Khi nào tòa án xét xử kín?

bởi
Công khai xét xử các vụ án là một nguyên tắc xét xử, nhằm tuyên truyền, phổ biến pháp luật, giáo dục răn đe cũng như là một kênh thu hút việc phòng chống tội phạm. Tuy nhiên, không phải bao giờ việc xét xử công khai cũng được thực hiện. Có một số trường hợp, phải xét xử kín? Hãy tham khảo bài viết dưới đây của Luật sư X!

Căn cứ:

  • Hiến pháp 2013
  • Bộ Luật Hình sự 2015
  • Bộ Luật Tố tụng Hình sự 2015

Nội dung tư vấn

1. Xét xử kín là gì? 

Xét xử kín là việc xét xử tại Tòa nhưng không phải tất cả mọi người đều có quyền tham dự phiên tòa đó. Tuy nhiên, sau xét xử, phải công khai bản án cho mọi người được biết. 

Như vậy có thể hiểu, việc xét xử kín sẽ “dấu đi” toàn bộ quá trình xét xử nhưng phải công khai kết quả. 

Thành phần tham gia xét xử kín bảo gồm: Hội đồng xét xử, kiểm sát viên, thư ký phiên tòa, bị cáo, đương sự và những người tham gia tố tụng khác được triệu tập nếu xét thấy cần thiết.

Sẽ khác với những phiên xét xử công khai thông thường, những người không liên quan đến việc xét xử, nhà báo hay người thân của đương sự, bị cáo sẽ không được tham gia phiên xét xử kín này. 

2. Khi nào thì tiến hành xét xử kín? 

Không phải ngẫu nhiên mà pháp luật có quy định về việc xét xử kín trong một số trường hợp. Việc xét xử kín nếu nhằm đảm bảo lợi ích của đương sự, bị cáo hay lợi ích của nhà nước thì việc xét xử kín là rất cần thiết. Cụ thể tại điều 103 Hiến pháp 2013: 

Điều 103.

3. Tòa án nhân dân xét xử công khai. Trong trường hợp đặc biệt cần giữ bí mật nhà nước, thuần phong, mỹ tục của dân tộc, bảo vệ người chưa thành niên hoặc giữ bí mật đời tư theo yêu cầu chính đáng của đương sự, Tòa án nhân dân có thể xét xử kín”.

Đồng ý việc xét xử công hai sẽ có tính giáo dục, răn đe và thu hút lực lượng đấu tranh phòng chống tội phạm công khai. Tuy nhiên, nếu việc xét xử công khai gây ảnh hưởng đến bí mật nhà nước hay bó mật đời tư của đương sự thì việc xét xử kín được đề ra là hợp lý. Đó là quyền của đương sự cũng như là nghĩa vụ của Nhà nước. 

Các trường hợp phải xét xử kín được quy định cụ thể tại Điều 25 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015:

“Tòa án xét xử công khai, mọi người đều có quyền tham dự phiên tòa, trừ trường hợp do Bộ luật này quy định. Trong trường hợp đặc biệt cần giữ bí mật nhà nước, thuần phong mỹ tục của dân tộc, bảo vệ người dưới 18 tuổi hoặc để giữ bí mật đời tư theo yêu cầu chính đáng của đương sự thì Tòa án có thể xét xử kín nhưng phải tuyên án công khai”.

Theo quy định này, có 3 trường hợp Tòa sẽ xét xử kín: 

Thứ nhất, nếu Tòa xét thấy cần giữ bí mật nhà nước, thuần phong mỹ tục. Các vụ án điển hình cho trường hợp xét xử kín này xuất phát từ các vụ án liên quan đến Làm sai quy định nhà nước gây thất thoát ngân sách, tham nhũng,…..Vì nó liên quan đến việc giữ bí mật nhà nước. 

Thứ hai, xét thấy phải bảo vệ lợi ích của người dưới 18 tuổi. Các vụ án điển hình thường là các vụ án về hiếp dâm trẻ em, cưỡng dâm, dâm ô,…. Vì những vụ án này thường ảnh hưởng đến tâm lý của nạn nhân trong giai đoạn chưa phát triển về tinh thần.

Thứ ba, xuất phát từ quyền giữ kín bí mật đời tư của chính đương sự. Trong một số trường hợp, yêu cầu được xét xử kín cũng là căn cứ để Tòa xét xử kín vụ án. 

3. Xét xử kín nhưng bản án phải công khai 

Tuy quá trình xét xử phải kín nhưng mà bản án phải được công khai cho mọi người. Song, bản án cũng thường chỉ được công khai phần quyết định bởi lẽ, việc công bố toàn bộ bản án sẽ trình bày hết các tình tiết vụ án. Điều này sẽ khó bảo vệ được bí mật nhà nước, bí mật đời tư và quyền lợi của người dưới 18 tuổi, trái với nguyên tắc việc xét xử kín. Cụ thể, tại Điều 327 – Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015 đã quy định:

Điều 327. Tuyên án

Chủ tọa phiên tòa hoặc một thành viên khác của Hội đồng xét xử đọc bản án. Trường hợp xét xử kín thì chỉ đọc phần quyết định trong bản án. Sau khi đọc xong có thể giải thích thêm về việc chấp hành bản án và quyền kháng cáo.

Theo đó, phần tuyên án công khai nêu họ tên các bị cáo, tội danh và mức hình phạt cụ thể đối với từng bị cáo.

Hy vọng bài viết có ích cho bạn !

Khuyến nghị

  1. LSX là thương hiệu hàng đầu về dịch vụ luật sư tranh tụng tại Việt Nam
  2. Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay
Bình chọn bài viết

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm