ Đối với 02 người trở lên, tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;

Phạm tội gây thương tích, dẫn đến chết người hoặc gây tổn hại sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm.

Do đó, hành vi ăn trộm hành vi vi phạm pháp luật và sẽ chịu sự trừng phạt của pháp luật, tuy nhiên cần lưu ý rằng vì một phút tức giận mà giết người, giải pháp cho tình huống này chủ nhà nên bắt giữ và báo ngay cho các cơ quan có chức năng để có biện pháp xử lý theo quy định của pháp luật.

Cách giải quyết khi trộm vào nhà mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

– Nếu trong trường hợp bạn phát hiện trộm vào nhà mà người đó chỉ đi một mình hoặc đi nhiều người nhưng không mang theo hung khí nguy hiểm (súng, dao, …) thì chúng ta có thể hô hoán người dân xung quanh hoặc dùng các biện pháp tâm lý khác để cho chúng bỏ ý định phạm tội hoặc bỏ trốn, sau đó chúng ta sẽ trình báo cơ quan công an gần nhất.

– Nếu trong trường hợp bạn phát hiện tên trộm đó có hung khí nguy hiểm mà việc chống trả và phòng vệ là cần thiết thì bạn sẽ chỉ thực hiện chống trả khi hành vi phạm tội của tên trộm đã diễn ra hoặc đe doạ việc sẽ diễn ra tức khắc nếu chúng ta không thực hiện các biện pháp phòng vệ. Nhưng cũng phải lưu ý việc chống trả lại chỉ với mục đích bảo vệ bản thân và tài sản chứ không nhằm mục đích nào khác, nếu tên trộm rơi vào tình trạng không thể chống cự hoặc bỏ trốn thì lúc đó chúng ta sẽ dừng hành vi phòng vệ. Tuỳ thuộc vào hoàn cảnh, điều kiện mà người phòng vệ sẽ quyết định dùng biện pháp nào sao cho hợp lý mà không bị vi phạm pháp luật.

Cuối cùng để an toàn trong bối cảnh xã hội biến động như hiện nay thì mỗi người trong chúng ta cần phải tự trang bị cho mình những kiến thức pháp luật để bảo vệ bản thân và gia đình trong những tính huống tương tự.

Mời các bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Luật sư X sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Giết trộm vào nhà có đi tù không” hoặc các dịch vụ khác như là dịch vụ ly hôn nhanh tại tp hcm. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833.102.102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.

Câu hỏi thường gặp

Giết trộm vào nhà thì có được hưởng án treo không?

Theo Điều 65 Bộ luật Hình sự 2015 quy định cụ thể về án treo như sau:
Việc giết trộm vào nhà thì có được hưởng án treo không còn phụ thuộc vào một số điều kiện bao gồm:
– Khi xử phạt tù không quá 03 năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ.
– Tòa án giao người được hưởng án treo cho cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc hoặc chính quyền địa phương nơi người đó cư trú để giám sát.
– Tòa án có thể quyết định áp dụng đối với người được hưởng án treo hình phạt bổ sung.
– Người được hưởng án treo đã chấp hành được một phần hai thời gian thử thách và có nhiều tiến bộ thì theo đề nghị của cơ quan, Tòa án có thể quyết định rút ngắn thời gian thử thách.
– Trong thời gian thử thách, nếu người được hưởng án treo cố ý vi phạm nghĩa vụ theo Luật thi hành án hình sự 02 lần trở lên, thì Tòa án có thể quyết định buộc người đó phải chấp hành hình phạt tù của bản án đã cho hưởng án treo.

Trộm vào nhà có được đánh không?

Khi trộm vào nhà là đang xâm phạm lợi ích của bạn do đó bạn có quyền chống trả. Nhưng phải lưu ý hành động chống trả này phải tương xứng với hành động của tên trộm như đã phân tích ở mục 1
=> Bạn có thể đánh để đuổi tên trộm đi nhưng phải đảm bảo ở mức độ phù hợp (ví dụ hô hoán, dùng chổi, gậy nhỏ… đánh để đuổi tên trộm đi; mục đích là đuổi được tên trộm đi chứ không phải mục đích đánh đến mức gây thương tích), nếu rõ ràng nó vượt quá mục đích chống trả (ví dụ tên trộm đã chạy nhưng bạn vẫn đuổi theo đánh) thì bạn vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu gây thương tích cho tên trộm.

5/5 - (2 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm