Không có ngày, tháng sinh có làm được CCCD gắn chip không?

bởi MinhThu
Không có ngày, tháng sinh có làm được CCCD gắn chip không?

Từ năm 2016, Luật Căn cước công dân 2014 có hiệu lực. Theo đó, Thẻ căn cước công dân dần thay thế cho CMND. Theo dự kiến, tháng 7/2021 tới đây, Bộ Công an đặt mục tiêu cấp 50 triệu thẻ CCCD gắn chip. Thực hiện mục tiêu trên, nhiều ngày qua, lực lượng công an một số tỉnh; thành liên tục tăng giờ làm; thậm chí trực ca đêm để làm thủ tục cấp CCCD. Theo thông tin mới nhất, căn cước công dân gắn chip có tích hợp nhiều thông tin; nhiều giấy tờ như bằng lái xe; bảo hiểm y tế; bảo hiểm xã hội… Vì vậy thông tin trên CCCD gắn chip là rất quan trọng? Rất nhiều công dân có câu hỏi đặt ra là: Nếu không rõ ngày, tháng sinh thì có làm được CCCD gắn chip hay không? Nếu làm được thì cần phải có những giấy tờ gì?

Hãy cùng Phòng tư vấn pháp luật hành chính của Luật sư X tìm hiểu nhé!

Căn cứ pháp luật

  • Luật Căn cước công dân 2014
  • Thông tư 04/2020/TT-BTP
  • Thông tư 40/2019/TT-BCA

Nội dung tư vấn

Căn cước công dân (CCCD) gắn chip là gì?

Thẻ CCCD gắn chip là một loại giấy tờ tùy thân của công dân Việt Nam. Có thể đóng vai trò thiết bị nhận diện; xác thực danh tính; và chìa khóa truy cập thông tin công dân trong hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia. Nó có giá trị chứng minh về căn cước công dân; và cho phép người dùng tiếp cận nhiều dịch vụ vốn đòi hỏi hàng loạt giấy tờ khác nhau.

Ai phải đi đổi sang thẻ CCCD gắn chip?

Những người chưa có chứng minh nhân dân (CMND) hoặc CCCD.

Những người có CMND hoặc CCCD bị mất, hỏng.

Công dân cần đổi mới các thông tin, nhận dạng cá nhân trên căn cước.

Công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi – do đến hạn đổi (theo khoản 1 Điều 21 Luật Căn cước công dân 2014).

Xem thêm: Có bắt buộc phải làm thẻ Căn cước công dân hay không?

Trường hợp công dân không có thông tin về ngày, tháng sinh thì có làm thẻ CCCD gắn chip được không?

Theo Điều 18 Luật Căn cước công dân 2014, mặt trước thẻ CCCD có thông tin ngày, tháng, năm sinh của công dân.Vì vậy, trường hợp công dân chỉ có thông tin năm sinh thì phải bổ sung ngày, tháng sinh để làm thủ tục cấp CCCD gắn chip. Như vây nếu công dân không nhớ rõ ngày tháng sinh của mình thì vẫn làm được CCCD gắn chip, nhưng khi đi làm phải có những điều kiện sau:

Có giấy tờ hợp lệ thể hiện thông tin ngày, tháng sinh

Trường hợp Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư chưa đi vào vận hành thì yêu cầu công dân xuất trình số hộ khẩu. Trường hợp thông tin trên số hộ khẩu chưa đầy đủ hoặc không thống nhất với thông tin công dân khai trên Tờ khai CCCD thì yêu cầu công dân xuất trình Giấy khai sinh, Chứng minh nhân dân cũ hoặc các giấy tờ hợp pháp khác về những thông tin cần ghi trong Tờ khai CCCD;

Trường hợp công dân làm thủ tục cấp thẻ CCCD tại cơ quan quản lý CCCD cấp huyện cần điều chỉnh những thay đổi trong số hộ khẩu mà việc điều chỉnh này thuộc thẩm quyền của Công an cấp huyện và công dân xuất trình đầy đủ giấy tờ hợp lệ theo quy định của pháp luật về cư trú thì tiếp nhận hồ sơ điều chỉnh những thay đổi trong số hộ khẩu của công dân đồng thời với việc tiếp nhận hồ sơ cấp thẻ Căn cước công dân.

Cán bộ tiếp nhận chuyển hồ sơ điều chỉnh những thay đổi trong số hộ khẩu của công dân cho bộ phận đăng ký, quản lý cư trú để thực hiện điều chỉnh cho công dân theo quy định. Sau khi điều chỉnh xong thì bộ phận đăng ký, quản lý cư trú chuyển lại Sổ hộ khẩu đã được điều chỉnh cho bộ phận tiếp nhận hồ sơ cấp thẻ CCCD.

Xem thêm:Trang điểm đậm khi chụp CCCD gắn chịp có được không?

Trường hợp công dân không có giấy tờ hợp lệ về ngày, tháng sinh

Trường hợp công dân không có giấy tờ hợp lệ về ngày, tháng sinh, thì đến UBND cấp xã nơi làm thủ tục đăng ký khai sinh lần đầu hoặc UBND cấp xã nơi đăng ký thường trú để làm thủ tục bổ sung ngày, tháng sinh vào giấy khai sinh, sau đó làm thủ tục cấp CCCD gắn chíp theo quy định.

Tại Điều 18 Thông tư 04/2020/TT-BTP quy định: Giấy tờ hộ tịch được cấp hợp lệ kể từ ngày 01/01/2016 mà thông tin hộ tịch còn thiếu thì được bổ sung, nếu có giấy tờ, tài liệu do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp hợp lệ chứng minh.

Trường hợp cá nhân đã được đăng ký khai sinh trước ngày 01/01/2016 nhưng Giấy khai sinh, Sổ đăng ký khai sinh không ghi ngày, tháng sinh thì được bổ sung ngày, tháng sinh theo Giấy chứng sinh hoặc văn bản xác nhận của cơ sở y tế nơi cá nhân sinh ra.

Trường hợp không có Giấy chứng sinh, không có văn bản xác nhận của cơ sở y tế thì ngày, tháng sinh được xác định như sau:

(1) Đối với người có hồ sơ, giấy tờ cá nhân ghi thống nhất về ngày, tháng sinh, thì xác định theo ngày, tháng sinh đó.

Trường hợp ngày, tháng sinh trong hồ sơ, giấy tờ cá nhân không thống nhất thì xác định theo ngày, tháng sinh trong hồ sơ, giấy tờ được cấp hoặc xác nhận hợp lệ đầu tiên.

(2) Đối với người không có hồ sơ, giấy tờ cá nhân hoặc hồ sơ, giấy tờ cá nhân không có ngày, tháng sinh thì cho phép người yêu cầu cam đoan về ngày, tháng sinh theo quy định tại Điều 5 Thông tư 04/2020/TT-BTP.

(3) Trường hợp không xác định được ngày, tháng sinh theo hướng dẫn tại mục (1), (2), thì ngày, tháng sinh là ngày 01/01 của năm sinh; trường hợp xác định được tháng sinh nhưng không xác định được ngày sinh thì ngày sinh là ngày 01 của tháng sinh.

Hi vọng rằng nội dung Luật sư tư vấn sẽ giúp ích được cho bạn đọc. Hãy liên hệ khi có nhu cầu sử dụng dịch vụ hành chính: 0833 102 102

Câu hỏi thường gặp

[sc_fs_multi_faq headline-0=”h2″ question-0=”Ảnh làm Căn cước công dân xấu yêu cầu chụp lại được không?” answer-0=”Theo Điều 5 Thông tư 11/2016/TT-BCA, cán bộ làm công tác cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân; sau khi thu nhận vân tay và chụp ảnh chân dung của công dân; cán bộ chịu trách nhiệm thu nhận thông tin phải in Phiếu thu nhận thông tin Căn cước công dân; chuyển cho công dân kiểm tra, ký, ghi rõ họ tên; và cán bộ thu nhận thông tin kiểm tra, ký, ghi rõ họ tên. Như vậy, theo quy trình này, công dân có quyền kiểm tra; và ký xác nhận về vân tay; ảnh của mình… trên Phiếu thu nhận thông tin Căn cước công dân. Đây chính là cơ hội để người dân thỏa thuận với cán bộ tiếp dân; xin chụp lại ảnh nếu cảm thấy không ưng ý. Tuy nhiên, quyền cho phép chụp lại hay không phụ thuộc vào cán bộ làm thủ tục. Chỉ trường hợp ảnh thẻ không rõ mặt (nháy mắt, nghiêng đầu); không rõ hai tai; hoặc tác phong không lịch sự thì công dân có quyền không xác nhận vào Phiếu thu nhận thông tin CCCD; và yêu cầu được chụp lại ảnh. Lúc này, cán bộ chịu trách nhiệm thu nhận thông tin phải tiến hành chụp ảnh lại; để ảnh đáp ứng đúng quy định tại Thông tư 07/2016/TT-BCA. ” image-0=”” headline-1=”h2″ question-1=”Bị mất CCCD gắn chip có sao không?” answer-1=”Theo Bộ công an, mức độ bảo mật của chip rất cao; chỉ có chủ sở hữu thẻ mới sử dụng được. Do đó, nếu không may bị mất cũng không ảnh hưởng gì; vì người giả mạo sẽ không thực hiện được giao dịch.” image-1=”” headline-2=”h2″ question-2=”Trường hợp thay đổi thông tin như địa chỉ, nhận diện, tôn giáo… thì cần mang theo những gì khi đi làm CCCD gắn chip?” answer-2=”Trường hợp thông tin công dân thay đổi; chưa được cập nhật vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì cần xuất trình các giấy tờ hợp pháp về những thông tin đã thay đổi.” image-2=”” count=”3″ html=”true” css_class=””]

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm