Xin chào Luật sư. Tôi tên là Lan 22 tuổi tôi mới được nhận vào và có kí hợp đồng lao động làm tại một xưởng may ở Cần Thơ. Thu nhập mỗi tháng từ tiền công tiền lương của tôi khoảng 11 triệu đồng. Tôi có tìm hiểu thì thì hiện tại có pháp luật có quy định 2 nguyên tắc giảm trừ gia cảnh bản thân và giảm trừ gia cảnh người phụ thuộc. Cho tôi hỏi khi làm thủ tục quyết toán thuế thì tôi có được giảm cả 2 khoản bản thân và người phụ thuộc nếu có người phụ thuộc không? Mong được Luật sư hỗ trợ giải đáp. Tôi xin chân thành cảm ơn.
Xin chào bạn! Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi.
Để giải đáp những thắc mắc trên mời quý bạn đọc cùng Luật Sư X tìm hiểu vấn đề trên qua bài viết “Khi nào được giảm trừ gia cảnh cho bản thân” sau đây.
Căn cứ pháp lý
- Luật Thuế TNCN năm 2007
- Thông tư 111/2013/TT-BTC
- Nghị quyết 954/2020/UBTVQH14
Giảm trừ gia cảnh thuế thu nhập cá nhân là gì?
Giảm trừ gia cảnh là số tiền được trừ vào thu nhập chịu thuế trước khi tính thuế đối với thu nhập từ tiền
lương, tiền công của người nộp thuế là cá nhân cư trú.
Theo Công văn 9188/CTHN-HKDCN năm 2022 về quyết toán thuế thu nhập cá nhân năm 2021
Mức giảm trừ gia cảnh 2022:
– Mức giảm trừ bản thân là 11 triệu đồng/tháng (132 triệu đồng/năm)
– Mức giảm trừ người phụ thuộc là 4,4 triệu đồng/tháng.
Ví dụ: Nhân viên A làm việc tại Công ty Bình Minh nhận được mức lương là tr/tháng.
Mức giảm trừ gia cảnh cho nhân viên A như sau:
– Giảm trừ bản thân là: 11tr.
– Giảm trừ người phụ thuộc là 4,4tr (nếu nhân viên A không đăng ký người phụ thuộc sẽ không được giảm trừ
người phụ thuộc nhé.
Như vậy: Tổng mức giảm trừ gia cảnh cho nhân viên A là: 11 + 4,4 = 15,4tr (Nhân viên A sẽ không phải đóng
thuế TNCN, vì số tiền được giảm trừ lớn hơn thu nhập tính thuế TNCN)
Như tình huống nêu trên thì bạn sẽ được giảm trừ gia cảnh bản thân và giảm trừ gia cảnh người phụ thuộc cùng một lúc.
Nguyên tắc tính giảm trừ gia cảnh bản thân:
Theo Điểm c Khoản 1 Điều 9 Thông tư 111/2013/TT-BTC
– Giảm trừ gia cảnh bản thân người nộp thuế:
+) Người nộp thuế có nhiều nguồn thu nhập từ tiền lương, tiền công thì tại một thời điểm (tính đủ theo tháng)
người nộp thuế lựa chọn tính giảm trừ gia cảnh cho bản thân tại một nơi.
01 hoặc từ tháng đến Việt Nam trong trường hợp cá nhân lần đầu tiên có mặt tại Việt Nam đến tháng kết thúc
hợp đồng lao động và rời Việt Nam trong năm tính thuế (được tính đủ theo tháng).
Ví dụ 1: Ông John là người nước ngoài đến Việt Nam làm việc liên tục từ ngày 01/3/2022.
– Đến ngày 15/11/2022, ông E kết thúc Hợp đồng lao động và về nước.
– Từ ngày 01/3/2022 đến khi về nước ông John có mặt tại Việt Nam trên 183 ngày.
Như vậy, năm 2022, ông John là cá nhân cư trú và được giảm trừ gia cảnh cho bản thân từ tháng 01 đến hết tháng
11 năm 2022.
Ví dụ 2: Bà Anna là người nước ngoài đến Việt Nam lần đầu tiên vào ngày 21/9/2020.
– Ngày 15/6/2022, Bà G kết thúc hợp đồng lao động và rời Việt Nam.
– Trong khoảng thời gian từ ngày 21/9/2020 đến ngày 15/6/2022 Bà G có mặt tại Việt Nam 374 ngày.
Như vậy trong năm tính thuế đầu tiên (từ ngày 21/9/2020 đến ngày 20/9/2022), Bà G được xác định là cá nhân
cư trú của Việt Nam và được giảm trừ gia cảnh cho bản thân từ tháng 9/2020 đến hết tháng 6/2022.
Nghĩa là: Cá nhân nước ngoài phải là cá nhân cư trú thì mới được giảm trừ gia cảnh (Không phải là cá nhân cư
trú thì không được giảm trừ gia cảnh)
+) Trường hợp trong năm tính thuế cá nhân chưa giảm trừ cho bản thân hoặc giảm trừ cho bản thân chưa đủ
12 tháng thì được giảm trừ đủ 12 tháng khi thực hiện quyết toán thuế theo quy định.
Ví dụ:
– Từ tháng 01/2022 đến tháng 4/2022 bà Lan không có thu nhập từ tiền lương, tiền công.
– Từ tháng 5/2022 đến tháng 12/2022 bà Lan có thu nhập từ tiền lương, tiền công do ký hợp đồng lao động trên 03
tháng tại Công ty A.
Như vậy, trong năm 2022 bà Lan được tạm tính giảm trừ gia cảnh cho bản thân từ tháng 5/2022 đến hết tháng
12/2022 (tương ứng với tháng có phát sinh thu nhập). Nếu đến cuối năm bà Lan thực hiện quyết toán thuế thì bà E
được tính giảm trừ cho bản thân đủ 12 tháng.
Mức xử phạt đối với hành vi khai báo sai
Theo quy định tại Khoản 3 Điều 12 Nghị định 125/2020/NĐ-CP
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Khai sai, khai không đầy đủ các chỉ tiêu liên quan đến xác định nghĩa vụ thuế trong hồ sơ thuế;
b) Một trong các hành vi quy định sau đây:
- Khai sai căn cứ tính thuế hoặc số tiền thuế được khấu trừ hoặc xác định sai trường hợp được miễn, giảm, hoàn thuế dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn nhưng các nghiệp vụ kinh tế đã được phản ánh đầy đủ trên hệ thống sổ kế toán, hóa đơn, chứng từ hợp pháp;
- Khai sai làm giảm số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn, số tiền thuế được miễn, giảm không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này nhưng người nộp thuế đã tự giác kê khai bổ sung và nộp đủ số tiền thuế thiếu vào ngân sách nhà nước trước thời điểm cơ quan thuế kết thúc thời hạn thanh tra, kiểm tra thuế tại trụ sở người nộp thuế;
- Khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn đối với giao dịch liên kết nhưng người nộp thuế đã lập hồ sơ xác định giá thị trường hoặc đã lập và gửi cơ quan thuế các phụ lục theo quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết;
Tuy nhiên 03 hành vi này nếu không dẫn đến thiếu số thuế phải nộp, tăng số thuế được miễn, giảm hoặc chưa được hoàn thuế thì không bị xử phạt theo quy định khoản 3 Điều 12 Nghị định này.
- Không ghi chép trong sổ kế toán các khoản thu liên quan đến việc xác định số tiền thuế phải nộp, không khai, khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn, được miễn, giảm thuế, trừ hành vi quy định tại Điều 16 Nghị định này;
- Sử dụng chứng từ không hợp pháp; sử dụng không hợp pháp chứng từ; sử dụng chứng từ, tài liệu không phản ánh đúng bản chất giao dịch hoặc giá trị giao dịch thực tế để xác định sai số tiền thuế phải nộp, số tiền thuế được miễn, giảm, số tiền thuế được hoàn; lập thủ tục, hồ sơ hủy vật tư, hàng hóa không đúng thực tế làm giảm số thuế phải nộp hoặc làm tăng số thuế được hoàn, được miễn, giảm;
02 hành vi này bị phát hiện sau thời hạn nộp hồ sơ khai thuế nhưng không làm giảm số tiền thuế phải nộp hoặc chưa được hoàn thuế, không làm tăng số tiền thuế được miễn, giảm thì bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại khoản 3 Điều 12 Nghị định này.
Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc khai lại và nộp bổ sung các tài liệu trong hồ sơ thuế đối với hành vi điểm a khoản 3 Điều này;
b) Buộc điều chỉnh lại số lỗ, số thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ chuyển kỳ sau (nếu có) đối với hành vi quy định tại khoản 3 Điều này.
Mời bạn xem thêm
- Bao nhiêu tuổi thì hết tuổi đóng bảo hiểm xã hội?
- Chê người khác lùn, béo bị phạt bao nhiêu tiền
- Chia sẻ phim ảnh nhạy cảm trên MXH có bị xử lý hình sự
- Nhổ răng khôn khiến bệnh nhân tử vong sẽ bị xử phạt ra sao?
Thông tin liên hệ LSX
Trên đây là những vấn đề liên quan đến “Khi nào được giảm trừ gia cảnh cho bản thân″. Luật sư X tự hào sẽ là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề cho khách hàng liên quan đến tư vấn pháp lý, thủ tục giấy tờ liên quan đến giải thể doanh nghiệp, đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Việt Nam, tra mã số thuế thu nhập cá nhân, dịch vụ hợp thức hóa lãnh sự, kết hôn với người Hàn Quốc của chúng tôi. Nếu quy khách hàng còn phân vân, hãy đặt câu hỏi cho Luật sư X thông qua số hotline 0833.102.102 chúng tôi sẽ tiếp nhận thông tin và phản hồi nhanh chóng.
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsu
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định hiện hành:
Con đang theo học tại Việt Nam hoặc nước ngoài tại bậc học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề, kể cả con từ 18 tuổi trở lên đang học bậc học phổ thông (tính cả trong thời gian chờ kết quả thi đại học từ tháng 6 đến tháng 9 năm lớp 12) không có thu nhập hoặc có thu nhập bình quân tháng trong năm từ tất cả các nguồn thu nhập không vượt quá 1.000.000 đồng.
Như vậy, một người học xong đại học thì không được tính là đối tượng người phụ thuộc để làm giảm trừ đối với người phụ thuộc bạn nhé.
Theo quy định của Thông tư 111/2013/TT-BTC về điều kiện người phụ thuộc như sau:
“Cá nhân được tính là người phụ thuộc theo hướng dẫn tại các tiết d.2, d.3, d.4, điểm d, khoản 1, Điều này phải đáp ứng các điều kiện sau:
– Đối với người trong độ tuổi lao động phải đáp ứng đồng thời các điều kiện sau:
+ Bị khuyết tật, không có khả năng lao động.
+ Không có thu nhập hoặc có thu nhập bình quân tháng trong năm từ tất cả các nguồn thu nhập không vượt quá 1.000.000 đồng.
– Đối với người ngoài độ tuổi lao động phải không có thu nhập hoặc có thu nhập bình quân tháng trong năm từ tất cả các nguồn thu nhập không vượt quá 1.000.000 đồng”.
Căn cứ các quy định trên, nếu chồng bạn không bị khuyết tật, không bị mất khả năng lao động thì bạn sẽ không đăng ký chồng bạn là người phụ thuộc được nhé.
Theo quy định của Thông tư 111/2013/TT-BTC về người phụ thuộc thì:
“Mỗi người phụ thuộc chỉ được tính giảm trừ một lần vào một người nộp thuế trong năm tính thuế. Trường hợp nhiều người nộp thuế có chung người phụ thuộc phải nuôi dưỡng thì người nộp thuế tự thỏa thuận để đăng ký giảm trừ gia cảnh vào một người nộp thuế”.
Như vậy, nếu bạn đã đăng ký 3 đứa con của bạn là người phụ thuộc của bạn thì chồng bạn sẽ không thể đăng ký 3 đứa con của bạn là người phụ thuộc của chồng bạn nữa.