Khi nào xe được phép vượt phải?

bởi Luật Sư X
Khi tham gia giao thông đường bộ thì việc tuân thủ các quy định của Luật giao thông đường bộ là điều bắt buộc đối với người điều khiển phương tiện. Cũng như việc vượt phải xe khác thì cũng phải đảm bảo các điều kiện vượt phải an toàn và chấp hành quy định các trường hợp được vượt phải. Vậy khi nào thì xe được vượt phải và nếu vượt phải trong trường hợp không được phép thì bị xử lý như thế nào?  Bài viết dưới đây sẽ giải đáp vấn đề này cho bạn.

Căn cứ:

  • Luật giao thông đường bộ 2008
  • Nghị định 46/2016/NĐ-CP

Nội dung tư vấn:

1. Khi nào xe được vượt phải ?

Khi người điều khiển phương tiện muốn vượt phải thì trước hết cần phải đảm bảo các điều kiện vượt phải an toàn và chấp hành quy định các trường hợp được vượt phải. Cụ thể Luật giao thông đường bộ 2008 quy định các trường hợp sau người điều khiển phương tiện được phép vượt phải:

Điều 14. Vượt xe

… 4. Khi vượt, các xe phải vượt về bên trái, trừ các trường hợp sau đây thì được phép vượt bên phải:

a) Khi xe phía trước có tín hiệu rẽ trái hoặc đang rẽ trái;

b) Khi xe điện đang chạy giữa đường;

c) Khi xe chuyên dùng đang làm việc trên đường mà không thể vượt bên trái được. …

Theo đó, khi muốn vượt thì các xe phải vượt về bên trái và chỉ được phép vượt phải khi thuộc một trong các trường hợp kể trên. Bên cạnh đó, Luật giao thông đường bộ 2008 cũng quy định các trường hợp người điều khiển phương tiện không được phép vượt xe phía trước, cụ thể như sau:

Điều 14. Vượt xe

… 5. Không được vượt xe khi có một trong các trường hợp sau đây:

a) Không bảo đảm các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều này;

b) Trên cầu hẹp có một làn xe;

c) Đường vòng, đầu dốc và các vị trí có tầm nhìn hạn chế;

d) Nơi đường giao nhau, đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt;

đ) Khi điều kiện thời tiết hoặc đường không bảo đảm an toàn cho việc vượt;

e) Xe được quyền ưu tiên đang phát tín hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ. …

2. Vượt phải xe khác khi không được phép bị xử phạt như thế nào?

Xử lý hành chính

Thông thường, trong trường hợp người điều khiển phương tiện không tuân thủ các quy định của Luật giao thông đường bộ khi vượt phải xe khác thì người đó sẽ bị xử lý hành chính, cụ thể mức phạt được quy định tại Nghị định 46/2016/NĐ-CP như sau:

Điều 5. Xử phạt người điều khiển, người được chở trên xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

… 6. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

… b) Vượt trong các trường hợp cấm vượt; không có báo hiệu trước khi vượt; vượt bên phải xe khác trong trường hợp không được phép, trừ trường hợp tại đoạn đường có nhiều làn đường cho xe đi cùng chiều được phân biệt bằng vạch kẻ phân làn đường mà xe chạy trên làn đường bên phải chạy nhanh hơn xe đang chạy trên làn đường bên trái;

… Điều 6. Xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

… 4. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

… h) Vượt bên phải trong các trường hợp không được phép;

Theo quy định trên thì mức phạt mà người điều khiển phương tiện phải chịu khi vượt phải không đúng quy định :

  • Đối với ô tô: phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng và có thể bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 – 03 tháng
  • Đối với mô tô, xe gắn máy: phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng

Xử lý hình sự

Trong trường hợp người điều khiển phương tiện vượt phải xe khác không đảm bảo điều kiện an toàn cũng như không đúng quy định pháp luật mà gây tai nạn có đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì người đó có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ quy định tại Điều 260 Bộ luật hình sự 2015:

Điều 260. Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ

1. Người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a) Làm chết người;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;

d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

Theo đó tùy thuộc vào mức độ, hậu quả mà hành vi vượt phải trong trường hợp không được phép gây ra thì người điều khiển phương tiện có thể bị phạt tiền tù 30.000.000 – 100.000.000 đồng hoặc bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc nặng hơn có thể bị phạt tù đến 05 năm

Hy vọng bài viết có ích cho bạn. 

Thông tin liên hệ Luật Sư X

Trên đây là nội dung tư vấn về Khi nào xe được phép vượt phải? Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan. Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.

Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833.102.102.
Bình chọn bài viết

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm